Quân đội Lào là một quân đội ít được chú ý đến ở Đông Nam Á do quy mô nhỏ bé và trang bị lạc hậu, cộng với đó là khá kín tiếng trong các hoạt động quân sự. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, họ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển với việc mua sắm hàng loạt vũ khí trang bị hiện đại cho không quân và lục quân khiến bộ mặt của lực lượng vũ trang nâng cao một cách rõ rệt. Gần đây, qua một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Lục quân Lào cho ta thấy được những thành quả mà họ đạt được là không hề tồi. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp Thiên Long 6 của Lục quân Lào. Trong đó, đáng chú ý về phòng không lục quân là việc Lào đã nhập khẩu các tổ hợp phòng không tầm thấp Thiên Long 6 từ Trung Quốc cho nhiệm vụ làm ô phòng không che đầu đội hình lục quân tác chiến. Tổ hợp sử dụng một bệ phóng tên lửa tích hợp radar và khối quang điện quan sát chỉ thị mục tiêu, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp như UAV, trực thăng, cường kích, tiêm kích bổ nhào,… và được đặt trên khung gầm xe thiết giáp việt dã 6x6 có khả năng bơi giúp vô cùng thuận tiện trong di chuyển cơ động. Ảnh: Tổ hợp Thiên Long 6 của Lào khai hỏa trong diễn tập.Đặc biệt lợi hại không kém đó chính là các khẩu đội pháo cối liên thanh tự hành CS/SS4 cỡ nòng 82mm được đặt trên khung gầm xe thiết giáp việt dã Đông Phong Mãnh Sĩ 4x4 cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ưu điểm của khẩu đội pháo này là có tính cơ động cực kỳ cao, có thể triển khai đến các khu vực có địa hình phức tạp nơi mà quân địch không thể triển khai hỏa lực hạng nặng hoặc triển khai tấn công nhanh chóng rồi rút lui an toàn bằng tốc độ của xe việt dã. Ảnh: Khẩu đội pháo cối tự hành triển khai vị trí chiến đấu.Khẩu đội pháo cối tự hành CS/SS 4 có kíp chiến đấu 4 người, theo đánh giá có thể đạt tốc độ bắn kinh khủng hơn 100 phát/phút, tầm bắn tối đa trong vòng hơn 4km. Với tốc độ bắn này thì trong một thời gian ngắn, các khẩu đội cối kết hợp tác chiến có thể dội xuống đầu quân thù một màn hỏa lực vô cùng dày đặc. Ảnh: Khẩu đội cối triển khai tác chiến.Trong đội hình tác chiến của lục quân Lào cũng không thể thiếu các xe thiết giáp Đông Phong Mãnh Sĩ bản cứu thương được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nó có ưu điểm là có thể nhanh chóng cơ động tiếp cận và cấp cứu, đưa thương binh về tuyến sau kịp thời, nâng cao khả năng sống sót của người lính trong tác chiến thực tế. Ảnh: Xe thiết giáp cứu thương của quân đội Lào tham gia diễn tập.Bên cạnh những vũ khí lục quân đến từ Trung Quốc, cũng không thể không kể đến những vũ khí của người bạn truyền thống Liên Xô và sau này là Nga trong biên chế quân đội Lào góp mặt. Đặc biệt, sự xuất hiện của chiến xa hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á hiện nay - xe tăng T-72B1MS tham gia diễn tập bắn đạn thật càng làm tỏ rõ hơn sức mạnh vượt trội của họ. Xe tăng T-72B1MS được Lào nhập khẩu từ Nga, chính thức bàn giao trong năm 2018 với nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử nâng cấp, kính ngắm toàn cảnh trưởng xa, động cơ APU, … Ảnh: Xe tăng T-72B1MS phối hợp với xe bọc thép BTR-60PB của quân đội Lào tham gia diễn tập.Các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt nổi tiếng BM-21 Grad cũng được Lào huy động tham gia cuộc diễn tập lần này. Tổ hợp với 40 ống phóng rocket có thể trong một thời gian ngắn trút xuống khu vực rộng lớn thành biển lửa, tầm bắn tối đa tới 40km và vẫn là một trong những tổ hợp pháo phản lực nguy hiểm hàng đầu triên thế giới hiện nay dù đã được ra đời từ những năm 1960 do Liên Xô phát triển. Ảnh: Tổ hợp BM-21 Lào khai hỏa.