Một lực lượng có một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine hiện nay, đó là lực lượng dân quân ly khai của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) thân Nga.Về số lượng dân quân ly khai thực tế đang hoạt động ở Donetsk và Luhansk, các nguồn tin phương Tây có các số liệu khác nhau, con số dao động từ “hàng nghìn” đến 20.000; nhưng kết luận chung là họ thường thiếu đào tạo chuyên nghiệp quân sự và sống tự do, chỉ thích hợp cho chiến tranh du kích quy mô nhỏ.Ngoài ra, vũ khí và trang bị của lực lượng dân quân DPR và LPR cũng khá lạc hậu. Đại diện Nga tuyên bố rằng, các nguồn vũ khí và đạn dược chính mà dân quân ly khai Donbass sử dụng là từ kho dự trữ mà Ukraine thừa hưởng từ quân đội Liên Xô năm 1991 và thu giữ từ quân đội Ukraine.Một nghiên cứu do một tổ chức tư vấn phương Tây công bố rằng, hầu hết vũ khí đạn dược mà lực lượng dân quân ly khai sử dụng, trong giai đoạn 2018-2021 được sản xuất mới từ các nhà máy quốc phòng của Nga.Nhưng cả phương Tây và Nga đều thừa nhận rằng, lực lượng dân quân ly khai Donbass, được trang bị chủ yếu bằng vũ khí hạng nhẹ, bao gồm súng trường tấn công, súng phóng lựu, mìn và tên lửa chống tăng.Ngoài ra dân quân ly khai cũng có một lượng nhỏ vũ khí phòng không; theo một số nguồn tin, số tên lửa phòng không nay do Ba Lan sản xuất, mà quân đội Nga bắt giữ ở Gruzia trong cuộc chiến năm 2008 và đã viện trợ cho lực lượng dân quân ly khai ở Ukraine.Do quân số ít, trang bị và trình độ huấn luyện hạn chế của lực lượng dân quân ly khai Miền Đông Ukraine, nên họ có thể dễ dàng bị đánh bại trước quân đội chính phủ Ukraine; việc này dẫn đến sự can thiệp của quân đội Nga.Trong khi đó, truyền thông phương Tây cũng cho rằng, ở phía bên kia, Quân đội Ukraine cũng được xây dựng lại từ “đống đổ nát” và thậm chí có thời, Quân đội Ukraine phải ngừng trả lương cho quân nhân.Như Tham mưu trưởng Quân đội Ukraine Viktor Muzhenko từng thừa nhận vào năm 2017; khi cuộc chiến bắt đầu vào năm 2014, các lực lượng vũ trang Ukraine trên thực tế đã bị “mục nát” và “tinh thần chiến đấu rất thấp”.Nếu tính vào thời điểm Ukraine tuyên bố độc lập (năm 1991), họ từng có một quân đội hùng hậu bao gồm 780.000 quân, 6.500 xe tăng, 1.100 máy bay quân sự, hơn 500 tàu chiến và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới vào thời điểm đó (176 ICBM và 1.240 đầu đạn hạt nhân).Ông Muzhenko cho biết thêm: “Không còn gì (vũ khí và trang bị); việc viện trợ thậm chí còn bị dừng lại. Theo luật, năm 2013 quân đội Ukraine đáng lẽ có 180.000 binh sĩ, nhưng trên thực tế chỉ có 6.000 binh sĩ chiến đấu, một con số không thể tin được”.Những tháng xung đột (năm 2014-2015) đã chứng kiến một bi kịch, trong đó hàng chục nghìn tình nguyện viên đã đi về phía đông để chiến đấu, nhưng họ phải dựa vào sự đóng góp từ người dân; hoặc đơn giản là sử dụng vũ khí, bằng tiền của chính mình.Một sự việc không thể bi hài hơn ở một quốc gia trước đó không lâu, đã “bán tống, bán tháo” nhiều vũ khí hiện đại, vào tháng 7/2014, nhiều tình nguyện viên đã phải “độ chế” những chiếc UAZ nổi tiếng của Liên Xô, được bọc bằng các tấm giáp và trang bị súng máy hạng nặng để chiến đấu.Nhưng bất chấp những nỗ lực của các lực lượng bán quân sự này, chiến dịch 2014-2015 đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn của quân chính phủ Ukraine và bắt buộc phải ký Thỏa thuận Minsk, do Đức, Pháp và Nga đỡ đầu.Các chuyên gia cũng nhất trí rằng, Quân đội Ukraine đã đạt được những tiến bộ đáng kể từ những năm đầu tiên của cuộc xung đột. Mặc dù họ vẫn chưa là đối thủ của Nga trên nhiều lĩnh vực, thì thời đại của những chú “ếch bọc thép” đã không còn.Ông Muzhenko cho biết, viện trợ quân sự mà Ukraine nhận được trong những tháng khủng hoảng này, có thể tạo ra một thay đổi rất đáng chú ý đối với hiệu quả chiến đấu của binh lính nước này; đảm bảo cho Quân đội Ukraine sẵn sàng đối phó với những đe dọa khủng hoảng.Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết, chỉ riêng Mỹ đã viện trợ hơn 1.200 tấn vũ khí, trang bị tới Ukraine trong những tuần gần đây. Các nước NATO khác cũng cung cấp một số lượng lớn vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger cho Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: Foxt.
Một lực lượng có một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine hiện nay, đó là lực lượng dân quân ly khai của hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) thân Nga.
