Trước tình hình bất ổn tại Ukraine kèm theo chiến dịch quân sự đặc biệt Nga vừa tiến hành, Moscow đã phải hứng chịu nhiều đòn trừng phạt của phương Tây, trong đó có cả động thái phương Tây tiếp tế vũ khí cho Ukraine chống Nga.Ngay lập tức vào ngày thứ tư của chiến dịch quân sự đặc biệt, Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng răn đe của Nga vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.Lực lượng răn đe hạt nhân của Nga, thực tế lại là một lực lượng có cả nhiệm vụ phòng thủ lẫn tấn công. Nghĩa là việc Nga đặt lực lượng này vào trạng thái chiến đấu, không đồng nghĩa với việc Nga sắp tấn công hạt nhân vào một quốc gia khác.Lực lượng răn đe chiến lược này của Nga bao gồm hai phần, cụ thể, một lực lượng tấn công chiến lược, sử dụng "bộ ba hạt nhân" của Nga, bao gồm các tổ hợp tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, đặt trên mặt đất, máy bay, tàu chiến và tàu ngầm.Phần thứ hai là lực lượng phòng thủ chiến lược, bao gồm các hệ thống phòng không, chống tên lửa cũng như các tổ hợp cảnh báo xa và kiểm soát vùng trời, mặt biển.Có thể coi, đây là lực lượng trụ cột của sức mạnh quân sự Nga. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh, nhiệm vụ của lực lượng này bao gồm cả việc phòng thủ, bảo vệ nước Nga trước những đòn đánh bất ngờ từ phương Tây.Như vậy, việc Nga đặt lực lượng này vào chế độ báo động, có thể hiểu là cách Moscow tăng cường khả năng phòng thủ, sẵn sàng đánh chặn mọi mối nguy hại nhắm vào Nga, và phản công ngay lập tức nếu cần.Chế độ cảnh báo đặc biệt được đặt ra, đồng nghĩa với việc các tên lửa sẽ được nạp đầy nhiên liệu, phi cơ mang đầy vũ khí sẵn sàng cất cánh bất cứ lúc nào, các tàu ngầm tiếp cận độ sâu an toàn, để có thể phóng tên lửa ngay khi nhận lệnh.Thông qua "ngòi bút" của truyền thông phương Tây, việc Nga đặt lực lượng răn đe chiến lược vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, được xem là một hành động khiêu khích của Moscow. Tuy nhiên, hoàn toàn hiểu được mối lo mà nước Nga đang phải đối mặt, qua đó buộc Moscow phải tự phòng thủ trước mọi bất ngờ.Mới đây nhất, Lãnh đạo Hội đồng Bảo vệ chủ quyền Nhà nước Liên bang Nga Andrei Klimov cho biết, Nga sẽ không cho phép phương Tây cũng cấp vũ khí cho quân đội Ukraine, và mọi chuyến hàng viện trợ từ phương Tây, sẽ trở thành mục tiêu tấn công.Đây là hành động đáp trả của Nga, với việc nhiều quốc gia phương Tây cam kết ủng hộ hàng hóa quân sự cho Ukraine, qua đó gián tiếp khiến cuộc chiến kéo dài, gây bất ổn trong khu vực.Cho tới nay, nhiều quốc gia đã cam kết viện trợ vũ khí cho Ukraine, chủ yếu trong đó là các loại vũ khí hiện đại như tên lửa chống tăng, hay tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: RBTH.
Trước tình hình bất ổn tại Ukraine kèm theo chiến dịch quân sự đặc biệt Nga vừa tiến hành, Moscow đã phải hứng chịu nhiều đòn trừng phạt của phương Tây, trong đó có cả động thái phương Tây tiếp tế vũ khí cho Ukraine chống Nga.
Ngay lập tức vào ngày thứ tư của chiến dịch quân sự đặc biệt, Tổng thống Nga Putin đã đặt lực lượng răn đe của Nga vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Lực lượng răn đe hạt nhân của Nga, thực tế lại là một lực lượng có cả nhiệm vụ phòng thủ lẫn tấn công. Nghĩa là việc Nga đặt lực lượng này vào trạng thái chiến đấu, không đồng nghĩa với việc Nga sắp tấn công hạt nhân vào một quốc gia khác.
Lực lượng răn đe chiến lược này của Nga bao gồm hai phần, cụ thể, một lực lượng tấn công chiến lược, sử dụng "bộ ba hạt nhân" của Nga, bao gồm các tổ hợp tên lửa liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân, đặt trên mặt đất, máy bay, tàu chiến và tàu ngầm.
Phần thứ hai là lực lượng phòng thủ chiến lược, bao gồm các hệ thống phòng không, chống tên lửa cũng như các tổ hợp cảnh báo xa và kiểm soát vùng trời, mặt biển.
Có thể coi, đây là lực lượng trụ cột của sức mạnh quân sự Nga. Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh, nhiệm vụ của lực lượng này bao gồm cả việc phòng thủ, bảo vệ nước Nga trước những đòn đánh bất ngờ từ phương Tây.
Như vậy, việc Nga đặt lực lượng này vào chế độ báo động, có thể hiểu là cách Moscow tăng cường khả năng phòng thủ, sẵn sàng đánh chặn mọi mối nguy hại nhắm vào Nga, và phản công ngay lập tức nếu cần.
Chế độ cảnh báo đặc biệt được đặt ra, đồng nghĩa với việc các tên lửa sẽ được nạp đầy nhiên liệu, phi cơ mang đầy vũ khí sẵn sàng cất cánh bất cứ lúc nào, các tàu ngầm tiếp cận độ sâu an toàn, để có thể phóng tên lửa ngay khi nhận lệnh.
Thông qua "ngòi bút" của truyền thông phương Tây, việc Nga đặt lực lượng răn đe chiến lược vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, được xem là một hành động khiêu khích của Moscow. Tuy nhiên, hoàn toàn hiểu được mối lo mà nước Nga đang phải đối mặt, qua đó buộc Moscow phải tự phòng thủ trước mọi bất ngờ.
Mới đây nhất, Lãnh đạo Hội đồng Bảo vệ chủ quyền Nhà nước Liên bang Nga Andrei Klimov cho biết, Nga sẽ không cho phép phương Tây cũng cấp vũ khí cho quân đội Ukraine, và mọi chuyến hàng viện trợ từ phương Tây, sẽ trở thành mục tiêu tấn công.
Đây là hành động đáp trả của Nga, với việc nhiều quốc gia phương Tây cam kết ủng hộ hàng hóa quân sự cho Ukraine, qua đó gián tiếp khiến cuộc chiến kéo dài, gây bất ổn trong khu vực.
Cho tới nay, nhiều quốc gia đã cam kết viện trợ vũ khí cho Ukraine, chủ yếu trong đó là các loại vũ khí hiện đại như tên lửa chống tăng, hay tên lửa phòng không. Nguồn ảnh: RBTH.