Sở hữu một đội quân thường trực lên tới hơn 1 triệu người, chủ yếu là Lục quân, Trung Quốc từ lâu đã rất coi trọng phát triển lực lượng mặt đất của mình. Trong đó, không thể không kể đến sự lớn mạnh của lực lượng pháo binh Trung Quốc mà đơn cử là pháo phản lực phóng loạt.
Ảnh: Khối chiến sĩ lục quân Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.Đầu tiên, với số lượng đông đảo nhất là các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Type-81 (PHL-81) và các biến thể của nó. Quân đội Trung Quốc chính thức đưa loại vũ khí này vào trang bị từ năm 1989 cho đến nay với số lượng khoảng 550 tổ hợp Type-81/90 và khoảng 375 tổ hợp Type-89 (phiên bản Type-81 đặt trên khung gầm bánh xích).
Ảnh: Tổ hợp Type-81 khai hỏa trong một cuộc diễn tập.Tổ hợp Type-81 được đặt trên khung gầm xe tải OQ-261 Honyuan, đây được coi là một phiên bản của BM-21 Grad nổi tiếng của Liên Xô do Trung Quốc sản xuất. Với việc được trang bị nhiều loại đầu đạn 122mm khác nhau như đạn nổ mạnh, đạn nổ phá mảnh,… Type-81 vẫn đang được sử dụng khá rộng rãi trong biên chế quân đội nước này.
Ảnh: Binh sĩ Nga và Trung Quốc đang thao tác với tổ hợp pháo phản lực Type-81.Tiếp đó, người Trung Quốc cho ra mắt phiên bản nâng cấp của Type-81 với tên gọi Type-90. Hệ thống mới sử dụng xe việt dã mới hiện đại hơn cho phép mở rộng mặt sàn của tổ hợp lên đáng kể, đồng thời bổ sung thêm một hệ thống nạp đạn và cơ số đạn 40 viên sẵn trên xe để có thể nhanh chóng thay thế. Sau khi khai hỏa, việc nạp đạn cho tổ hợp pháo phản lực bằng hệ thống nạp đạn có sẵn chỉ mất 3 phút, đảm bảo mật độ hỏa lực cực cao.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp pháo phản lực Type-90B.Phiên bản khác của Type-81 cũng đang được sử dụng rộng rãi trong quân đội Trung Quốc là Type-89, với việc đặt các bệ phóng rocket 122mm với 40 ống lên một khung gầm xe thiết giáp bánh xích cùng một hệ thống nạp đạn với 40 viên sẵn có ở phía trước.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Type-89 của quân đội Trung Quốc.Và không thể không nhắc đến xương sống của pháo phản lực tầm xa Trung Quốc - tổ hợp Type-03 (PHL-03). Đây là hệ thống được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2004, được đặt trên khung gầm xe Wanshan WS2400 8x8, tốc độ tối đa có thể đạt được lên tới 60km/h, dự trữ hành trình hơn 650km. Xe có khả năng việt dã rất tốt và có thể lội nước sâu 1.1m.
Ảnh: Tổ hợp pháo phản lực Type-03 với khung gầm Wanshan WS2400.Xe được trang bị 12 ống phóng rocket cỡ 300mm, thời gian triển khai tác chiến chỉ 3 phút, có thể hoàn thành loạt bắn 12 đạn trong vòng 38 giây. Dẫu vậy, xe phải mất đến 20 phút để hoàn thành quá trình nạp đạn cho một loạt bắn mới. Đây được coi là phiên bản pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch nổi tiếng của Nga/Liên Xô do Trung Quốc chế tạo.
Ảnh: Cận cảnh pháo phản lực phóng loạt Type-03.Type-03 có thể bắn nhiều loại đạn như đạn nổ chùm, đạn xuyên phá boongker, đạn dẫn đường, đạn nổ phá mảnh, đạn nổ chống tăng,v.v.. Và từ năm 2012, Type-03 của Trung Quốc đã được trang bị loại đạn tầm xa mới có khả năng bắn mục tiêu ở khoảng cách 150km, trong khi đó phiên bản BM-30 Smerch nguyên bản của Nga chỉ có tầm bắn 70-90km. Trung Quốc cũng tuyên bố rằng đạn rocket của Type-03 không hề tương thích với BM-30 Smerch.
