Tiêm kích đa năng Su-30MKI chính là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ (IAF) vào thời điểm hiện tại với quy mô phi đội lên tới 272 chiếc, nhiều hơn cả số lượng Su-30 các phiên bản đang phục vụ trong quân đội Nga.Su-30MKI hiện đang được tổ hợp chế tạo hàng không HAL của Ấn Độ lắp ráp trong nước theo giấy phép của Nga, tính năng của chiến đấu cơ Su-30MKI được đánh giá là vượt trội mọi tiêm kích mà New Delhi đang sở hữuSức mạnh của tiêm kích Su-30MKI nằm ở radar mảng pha quét thụ động N011M BARS có tầm trinh sát tối đa 400 km, cho khả năng tấn công máy bay đối phương từ cự ly rất xaBên cạnh đó động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP kết hợp cùng cặp cánh mũi khiến cho tính năng thao diễn của Su-30MKI cực cao, mang lại lợi thế lớn trong không chiến quần vòng cự ly gầnTải trọng vũ khí mà Su-30MKI mang được lên tới 8 tấn, đặc biệt một số chiếc còn được gia cố khung thân để triển khai tên lửa hành trình chống hạm BrahMos-A - phiên bản phóng từ trên khôngTưởng như vị thế của Su-30MKI đối với Không quân Ấn Độ là khó lòng suy chuyển nhưng thật bất ngờ khi New Delhi đã từ chối mua thêm dòng chiến đấu cơ này để lựa chọn Rafale của PhápHành động trên của phía Ấn Độ khiến Nga không bằng lòng, tuy nhiên New Delhi đã đưa ra một số lý do rất thuyết phục sau khi đánh giá chi tiết hai loại tiêm kích trênVấn đề đầu tiên được Ấn Độ nhắc tới là độ tin cậy của Su-30MKI không cao, không thể hoạt động đầy đủ trong cuộc chiến tranh cường độ lớn, đây là bất lợi khó chấp nhậnNew Delhi cho rằng bất chấp thông số quảng cáo là một tiêm kích hạng nặng nhưng thực tế rằng tầm bay chiến đấu của Su-30MKI chỉ là 400 - 550 km, trong khi ở tiêm kích Rafale của Pháp, con số này là 750 - 1.000 kmThời báo kinh tế Ấn Độ nhấn mạnh rằng các máy bay chiến đấu của Nga chỉ có thể bay 3 giờ một ngày, trong khi đó chiếc Rafale của Pháp có thể thực hiện tới 5 giờ hàng ngày mà không cần bảo trì đặc biệtChi phí trên mỗi giờ bay của Su-30MKI lên tới hơn 45.000 USD, cao gấp rưỡi so với chiếc Rafale, chưa kể động cơ của Su-30MKI rất hay gặp trục trặc, thể hiện qua số lượng tiêm kích loại này bị rơi đã khá nhiềuĐiểm yếu nữa của Su-30MKI đó là nó vẫn chỉ sử dụng radar mảng pha quét thụ động lạc hậu hơn cả một thế hệ so với loại quét chủ động tiên tiến lắp cho RafaleDiện tích phản xạ radar rất lớn của Su-30MKI khiến nó dễ bị tiêm kích đối phương "thấy trước, bắn trước" trong các cuộc không chiến tầm xa khi đối đầu chiến đấu cơ hạng nhẹ của phương TâyTải trọng vũ khí của Su-30MKI chỉ ở mức 8.000 kg cũng bị đánh giá là quá ít ỏi khi đặt cạnh Rafale, chiếc tiêm kích Pháp có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều nhưng vẫn nạp được tới 9.600 kg bom đạnCho đến thời điểm này vẫn không có bình luận chính thức nào được đưa ra từ đại diện Nga liên quan đến phàn nàn của Ấn Độ, nhưng các chuyên gia tin rằng trong tương lai gần, New Delhi cũng sẽ từ chối mua MiG-35
Tiêm kích đa năng Su-30MKI chính là chiến đấu cơ chủ lực của Không quân Ấn Độ (IAF) vào thời điểm hiện tại với quy mô phi đội lên tới 272 chiếc, nhiều hơn cả số lượng Su-30 các phiên bản đang phục vụ trong quân đội Nga.