Về số lượng dân quân ly khai thực tế đang hoạt động ở Donetsk và Luhansk, các nguồn tin phương Tây có các số liệu khác nhau, con số dao động từ “hàng nghìn” đến 20.000; nhưng kết luận chung là họ thường thiếu đào tạo chuyên nghiệp quân sự và sống tự do, chỉ thích hợp cho chiến tranh du kích quy mô nhỏ.
Ngoài ra, vũ khí và trang bị của lực lượng dân quân DPR và LPR cũng khá lạc hậu. Đại diện Nga tuyên bố rằng, các nguồn vũ khí và đạn dược chính mà dân quân ly khai Donbass sử dụng là từ kho dự trữ mà Ukraine thừa hưởng từ quân đội Liên Xô năm 1991 và thu giữ từ quân đội Ukraine.
Một nghiên cứu do một tổ chức tư vấn phương Tây công bố rằng, hầu hết vũ khí đạn dược mà lực lượng dân quân ly khai sử dụng, trong giai đoạn 2018-2021 được sản xuất mới từ các nhà máy quốc phòng của Nga.
Nhưng cả phương Tây và Nga đều thừa nhận rằng, lực lượng dân quân ly khai Donbass, được trang bị chủ yếu bằng vũ khí hạng nhẹ, bao gồm súng trường tấn công, súng phóng lựu, mìn và tên lửa chống tăng.
Ngoài ra dân quân ly khai cũng có một lượng nhỏ vũ khí phòng không; theo một số nguồn tin, số tên lửa phòng không nay do Ba Lan sản xuất, mà quân đội Nga bắt giữ ở Gruzia trong cuộc chiến năm 2008 và đã viện trợ cho lực lượng dân quân ly khai ở Ukraine.
Do quân số ít, trang bị và trình độ huấn luyện hạn chế của lực lượng dân quân ly khai Miền Đông Ukraine, nên họ có thể dễ dàng bị đánh bại trước quân đội chính phủ Ukraine; việc này dẫn đến sự can thiệp của quân đội Nga.
Trong khi đó, truyền thông phương Tây cũng cho rằng, ở phía bên kia, Quân đội Ukraine cũng được xây dựng lại từ “đống đổ nát” và thậm chí có thời, Quân đội Ukraine phải ngừng trả lương cho quân nhân.
Như Tham mưu trưởng Quân đội Ukraine Viktor Muzhenko từng thừa nhận vào năm 2017; khi cuộc chiến bắt đầu vào năm 2014, các lực lượng vũ trang Ukraine trên thực tế đã bị “mục nát” và “tinh thần chiến đấu rất thấp”.
Nếu tính vào thời điểm Ukraine tuyên bố độc lập (năm 1991), họ từng có một quân đội hùng hậu bao gồm 780.000 quân, 6.500 xe tăng, 1.100 máy bay quân sự, hơn 500 tàu chiến và kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới vào thời điểm đó (176 ICBM và 1.240 đầu đạn hạt nhân).
Ông Muzhenko cho biết thêm: “Không còn gì (vũ khí và trang bị); việc viện trợ thậm chí còn bị dừng lại. Theo luật, năm 2013 quân đội Ukraine đáng lẽ có 180.000 binh sĩ, nhưng trên thực tế chỉ có 6.000 binh sĩ chiến đấu, một con số không thể tin được”.
Những tháng xung đột (năm 2014-2015) đã chứng kiến một bi kịch, trong đó hàng chục nghìn tình nguyện viên đã đi về phía đông để chiến đấu, nhưng họ phải dựa vào sự đóng góp từ người dân; hoặc đơn giản là sử dụng vũ khí, bằng tiền của chính mình.
Một sự việc không thể bi hài hơn ở một quốc gia trước đó không lâu, đã “bán tống, bán tháo” nhiều vũ khí hiện đại, vào tháng 7/2014, nhiều tình nguyện viên đã phải “độ chế” những chiếc UAZ nổi tiếng của Liên Xô, được bọc bằng các tấm giáp và trang bị súng máy hạng nặng để chiến đấu.
Nhưng bất chấp những nỗ lực của các lực lượng bán quân sự này, chiến dịch 2014-2015 đã kết thúc trong thất bại hoàn toàn của quân chính phủ Ukraine và bắt buộc phải ký Thỏa thuận Minsk, do Đức, Pháp và Nga đỡ đầu.
Các chuyên gia cũng nhất trí rằng, Quân đội Ukraine đã đạt được những tiến bộ đáng kể từ những năm đầu tiên của cuộc xung đột. Mặc dù họ vẫn chưa là đối thủ của Nga trên nhiều lĩnh vực, thì thời đại của những chú “ếch bọc thép” đã không còn.
Ông Muzhenko cho biết, viện trợ quân sự mà Ukraine nhận được trong những tháng khủng hoảng này, có thể tạo ra một thay đổi rất đáng chú ý đối với hiệu quả chiến đấu của binh lính nước này; đảm bảo cho Quân đội Ukraine sẵn sàng đối phó với những đe dọa khủng hoảng.
Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexey Reznikov cho biết, chỉ riêng Mỹ đã viện trợ hơn 1.200 tấn vũ khí, trang bị tới Ukraine trong những tuần gần đây. Các nước NATO khác cũng cung cấp một số lượng lớn vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger cho Quân đội Ukraine. Nguồn ảnh: Foxt.