Ảnh: Đội hình Type-03 khai hỏa đồng loạt.Cuối cùng là loạt pháo phản lực tầm xa mới nhất vừa được Trung Quốc cho trình làng trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh nước này - tổ hợp PHL-191. Hệ thống được phát triển từ năm 2013 và chỉ được chính thức công bố vào tháng 1 năm 2019. Nó sử dụng khung gầm xe 8x8 có khả năng việt dã cao, nhưng đã loại bỏ carbin điều khiển hỏa lực như trên Type-03 và tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tự động.
Ảnh: Hệ thống PHL-191 trong cuộc duyệt binh.Xe bệ phóng PHL-191 được trang bị hệ thống liên lạc hiện đại, hệ thống thông tin thời tiết, hệ thống chỉ huy chiến đấu và hệ thống bảo trì hậu cần. Đây có thể coi là loại khí tài có mức độ tự động hóa khá cao. Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng loại bệ phóng theo kiểu moldun tiên tiến, giúp quá trình thay đạn chỉ mất 10 phút cho đợt bắn tiếp theo.
Ảnh: Hệ thống PHL-191 của Trung Quốc trong cuộc duyệt binh.Hệ thống cũng có thể tùy biến để sử dụng nhiều loại đạn pháo phản lực khác nhau như cỡ 300mm, cỡ 370mm và cỡ 750mm hoặc có thể dùng song song cùng lúc hai loại trên cùng một tổ hợp cho những nhiệm vụ đặc thù. Dẫu vậy, Trung Quốc chỉ mới cho ra mắt phiên bản PHL-191 với 8 ống phóng rocket cỡ 370mm mà chưa có hình ảnh nào về phiên bản mang ống 300mm hay 750mm.
Ảnh: Tổ hợp PHL-191 với các ống phóng rocket 370mm. Video Pháo tự hành SH-1 Trung Quốc - Nguồn: QPVN
Sở hữu một đội quân thường trực lên tới hơn 1 triệu người, chủ yếu là Lục quân, Trung Quốc từ lâu đã rất coi trọng phát triển lực lượng mặt đất của mình. Trong đó, không thể không kể đến sự lớn mạnh của lực lượng pháo binh Trung Quốc mà đơn cử là pháo phản lực phóng loạt.
Ảnh: Khối chiến sĩ lục quân Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh.
Đầu tiên, với số lượng đông đảo nhất là các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt Type-81 (PHL-81) và các biến thể của nó. Quân đội Trung Quốc chính thức đưa loại vũ khí này vào trang bị từ năm 1989 cho đến nay với số lượng khoảng 550 tổ hợp Type-81/90 và khoảng 375 tổ hợp Type-89 (phiên bản Type-81 đặt trên khung gầm bánh xích).
Ảnh: Tổ hợp Type-81 khai hỏa trong một cuộc diễn tập.
Tổ hợp Type-81 được đặt trên khung gầm xe tải OQ-261 Honyuan, đây được coi là một phiên bản của BM-21 Grad nổi tiếng của Liên Xô do Trung Quốc sản xuất. Với việc được trang bị nhiều loại đầu đạn 122mm khác nhau như đạn nổ mạnh, đạn nổ phá mảnh,… Type-81 vẫn đang được sử dụng khá rộng rãi trong biên chế quân đội nước này.
Ảnh: Binh sĩ Nga và Trung Quốc đang thao tác với tổ hợp pháo phản lực Type-81.
Tiếp đó, người Trung Quốc cho ra mắt phiên bản nâng cấp của Type-81 với tên gọi Type-90. Hệ thống mới sử dụng xe việt dã mới hiện đại hơn cho phép mở rộng mặt sàn của tổ hợp lên đáng kể, đồng thời bổ sung thêm một hệ thống nạp đạn và cơ số đạn 40 viên sẵn trên xe để có thể nhanh chóng thay thế. Sau khi khai hỏa, việc nạp đạn cho tổ hợp pháo phản lực bằng hệ thống nạp đạn có sẵn chỉ mất 3 phút, đảm bảo mật độ hỏa lực cực cao.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp pháo phản lực Type-90B.