Su-30MKI hiện đang được tổ hợp chế tạo hàng không HAL của Ấn Độ lắp ráp trong nước theo giấy phép của Nga, tính năng của chiến đấu cơ Su-30MKI được đánh giá là vượt trội mọi tiêm kích mà New Delhi đang sở hữu
Sức mạnh của tiêm kích Su-30MKI nằm ở radar mảng pha quét thụ động N011M BARS có tầm trinh sát tối đa 400 km, cho khả năng tấn công máy bay đối phương từ cự ly rất xa
Bên cạnh đó động cơ kiểm soát vector lực đẩy 2 chiều (2D TVC) AL-31FP kết hợp cùng cặp cánh mũi khiến cho tính năng thao diễn của Su-30MKI cực cao, mang lại lợi thế lớn trong không chiến quần vòng cự ly gần
Tải trọng vũ khí mà Su-30MKI mang được lên tới 8 tấn, đặc biệt một số chiếc còn được gia cố khung thân để triển khai tên lửa hành trình chống hạm BrahMos-A - phiên bản phóng từ trên không
Tưởng như vị thế của Su-30MKI đối với Không quân Ấn Độ là khó lòng suy chuyển nhưng thật bất ngờ khi New Delhi đã từ chối mua thêm dòng chiến đấu cơ này để lựa chọn Rafale của Pháp
Hành động trên của phía Ấn Độ khiến Nga không bằng lòng, tuy nhiên New Delhi đã đưa ra một số lý do rất thuyết phục sau khi đánh giá chi tiết hai loại tiêm kích trên
Vấn đề đầu tiên được Ấn Độ nhắc tới là độ tin cậy của Su-30MKI không cao, không thể hoạt động đầy đủ trong cuộc chiến tranh cường độ lớn, đây là bất lợi khó chấp nhận
New Delhi cho rằng bất chấp thông số quảng cáo là một tiêm kích hạng nặng nhưng thực tế rằng tầm bay chiến đấu của Su-30MKI chỉ là 400 - 550 km, trong khi ở tiêm kích Rafale của Pháp, con số này là 750 - 1.000 km
Thời báo kinh tế Ấn Độ nhấn mạnh rằng các máy bay chiến đấu của Nga chỉ có thể bay 3 giờ một ngày, trong khi đó chiếc Rafale của Pháp có thể thực hiện tới 5 giờ hàng ngày mà không cần bảo trì đặc biệt
Chi phí trên mỗi giờ bay của Su-30MKI lên tới hơn 45.000 USD, cao gấp rưỡi so với chiếc Rafale, chưa kể động cơ của Su-30MKI rất hay gặp trục trặc, thể hiện qua số lượng tiêm kích loại này bị rơi đã khá nhiều
Điểm yếu nữa của Su-30MKI đó là nó vẫn chỉ sử dụng radar mảng pha quét thụ động lạc hậu hơn cả một thế hệ so với loại quét chủ động tiên tiến lắp cho Rafale
Diện tích phản xạ radar rất lớn của Su-30MKI khiến nó dễ bị tiêm kích đối phương "thấy trước, bắn trước" trong các cuộc không chiến tầm xa khi đối đầu chiến đấu cơ hạng nhẹ của phương Tây
Tải trọng vũ khí của Su-30MKI chỉ ở mức 8.000 kg cũng bị đánh giá là quá ít ỏi khi đặt cạnh Rafale, chiếc tiêm kích Pháp có kích thước nhỏ gọn hơn nhiều nhưng vẫn nạp được tới 9.600 kg bom đạn
Cho đến thời điểm này vẫn không có bình luận chính thức nào được đưa ra từ đại diện Nga liên quan đến phàn nàn của Ấn Độ, nhưng các chuyên gia tin rằng trong tương lai gần, New Delhi cũng sẽ từ chối mua MiG-35