Chi phí thấp, dễ sản xuất, có thể tự chế ngay trên chiến trường chính là đặc điểm ăn tiền nhất của thứ vũ khí chống tăng cực kỳ phổ biến trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Chosun. Chai cháy, bom xăng được sử dụng rộng rãi lần đầu tiên bởi quân đội Phần Lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần Lan lần thứ nhất năm 1939-1940 (hay còn gọi là chiến tranh mùa đông). Cũng chính trong cuộc chiến này, binh lính Phần Lan đã chế diễu phía Liên Xô bằng cách gọi quả bom xăng này là Molotov-tên của vì tên của ông Dân ủy Ngoại giao Liên Xô thời ấy là Vyacheslav Mikhailovich Molotov. Nguồn ảnh: Chosun.Có chi phí chế tạo rẻ chưa từng thấy, loại bom xăng Molotov này cực kỳ được các đội quân có trang bị chống tăng yếu ớt như Phần Lan lựa chọn. Khi được chế tạo trong nhà máy, bom xăng sẽ bao gồm một chai thủy tinh chứa hợp chất dầu và xăng kèm theo một que đóm cháy chậm quấn phía bên ngoài, trước khi ném đi người lính sẽ đốt que đóm bên ngoài chai thủy tinh, chai thủy tinh đập vào mục tiêu sẽ vỡ vụn, hỗn hợp xăng và dầu sẽ bắt lửa từ que đóm và bùng cháy. Nguồn ảnh: Chosun.Tuy nhiên, binh lính cũng có thể chế tạo loại bom xăng này ngoài chiến trường một cách dễ dàng bằng cách đổ xăng vào nửa chai thủy tinh, bịt đầu chai lại bằng giẻ lau hoặc vải vụn, trước khi ném đi binh lính sẽ châm lửa cháy đống vải mồi này để xăng bên trong bình bắt lửa khi đập vào mục tiêu. Nguồn ảnh: Chosun.Một mẫu chai cháy Molotov "tiêu chuẩn" được sản xuất trong nhà máy với que đóm bên ngoài chai, không cần sử dụng vải vụn bịt phía đầu nắp chai. Nguồn ảnh: Chosun.Loại vũ khí rẻ tiền này cực kỳ hiệu quả khi được sử dụng để chống xe tăng, khi lửa bám vào thành xe tăng và gây cháy, do đặc tính dẫn nhiệt rất nhanh của các thành phần kim loại trong xe tăng, nhiệt sẽ nhanh chóng lan ra một khu vực rộng, làm hỏng hệ thống điện hoặc khiến xe tăng bị bó máy do các chi tiết bị nóng lên và dãn nở không đồng đều khiến chiếc xe tăng đó trở thành vô dụng, không hoạt động được nữa. Nguồn ảnh: Chosun.Mặc dù vậy, bom xăng Molotov không phải là không có điểm yếu, điểm yếu lớn nhất của loại vũ khí này đó là khó tác chiến vào ban đêm vì khi người lính châm lửa đốt chai xăng anh ta sẽ bị lộ vị trí giữa đêm tối do ánh lửa phát ra. Nguồn ảnh: Chosun.Điểm yếu thứ hai đó là tầm hoạt động quá gần, người lính phải áp sát vào xe tăng đối phương trước khi ra tay. Nếu đối phương tiến quân theo đội hình tiêu chuẩn với bộ binh tùng thiết dày đặc thì việc áp sát là điều tương đối bất khả thi. Nguồn ảnh: Chosun.Mặc dù vậy, do quân đội các nước tham chiến trong giai đoạn đầu CTTG 2 ở mặt trận châu Âu quá thiếu thốn các loại vũ khí chống tăng cá nhân nên chai cháy là một trong những thứ vũ khí chống tăng được sử dụng nhiều nhất bởi tất cả các bên. Nguồn ảnh: Gettyimg.Các nhiên liệu để "lắp ráp" thành bom xăng được tìm thấy rất dễ dàng trên chiến trường, xăng luôn có sẵn để dành cho các loại phương tiện cơ giới, chai thủy tinh có thể tận dụng lại các bình truyền máu, bình truyền huyết tương hoặc sử dụng luôn vỏ chai... Cocacola hoặc vỏ chai rượu, vải vụn còn dễ kiếm hơn nữa. Nguồn ảnh: WWII.Chính vì vậy, tuy có hơi "lích kích" và nguy cơ bị đối phương bắn hạ khi sử dụng là rất cao, tuy nhiên đây lại là một trong những loại vũ khí được tất cả các bên tham gia CTTG 2 sử dụng nhiều nhất. Nguồn ảnh: Reddit.
