Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển đảo trong tình hình mới, ngày càng phức tạp với nhiều hoạt động tranh chấp lãnh hải hết sức ngang ngược, Hải quân Nhân dân Việt Nam trong những năm trở lại đây liên tục được đầu tư, trang bị nhiều loại tàu chiến mới, hiện đại. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTuy các tàu chiến Việt Nam có kích cỡ không quá lớn, chỉ khoảng trên dưới 2.000 tấn nhưng lại có sức tiến công mãnh liệt, trang bị tên lửa chống hạm tốc độ cao. Đội hình tàu chiến Việt Nam rất phù hợp với chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo một số thống kê quốc tế mang tính tương đối, Việt Nam hiện có gần 100 tàu hải quân các loại gồm: tàu hộ vệ (frigate); tàu hộ tống (corvette); tàu tên lửa tấn công nhanh (Missile Boat); tàu tuần tra (patrol ship); tàu đổ bộ (Landing Ship); tàu quét mìn (minesweeper); tàu vận tải/hậu cần… Nguồn ảnh: Kênh QPVNTàu chiến cỡ lớn hiện đại nhất mà Việt Nam đang có trong tay là cặp tàu hộ vệ tên lửa 11661E Gepard 3.9 mang tên 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ. Trong 1-2 năm nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận từ Nga thêm một cặp tàu Gepard 3.9 được hiện đại hóa vũ khí. Và trong tương lai gần, Việt Nam có thể mua thêm 2 tàu nữa từ Nga. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài hơn 100m, thủy thủ đoàn 100 người. Tàu được trang bị vũ khí hiện đại gồm: 8 tên lửa chống hạm Uran-E; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU; hai bệ pháo CIWS AK-630; pháo hạm AK-176M. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCặp tàu Gepard 3.9 hiện thuộc biên chế Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân – đây là lữ đoàn trang bị nhiều tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCác sĩ quan trẻ chỉ huy tàu Gepard 3.9 trên cabin. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài việc mua sắm các tàu hộ vệ tên lửa, Hải quân Việt Nam cũng đang chú trọng trang bị các tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa. Thậm chí, chúng ta đã mua giấy phép để đóng 6 tàu tên lửa Project 12418 Molniya. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCác tàu tên lửa Molniya có khả năng triển khai đến 16 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E. Mà cũng phải nhớ rằng, một quả Uran-E được đánh giá là đủ sức vô hiệu hóa hoàn toàn một chiến hạm cỡ 5.000 tấn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài tàu Molniya, Việt Nam còn có các tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BPS-500, Osa-II. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐặc biệt, Hải quân Việt Nam đã được đầu tư trang bị cả một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 chiếc Kilo 636. Nguồn ảnh: Kênh QPVNĐây là một trong những loại tàu ngầm động cơ điện – diesel mạnh nhất thế giới, sở hữu kho vũ khí vượt xa nhiều loại tàu ngầm phi hạt nhân của Trung Quốc, của Đức. Tàu ngầm ngoài ngư lôi 533mm có khả năng bắn tên lửa hành trình đối đất (300km), đối hải (220km). Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong tương lai không xa, Hải quân Việt Nam có thể sẽ đầu tư mua sắm các loại tàu đổ bộ mới phục vụ cho hoạt động hậu cần, chuyển quân trong các chiến dịch bảo vệ biển, đảo đất nước. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHiện biên chế lữ đoàn tàu vận tải đổ bộ của Việt Nam chỉ có một số chiếc tàu đổ bộ tăng cỡ nhỏ do Liên Xô cung cấp và một chiếc tàu đổ bộ thu giữ được sau năm 1975 đến nay vẫn còn hoạt động. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBinh chủng Hải quân Đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng đang được tích cực đầu tư đổi mới về mặt trang bị vũ khí cá nhân và tương lai gần sẽ là thay thế các vũ khí hạng nặng (xe thiết giáp, xe tăng đổ bộ). Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Việt Nam đang nghiên cứu mua pháo tự hành Sprut-SD hoặc xe chiến đấu bộ binh BMP-3F trang bị cho hải quân đánh bộ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ biển đảo trong tình hình mới, ngày càng phức tạp với nhiều hoạt động tranh chấp lãnh hải hết sức ngang ngược, Hải quân Nhân dân Việt Nam trong những năm trở lại đây liên tục được đầu tư, trang bị nhiều loại tàu chiến mới, hiện đại. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tuy các tàu chiến Việt Nam có kích cỡ không quá lớn, chỉ khoảng trên dưới 2.000 tấn nhưng lại có sức tiến công mãnh liệt, trang bị tên lửa chống hạm tốc độ cao. Đội hình tàu chiến Việt Nam rất phù hợp với chiến lược chiến tranh phi đối xứng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo một số thống kê quốc tế mang tính tương đối, Việt Nam hiện có gần 100 tàu hải quân các loại gồm: tàu hộ vệ (frigate); tàu hộ tống (corvette); tàu tên lửa tấn công nhanh (Missile Boat); tàu tuần tra (patrol ship); tàu đổ bộ (Landing Ship); tàu quét mìn (minesweeper); tàu vận tải/hậu cần… Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tàu chiến cỡ lớn hiện đại nhất mà Việt Nam đang có trong tay là cặp tàu hộ vệ tên lửa 11661E Gepard 3.9 mang tên 011 Đinh Tiên Hoàng và 012 Lý Thái Tổ. Trong 1-2 năm nữa, Việt Nam sẽ tiếp tục nhận từ Nga thêm một cặp tàu Gepard 3.9 được hiện đại hóa vũ khí. Và trong tương lai gần, Việt Nam có thể mua thêm 2 tàu nữa từ Nga. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 có lượng giãn nước 2.100 tấn, dài hơn 100m, thủy thủ đoàn 100 người. Tàu được trang bị vũ khí hiện đại gồm: 8 tên lửa chống hạm Uran-E; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU; hai bệ pháo CIWS AK-630; pháo hạm AK-176M. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cặp tàu Gepard 3.9 hiện thuộc biên chế Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân – đây là lữ đoàn trang bị nhiều tàu chiến hiện đại nhất của Việt Nam. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Các sĩ quan trẻ chỉ huy tàu Gepard 3.9 trên cabin. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài việc mua sắm các tàu hộ vệ tên lửa, Hải quân Việt Nam cũng đang chú trọng trang bị các tàu tấn công nhanh trang bị tên lửa. Thậm chí, chúng ta đã mua giấy phép để đóng 6 tàu tên lửa Project 12418 Molniya. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Các tàu tên lửa Molniya có khả năng triển khai đến 16 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E. Mà cũng phải nhớ rằng, một quả Uran-E được đánh giá là đủ sức vô hiệu hóa hoàn toàn một chiến hạm cỡ 5.000 tấn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài tàu Molniya, Việt Nam còn có các tàu tên lửa tấn công nhanh Project 1241RE, BPS-500, Osa-II. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đặc biệt, Hải quân Việt Nam đã được đầu tư trang bị cả một lữ đoàn tàu ngầm hiện đại với 6 chiếc Kilo 636. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Đây là một trong những loại tàu ngầm động cơ điện – diesel mạnh nhất thế giới, sở hữu kho vũ khí vượt xa nhiều loại tàu ngầm phi hạt nhân của Trung Quốc, của Đức. Tàu ngầm ngoài ngư lôi 533mm có khả năng bắn tên lửa hành trình đối đất (300km), đối hải (220km). Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong tương lai không xa, Hải quân Việt Nam có thể sẽ đầu tư mua sắm các loại tàu đổ bộ mới phục vụ cho hoạt động hậu cần, chuyển quân trong các chiến dịch bảo vệ biển, đảo đất nước. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hiện biên chế lữ đoàn tàu vận tải đổ bộ của Việt Nam chỉ có một số chiếc tàu đổ bộ tăng cỡ nhỏ do Liên Xô cung cấp và một chiếc tàu đổ bộ thu giữ được sau năm 1975 đến nay vẫn còn hoạt động. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Binh chủng Hải quân Đánh bộ, Hải quân Nhân dân Việt Nam cũng đang được tích cực đầu tư đổi mới về mặt trang bị vũ khí cá nhân và tương lai gần sẽ là thay thế các vũ khí hạng nặng (xe thiết giáp, xe tăng đổ bộ). Theo hãng thông tấn TASS của Nga, Việt Nam đang nghiên cứu mua pháo tự hành Sprut-SD hoặc xe chiến đấu bộ binh BMP-3F trang bị cho hải quân đánh bộ. Nguồn ảnh: Kênh QPVN