Ảnh: Bộ binh cơ giới triển khai cơ động với sự hỗ trợ của xe chiến đấu hộ binh BMP-1. Xe BMP-1 là thế hệ đầu tiên của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, vô cùng thành công với số lượng chế tạo lớn, phục vụ trong lực lượng quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới.Ảnh: Trực thăng Z-9 khai hỏa rocket cường kích mặt đất. Trực thăng Z-9 là phiên bản do Trung Quốc sản xuất dựa trên trực thăng AS 365 Dauphin nổi tiếng của Eurocopter. Nó có khả năng vận tải hạng nhẹ, bay trinh sát cứu hộ và cường kích hỗ trợ mặt đất bằng các pod rocket gắn trên cánh nhỏ ở hai bên hông.Ảnh: Trực thăng Mi-8 của Không quân Lào đổ bộ đặc nhiệm từ trên nóc, huấn luyện đánh chiếm nhà cao tầng.Ảnh: Pháo binh Lào khai hỏa lựu pháo D-20 152mm chế áp, tiêu diệt cụm cứ điểm, tiêu hoa sinh lực địch, hỗ trợ đội hình bộ binh tiến công trong khuôn khổ diễn tập.Sau các màn phô diễn hỏa lực hạng nặng là đến lượt bộ binh xung phong kết liễu mục tiêu, hoàn thành đánh bại quân địch, kết thúc cuộc diễn tập. Có thể nói rằng, cuộc diễn tập lần này đã cho người ta thấy một bộ mặt mới toàn diện hơn nhiều, hiện đại hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều của quân đội Lào. Đây chính là sự đầu tư đúng đắn và hợp lý của cấp trên để có được ngày hôm nay. Ảnh: Đặc công Lào với tiểu liên AKS tấn công vượt cửa mở. Video Việt Nam đào tạo cán bộ quân đội Lào và Campuchia - Nguồn: QPVN
Quân đội Lào là một quân đội ít được chú ý đến ở Đông Nam Á do quy mô nhỏ bé và trang bị lạc hậu, cộng với đó là khá kín tiếng trong các hoạt động quân sự. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, họ đã đẩy nhanh tốc độ phát triển với việc mua sắm hàng loạt vũ khí trang bị hiện đại cho không quân và lục quân khiến bộ mặt của lực lượng vũ trang nâng cao một cách rõ rệt. Gần đây, qua một cuộc diễn tập bắn đạn thật của Lục quân Lào cho ta thấy được những thành quả mà họ đạt được là không hề tồi. Ảnh: Tổ hợp phòng không tầm thấp Thiên Long 6 của Lục quân Lào.
Trong đó, đáng chú ý về phòng không lục quân là việc Lào đã nhập khẩu các tổ hợp phòng không tầm thấp Thiên Long 6 từ Trung Quốc cho nhiệm vụ làm ô phòng không che đầu đội hình lục quân tác chiến. Tổ hợp sử dụng một bệ phóng tên lửa tích hợp radar và khối quang điện quan sát chỉ thị mục tiêu, có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp như UAV, trực thăng, cường kích, tiêm kích bổ nhào,… và được đặt trên khung gầm xe thiết giáp việt dã 6x6 có khả năng bơi giúp vô cùng thuận tiện trong di chuyển cơ động. Ảnh: Tổ hợp Thiên Long 6 của Lào khai hỏa trong diễn tập.
Đặc biệt lợi hại không kém đó chính là các khẩu đội pháo cối liên thanh tự hành CS/SS4 cỡ nòng 82mm được đặt trên khung gầm xe thiết giáp việt dã Đông Phong Mãnh Sĩ 4x4 cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ưu điểm của khẩu đội pháo này là có tính cơ động cực kỳ cao, có thể triển khai đến các khu vực có địa hình phức tạp nơi mà quân địch không thể triển khai hỏa lực hạng nặng hoặc triển khai tấn công nhanh chóng rồi rút lui an toàn bằng tốc độ của xe việt dã. Ảnh: Khẩu đội pháo cối tự hành triển khai vị trí chiến đấu.
