Mới đây, Quân đội Ukraine xác nhận mất chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA Abrams thứ 4, vị trí vẫn nằm gần làng Berdychi ở ngoại ô phía tây thành phố Avdivika. Nó được cho là đã bị tên lửa Kornet của Quân đội Nga tiêu diệt.Theo một số thông tin, Lữ đoàn tác chiến đặc biệt cận vệ độc lập số 24 của Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng Kornet để tiêu diệt chiếc xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine.Vào giữa tháng 2 vừa qua, Quân đội Ukraine phải rút lui khỏi Avdiivka, một thành phố trọng điểm ở tỉnh Donetsk, đây là một thất bại nặng nề khác của quân đội Ukraine sau trận Bakhmut vào tháng 5/2023.Trong giai đoạn rút khỏi Avdiivka, Quân đội Ukraine đã tung một trung đội gồm 4 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA Abrams do Mỹ viện trợ vào mặt trận Avdiivka. Nhưng khi những xe tăng này đến nơi đã bị quân Nga săn lùng và tiêu diệt.Một trung đội xe tăng thông thường bao gồm 4 xe tăng chiến đấu chủ lực, tuy nhiên do tình hình đặc biệt của chiến trường Ukraine, nên hiếm khi có trường hợp cả cụm xe tăng cùng xuất kích, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu theo hình thức tấn công đơn lẻ.Tên lửa chống tăng Kornet được lực lượng đặc biệt của Nga sử dụng lần này để tiêu diệt chiếc xe tăng M1A1 Abrams là tên lửa chống tăng thế hệ thứ ba. Tên lửa sử dụng đầu đạn xuyên giáp nối tiếp hai giai đoạn, hay còn gọi là đầu đạn Tandem.Đầu đạn trước của tên lửa Kornet dùng để xuyên thủng và kích nổ lớp giáp phản ứng nổ, còn đầu đạn chính phía sau dùng để xuyên giáp chính của xe tăng và có thể xuyên thủng lớp giáp dày tương đương 1.200 mm thép đồng nhất (RHA).Sức mạnh khủng khiếp của tên lửa Kornet đủ sức phá hủy lớp giáp của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA do Mỹ sản xuất. Kornet cũng là loại tên lửa chống tăng tiêu chuẩn, được phát triển ban đầu nhằm vào các xe tăng phương Tây thế hệ thứ ba như M1A1 Abrams của Mỹ hay Leopard 2 của Đức.Đòn đánh của tên lửa Kornet rất mạnh nên chiếc xe tăng M1A1 Abrams thứ tư của Ukraine bị quân Nga tiêu diệt lần này về cơ bản đã bị phá hủy hoàn toàn, toàn bộ chiếc xe đã bị ngọn lửa thiêu rụi thành sắt vụn sau vụ nổ.Điều đặc biệt là tiêu diệt chiếc xe tăng M1A1 Abrams thứ tư của Ukraine, do Lữ đoàn tác chiến đặc biệt cận vệ độc lập số 24, thuộc lực lượng đặc biệt GRU của Nga. Vậy GRU là lực lượng gì? Có nhiệm vụ gì trên chiến trường Ukraine?"GRU" là tên viết tắt của Cục Tình báo Quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga, được thành lập vào những năm 1950. Nguyên soái Zhukov, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã đề xuất với Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, thành lập lực lượng hoạt động tình báo đặc biệt ở các quân khu biên giới.Các đơn vị GRU có nhiệm vụ, khi xảy ra chiến tranh hoặc khủng hoảng trước chiến tranh, có thể bí mật thâm nhập vào sau phòng tuyến của địch để thực hiện các hoạt động trinh sát hoặc phá hoại, có khả năng chiến đấu rất mạnh. Ví dụ, trong cuộc chiến ở Afghanistan, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô đã cử hơn 6.000 quân GRU tới chiến trường Afghanistan; sau 10 năm tham chiến, lực lượng này thiệt hại là 191 người, nhưng hơn 5.000 quân thánh chiến (mujahideen) Afghanistan đã bị tiêu diệt. Họ cũng là lực lượng cuối cùng của Quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan. Sau khi Liên Xô tan rã, lực lượng đặc biệt GRU không bị ảnh hưởng nhiều. Hiện nay, Nga có 24 lữ đoàn đặc nhiệm được huấn luyện bài bản với tổng quân số khoảng 30.000 quân và và các lực lượng đặc biệt GRU đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên bang Nga.Lực lượng chiến đấu viên chủ yếu của GRU bao gồm quân nhân hợp đồng; còn tất cả lực lượng GRU đều là quân nhân chuyên nghiệp, chứ không sử dụng lính nghĩa vụ, nên giàu kinh nghiệm, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ như xâm nhập vào hậu cứ đối phương, trinh sát và phá hoại.Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, các lữ đoàn hoạt động đặc biệt độc lập của GRU cũng đã được tung vào chiến trường và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở một số hướng quan trọng, đồng thời cũng chịu tổn thất nặng nề. Ví dụ, lữ đoàn trưởng của Lữ đoàn tác chiến đặc biệt cận vệ 14 đã hy sinh trong chiến đấu ở chiến trường Ukraine.Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), có bằng chứng xác thực về việc lực lượng GRU của Nga triển khai trên lãnh thổ Ukraine. Các sĩ quan của GRU đã thâm nhập khu vực Donetsk và Luhansk, trực tiếp điều phối và cung cấp hỗ trợ tài chính, vật chất và kỹ thuật cho quân nổi dậy thân Nga (Nguồn ảnh: Reuters, Sputnik, Topwar).
