Thông báo của Không quân Mỹ cho biết, vụ phóng được thực hiện tại bãi phóng ở căn cứ Không quân Vandenberg, bang California."Vụ phóng đã được lên kế hoạch từ trước và không phải là phản ứng với bất kỳ sự kiện nào và nó không liên quan gì đến việc Nga vừa thử thành công hệ thống phòng thủ A-235 Nudol", Không quân Mỹ cho biết trong một thông báo."Đợt thử nghiệm nhằm đánh giá độ chính xác và tin cậy của hệ thống ICBM, mang lại nhiều dữ liệu quý giá để bảo đảm năng lực răn đe hạt nhân an toàn và hiệu quả", nguồn tin cho biết thêm.Quả đạn Minuteman III trong đợt phóng trên mang theo một phương tiện hồi quyển. Nó rơi xuống khu vực mục tiêu ở quần đảo Marshall trên Thái Bình Dương, cách căn cứ Vandenberg hơn 6.700 km."Vụ phóng thử mới nhất của ICBM Minuteman III đã chứng minh năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ là rất tin cậy và hiệu quả trong việc ngăn chặn các mối đe dọa và trấn an các đồng minh của Mỹ về các mối đe dọa từ đối thủ", Tướng Charles Q. Brown, Jr thuộc Không quân Mỹ tuyên bố.Trước khi Mỹ phóng Minuteman III đúng 1 ngày, lực lượng phòng thủ Nga đã thử thành công hệ thống chống tên lửa đạn đạo. "Đơn vị phòng thủ tên lửa thuộc Không quân Vũ trụ Nga đã thực hiện thành công vụ phóng thử tiếp theo của mẫu đạn mới của tổ hợp A-235 - vũ khí nằm trong Hệ thống Phòng thủ Tên lửa (ABM) tại thao trường Sary-Shagan ở Kazakhstan", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.Được biết, A-235 của Nga được thiết kế với nhiều phiên bản. Phiên bản tầm xa sử dụng tên lửa 51T6 có tầm bắn 1.500 km và trần bay 800 km, phiên bản tầm trung dùng tên lửa 58R6 nâng cấp với tầm bắn 1.000 km và trần bay 120 km.Trong khi phiên bản tầm ngắn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 350 km và trần bay 50 km. Đặc biệt, ở phiên bản tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân, hai biến thể còn lại sử dụng đầu đạn động năng.Giới quân sự Nga khẳng định, với khả năng của tổ hợp đánh chặn này, việc đối phó với những tên lửa ICBM như Minuteman III hoàn toàn nằm trong khả năng của phòng thủ Nga.
Thông báo của Không quân Mỹ cho biết, vụ phóng được thực hiện tại bãi phóng ở căn cứ Không quân Vandenberg, bang California.
"Vụ phóng đã được lên kế hoạch từ trước và không phải là phản ứng với bất kỳ sự kiện nào và nó không liên quan gì đến việc Nga vừa thử thành công hệ thống phòng thủ A-235 Nudol", Không quân Mỹ cho biết trong một thông báo.
"Đợt thử nghiệm nhằm đánh giá độ chính xác và tin cậy của hệ thống ICBM, mang lại nhiều dữ liệu quý giá để bảo đảm năng lực răn đe hạt nhân an toàn và hiệu quả", nguồn tin cho biết thêm.
Quả đạn Minuteman III trong đợt phóng trên mang theo một phương tiện hồi quyển. Nó rơi xuống khu vực mục tiêu ở quần đảo Marshall trên Thái Bình Dương, cách căn cứ Vandenberg hơn 6.700 km.
"Vụ phóng thử mới nhất của ICBM Minuteman III đã chứng minh năng lực răn đe hạt nhân của Mỹ là rất tin cậy và hiệu quả trong việc ngăn chặn các mối đe dọa và trấn an các đồng minh của Mỹ về các mối đe dọa từ đối thủ", Tướng Charles Q. Brown, Jr thuộc Không quân Mỹ tuyên bố.
Trước khi Mỹ phóng Minuteman III đúng 1 ngày, lực lượng phòng thủ Nga đã thử thành công hệ thống chống tên lửa đạn đạo. "Đơn vị phòng thủ tên lửa thuộc Không quân Vũ trụ Nga đã thực hiện thành công vụ phóng thử tiếp theo của mẫu đạn mới của tổ hợp A-235 - vũ khí nằm trong Hệ thống Phòng thủ Tên lửa (ABM) tại thao trường Sary-Shagan ở Kazakhstan", Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Được biết, A-235 của Nga được thiết kế với nhiều phiên bản. Phiên bản tầm xa sử dụng tên lửa 51T6 có tầm bắn 1.500 km và trần bay 800 km, phiên bản tầm trung dùng tên lửa 58R6 nâng cấp với tầm bắn 1.000 km và trần bay 120 km.
Trong khi phiên bản tầm ngắn có thể diệt mục tiêu ở khoảng cách 350 km và trần bay 50 km. Đặc biệt, ở phiên bản tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân, hai biến thể còn lại sử dụng đầu đạn động năng.
Giới quân sự Nga khẳng định, với khả năng của tổ hợp đánh chặn này, việc đối phó với những tên lửa ICBM như Minuteman III hoàn toàn nằm trong khả năng của phòng thủ Nga.