Phiên bản khác của Type-81 cũng đang được sử dụng rộng rãi trong quân đội Trung Quốc là Type-89, với việc đặt các bệ phóng rocket 122mm với 40 ống lên một khung gầm xe thiết giáp bánh xích cùng một hệ thống nạp đạn với 40 viên sẵn có ở phía trước.
Ảnh: Xe phóng tổ hợp Type-89 của quân đội Trung Quốc.
Và không thể không nhắc đến xương sống của pháo phản lực tầm xa Trung Quốc - tổ hợp Type-03 (PHL-03). Đây là hệ thống được chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2004, được đặt trên khung gầm xe Wanshan WS2400 8x8, tốc độ tối đa có thể đạt được lên tới 60km/h, dự trữ hành trình hơn 650km. Xe có khả năng việt dã rất tốt và có thể lội nước sâu 1.1m.
Ảnh: Tổ hợp pháo phản lực Type-03 với khung gầm Wanshan WS2400.
Xe được trang bị 12 ống phóng rocket cỡ 300mm, thời gian triển khai tác chiến chỉ 3 phút, có thể hoàn thành loạt bắn 12 đạn trong vòng 38 giây. Dẫu vậy, xe phải mất đến 20 phút để hoàn thành quá trình nạp đạn cho một loạt bắn mới. Đây được coi là phiên bản pháo phản lực phóng loạt BM-30 Smerch nổi tiếng của Nga/Liên Xô do Trung Quốc chế tạo.
Ảnh: Cận cảnh pháo phản lực phóng loạt Type-03.
Type-03 có thể bắn nhiều loại đạn như đạn nổ chùm, đạn xuyên phá boongker, đạn dẫn đường, đạn nổ phá mảnh, đạn nổ chống tăng,v.v.. Và từ năm 2012, Type-03 của Trung Quốc đã được trang bị loại đạn tầm xa mới có khả năng bắn mục tiêu ở khoảng cách 150km, trong khi đó phiên bản BM-30 Smerch nguyên bản của Nga chỉ có tầm bắn 70-90km. Trung Quốc cũng tuyên bố rằng đạn rocket của Type-03 không hề tương thích với BM-30 Smerch.
Ảnh: Đội hình Type-03 khai hỏa đồng loạt.
Cuối cùng là loạt pháo phản lực tầm xa mới nhất vừa được Trung Quốc cho trình làng trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày Quốc khánh nước này - tổ hợp PHL-191. Hệ thống được phát triển từ năm 2013 và chỉ được chính thức công bố vào tháng 1 năm 2019. Nó sử dụng khung gầm xe 8x8 có khả năng việt dã cao, nhưng đã loại bỏ carbin điều khiển hỏa lực như trên Type-03 và tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực tự động.
Ảnh: Hệ thống PHL-191 trong cuộc duyệt binh.
Xe bệ phóng PHL-191 được trang bị hệ thống liên lạc hiện đại, hệ thống thông tin thời tiết, hệ thống chỉ huy chiến đấu và hệ thống bảo trì hậu cần. Đây có thể coi là loại khí tài có mức độ tự động hóa khá cao. Ngoài ra, hệ thống còn sử dụng loại bệ phóng theo kiểu moldun tiên tiến, giúp quá trình thay đạn chỉ mất 10 phút cho đợt bắn tiếp theo.
Ảnh: Hệ thống PHL-191 của Trung Quốc trong cuộc duyệt binh.
Hệ thống cũng có thể tùy biến để sử dụng nhiều loại đạn pháo phản lực khác nhau như cỡ 300mm, cỡ 370mm và cỡ 750mm hoặc có thể dùng song song cùng lúc hai loại trên cùng một tổ hợp cho những nhiệm vụ đặc thù. Dẫu vậy, Trung Quốc chỉ mới cho ra mắt phiên bản PHL-191 với 8 ống phóng rocket cỡ 370mm mà chưa có hình ảnh nào về phiên bản mang ống 300mm hay 750mm.
Ảnh: Tổ hợp PHL-191 với các ống phóng rocket 370mm.
Video Pháo tự hành SH-1 Trung Quốc - Nguồn: QPVN