Mới đây, Quân đội Ukraine xác nhận mất chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA Abrams thứ 4, vị trí vẫn nằm gần làng Berdychi ở ngoại ô phía tây thành phố Avdivika. Nó được cho là đã bị tên lửa Kornet của Quân đội Nga tiêu diệt.
Theo một số thông tin, Lữ đoàn tác chiến đặc biệt cận vệ độc lập số 24 của Quân đội Nga đã sử dụng tên lửa chống tăng Kornet để tiêu diệt chiếc xe tăng M1A1 Abrams của Ukraine.
Vào giữa tháng 2 vừa qua, Quân đội Ukraine phải rút lui khỏi Avdiivka, một thành phố trọng điểm ở tỉnh Donetsk, đây là một thất bại nặng nề khác của quân đội Ukraine sau trận Bakhmut vào tháng 5/2023.
Trong giai đoạn rút khỏi Avdiivka, Quân đội Ukraine đã tung một trung đội gồm 4 xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA Abrams do Mỹ viện trợ vào mặt trận Avdiivka. Nhưng khi những xe tăng này đến nơi đã bị quân Nga săn lùng và tiêu diệt.
Một trung đội xe tăng thông thường bao gồm 4 xe tăng chiến đấu chủ lực, tuy nhiên do tình hình đặc biệt của chiến trường Ukraine, nên hiếm khi có trường hợp cả cụm xe tăng cùng xuất kích, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ chiến đấu theo hình thức tấn công đơn lẻ.
Tên lửa chống tăng Kornet được lực lượng đặc biệt của Nga sử dụng lần này để tiêu diệt chiếc xe tăng M1A1 Abrams là tên lửa chống tăng thế hệ thứ ba. Tên lửa sử dụng đầu đạn xuyên giáp nối tiếp hai giai đoạn, hay còn gọi là đầu đạn Tandem.
Đầu đạn trước của tên lửa Kornet dùng để xuyên thủng và kích nổ lớp giáp phản ứng nổ, còn đầu đạn chính phía sau dùng để xuyên giáp chính của xe tăng và có thể xuyên thủng lớp giáp dày tương đương 1.200 mm thép đồng nhất (RHA).
Sức mạnh khủng khiếp của tên lửa Kornet đủ sức phá hủy lớp giáp của xe tăng chiến đấu chủ lực M1A1 SA do Mỹ sản xuất. Kornet cũng là loại tên lửa chống tăng tiêu chuẩn, được phát triển ban đầu nhằm vào các xe tăng phương Tây thế hệ thứ ba như M1A1 Abrams của Mỹ hay Leopard 2 của Đức.
Đòn đánh của tên lửa Kornet rất mạnh nên chiếc xe tăng M1A1 Abrams thứ tư của Ukraine bị quân Nga tiêu diệt lần này về cơ bản đã bị phá hủy hoàn toàn, toàn bộ chiếc xe đã bị ngọn lửa thiêu rụi thành sắt vụn sau vụ nổ.
Điều đặc biệt là tiêu diệt chiếc xe tăng M1A1 Abrams thứ tư của Ukraine, do Lữ đoàn tác chiến đặc biệt cận vệ độc lập số 24, thuộc lực lượng đặc biệt GRU của Nga. Vậy GRU là lực lượng gì? Có nhiệm vụ gì trên chiến trường Ukraine?
"GRU" là tên viết tắt của Cục Tình báo Quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu Nga, được thành lập vào những năm 1950. Nguyên soái Zhukov, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã đề xuất với Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, thành lập lực lượng hoạt động tình báo đặc biệt ở các quân khu biên giới.
Các đơn vị GRU có nhiệm vụ, khi xảy ra chiến tranh hoặc khủng hoảng trước chiến tranh, có thể bí mật thâm nhập vào sau phòng tuyến của địch để thực hiện các hoạt động trinh sát hoặc phá hoại, có khả năng chiến đấu rất mạnh.
Ví dụ, trong cuộc chiến ở Afghanistan, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên Xô đã cử hơn 6.000 quân GRU tới chiến trường Afghanistan; sau 10 năm tham chiến, lực lượng này thiệt hại là 191 người, nhưng hơn 5.000 quân thánh chiến (mujahideen) Afghanistan đã bị tiêu diệt. Họ cũng là lực lượng cuối cùng của Quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan.
Sau khi Liên Xô tan rã, lực lượng đặc biệt GRU không bị ảnh hưởng nhiều. Hiện nay, Nga có 24 lữ đoàn đặc nhiệm được huấn luyện bài bản với tổng quân số khoảng 30.000 quân và và các lực lượng đặc biệt GRU đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tổng tham mưu Quân đội Liên bang Nga.
Lực lượng chiến đấu viên chủ yếu của GRU bao gồm quân nhân hợp đồng; còn tất cả lực lượng GRU đều là quân nhân chuyên nghiệp, chứ không sử dụng lính nghĩa vụ, nên giàu kinh nghiệm, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ như xâm nhập vào hậu cứ đối phương, trinh sát và phá hoại.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, các lữ đoàn hoạt động đặc biệt độc lập của GRU cũng đã được tung vào chiến trường và thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở một số hướng quan trọng, đồng thời cũng chịu tổn thất nặng nề. Ví dụ, lữ đoàn trưởng của Lữ đoàn tác chiến đặc biệt cận vệ 14 đã hy sinh trong chiến đấu ở chiến trường Ukraine.
Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), có bằng chứng xác thực về việc lực lượng GRU của Nga triển khai trên lãnh thổ Ukraine. Các sĩ quan của GRU đã thâm nhập khu vực Donetsk và Luhansk, trực tiếp điều phối và cung cấp hỗ trợ tài chính, vật chất và kỹ thuật cho quân nổi dậy thân Nga (Nguồn ảnh: Reuters, Sputnik, Topwar).