Khẩu đội pháo cối tự hành CS/SS 4 có kíp chiến đấu 4 người, theo đánh giá có thể đạt tốc độ bắn kinh khủng hơn 100 phát/phút, tầm bắn tối đa trong vòng hơn 4km. Với tốc độ bắn này thì trong một thời gian ngắn, các khẩu đội cối kết hợp tác chiến có thể dội xuống đầu quân thù một màn hỏa lực vô cùng dày đặc. Ảnh: Khẩu đội cối triển khai tác chiến.
Trong đội hình tác chiến của lục quân Lào cũng không thể thiếu các xe thiết giáp Đông Phong Mãnh Sĩ bản cứu thương được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nó có ưu điểm là có thể nhanh chóng cơ động tiếp cận và cấp cứu, đưa thương binh về tuyến sau kịp thời, nâng cao khả năng sống sót của người lính trong tác chiến thực tế. Ảnh: Xe thiết giáp cứu thương của quân đội Lào tham gia diễn tập.
Bên cạnh những vũ khí lục quân đến từ Trung Quốc, cũng không thể không kể đến những vũ khí của người bạn truyền thống Liên Xô và sau này là Nga trong biên chế quân đội Lào góp mặt. Đặc biệt, sự xuất hiện của chiến xa hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á hiện nay - xe tăng T-72B1MS tham gia diễn tập bắn đạn thật càng làm tỏ rõ hơn sức mạnh vượt trội của họ. Xe tăng T-72B1MS được Lào nhập khẩu từ Nga, chính thức bàn giao trong năm 2018 với nhiều tính năng hiện đại như hệ thống điện tử nâng cấp, kính ngắm toàn cảnh trưởng xa, động cơ APU, … Ảnh: Xe tăng T-72B1MS phối hợp với xe bọc thép BTR-60PB của quân đội Lào tham gia diễn tập.
Các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt nổi tiếng BM-21 Grad cũng được Lào huy động tham gia cuộc diễn tập lần này. Tổ hợp với 40 ống phóng rocket có thể trong một thời gian ngắn trút xuống khu vực rộng lớn thành biển lửa, tầm bắn tối đa tới 40km và vẫn là một trong những tổ hợp pháo phản lực nguy hiểm hàng đầu triên thế giới hiện nay dù đã được ra đời từ những năm 1960 do Liên Xô phát triển. Ảnh: Tổ hợp BM-21 Lào khai hỏa.
Ảnh: Bộ binh cơ giới triển khai cơ động với sự hỗ trợ của xe chiến đấu hộ binh BMP-1. Xe BMP-1 là thế hệ đầu tiên của dòng xe chiến đấu bộ binh BMP do Liên Xô phát triển từ những năm 1960, vô cùng thành công với số lượng chế tạo lớn, phục vụ trong lực lượng quân đội của nhiều quốc gia trên thế giới.
Ảnh: Trực thăng Z-9 khai hỏa rocket cường kích mặt đất. Trực thăng Z-9 là phiên bản do Trung Quốc sản xuất dựa trên trực thăng AS 365 Dauphin nổi tiếng của Eurocopter. Nó có khả năng vận tải hạng nhẹ, bay trinh sát cứu hộ và cường kích hỗ trợ mặt đất bằng các pod rocket gắn trên cánh nhỏ ở hai bên hông.
Ảnh: Trực thăng Mi-8 của Không quân Lào đổ bộ đặc nhiệm từ trên nóc, huấn luyện đánh chiếm nhà cao tầng.
Ảnh: Pháo binh Lào khai hỏa lựu pháo D-20 152mm chế áp, tiêu diệt cụm cứ điểm, tiêu hoa sinh lực địch, hỗ trợ đội hình bộ binh tiến công trong khuôn khổ diễn tập.
Sau các màn phô diễn hỏa lực hạng nặng là đến lượt bộ binh xung phong kết liễu mục tiêu, hoàn thành đánh bại quân địch, kết thúc cuộc diễn tập. Có thể nói rằng, cuộc diễn tập lần này đã cho người ta thấy một bộ mặt mới toàn diện hơn nhiều, hiện đại hơn nhiều, mạnh mẽ hơn nhiều của quân đội Lào. Đây chính là sự đầu tư đúng đắn và hợp lý của cấp trên để có được ngày hôm nay. Ảnh: Đặc công Lào với tiểu liên AKS tấn công vượt cửa mở.
Video Việt Nam đào tạo cán bộ quân đội Lào và Campuchia - Nguồn: QPVN