Chi phí thấp, dễ sản xuất, có thể tự chế ngay trên chiến trường chính là đặc điểm ăn tiền nhất của thứ vũ khí chống tăng cực kỳ phổ biến trong CTTG 2. Nguồn ảnh: Chosun.
Chai cháy, bom xăng được sử dụng rộng rãi lần đầu tiên bởi quân đội Phần Lan trong cuộc chiến tranh Liên Xô-Phần Lan lần thứ nhất năm 1939-1940 (hay còn gọi là chiến tranh mùa đông). Cũng chính trong cuộc chiến này, binh lính Phần Lan đã chế diễu phía Liên Xô bằng cách gọi quả bom xăng này là Molotov-tên của vì tên của ông Dân ủy Ngoại giao Liên Xô thời ấy là Vyacheslav Mikhailovich Molotov. Nguồn ảnh: Chosun.
Có chi phí chế tạo rẻ chưa từng thấy, loại bom xăng Molotov này cực kỳ được các đội quân có trang bị chống tăng yếu ớt như Phần Lan lựa chọn. Khi được chế tạo trong nhà máy, bom xăng sẽ bao gồm một chai thủy tinh chứa hợp chất dầu và xăng kèm theo một que đóm cháy chậm quấn phía bên ngoài, trước khi ném đi người lính sẽ đốt que đóm bên ngoài chai thủy tinh, chai thủy tinh đập vào mục tiêu sẽ vỡ vụn, hỗn hợp xăng và dầu sẽ bắt lửa từ que đóm và bùng cháy. Nguồn ảnh: Chosun.
Tuy nhiên, binh lính cũng có thể chế tạo loại bom xăng này ngoài chiến trường một cách dễ dàng bằng cách đổ xăng vào nửa chai thủy tinh, bịt đầu chai lại bằng giẻ lau hoặc vải vụn, trước khi ném đi binh lính sẽ châm lửa cháy đống vải mồi này để xăng bên trong bình bắt lửa khi đập vào mục tiêu. Nguồn ảnh: Chosun.
Một mẫu chai cháy Molotov "tiêu chuẩn" được sản xuất trong nhà máy với que đóm bên ngoài chai, không cần sử dụng vải vụn bịt phía đầu nắp chai. Nguồn ảnh: Chosun.
Loại vũ khí rẻ tiền này cực kỳ hiệu quả khi được sử dụng để chống xe tăng, khi lửa bám vào thành xe tăng và gây cháy, do đặc tính dẫn nhiệt rất nhanh của các thành phần kim loại trong xe tăng, nhiệt sẽ nhanh chóng lan ra một khu vực rộng, làm hỏng hệ thống điện hoặc khiến xe tăng bị bó máy do các chi tiết bị nóng lên và dãn nở không đồng đều khiến chiếc xe tăng đó trở thành vô dụng, không hoạt động được nữa. Nguồn ảnh: Chosun.
Mặc dù vậy, bom xăng Molotov không phải là không có điểm yếu, điểm yếu lớn nhất của loại vũ khí này đó là khó tác chiến vào ban đêm vì khi người lính châm lửa đốt chai xăng anh ta sẽ bị lộ vị trí giữa đêm tối do ánh lửa phát ra. Nguồn ảnh: Chosun.
Điểm yếu thứ hai đó là tầm hoạt động quá gần, người lính phải áp sát vào xe tăng đối phương trước khi ra tay. Nếu đối phương tiến quân theo đội hình tiêu chuẩn với bộ binh tùng thiết dày đặc thì việc áp sát là điều tương đối bất khả thi. Nguồn ảnh: Chosun.
Mặc dù vậy, do quân đội các nước tham chiến trong giai đoạn đầu CTTG 2 ở mặt trận châu Âu quá thiếu thốn các loại vũ khí chống tăng cá nhân nên chai cháy là một trong những thứ vũ khí chống tăng được sử dụng nhiều nhất bởi tất cả các bên. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Các nhiên liệu để "lắp ráp" thành bom xăng được tìm thấy rất dễ dàng trên chiến trường, xăng luôn có sẵn để dành cho các loại phương tiện cơ giới, chai thủy tinh có thể tận dụng lại các bình truyền máu, bình truyền huyết tương hoặc sử dụng luôn vỏ chai... Cocacola hoặc vỏ chai rượu, vải vụn còn dễ kiếm hơn nữa. Nguồn ảnh: WWII.
Chính vì vậy, tuy có hơi "lích kích" và nguy cơ bị đối phương bắn hạ khi sử dụng là rất cao, tuy nhiên đây lại là một trong những loại vũ khí được tất cả các bên tham gia CTTG 2 sử dụng nhiều nhất. Nguồn ảnh: Reddit.