Phía Nga cho biết nước này sẵn sàng cung cấp các chiến đấu cơ Su-35 ngay khi Ankara đưa ra yêu cầu. Quá trình thực hiện hợp đồng này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng bởi cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Nguồn ảnh: BI.Động thái này của Nga được truyền thông phương Tây cho là hành động mang tính "an ủi" với Thổ Nhĩ Kỳ sau việc quốc gia này bị Mỹ gạch tên khỏi chương trình nghiên cứu F-35 và mất luôn quyền sở hữu loại chiến đấu cơ này trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.Nước đi mang tính "an ủi" của Nga có vẻ khó có thể khiến Ankara tỏ ra hài lòng được, ít nhất thì cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng Su-35 chỉ là loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ chứ không phải tiêm kích thế hệ năm như F-35. Nguồn ảnh: BI.Ngoài ra, kể cả Nga có sẵn máy bay để chuyển giao, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ cần phải đào toạ nhân lực, huấn luyện phi công, xây dựng cơ sở hạ tầng,... mất nhiều năm trời trước khi có thể vận hành trơn tru được loại tiêm kích này. Nguồn ảnh: BI.Ngoài ra, giới chuyên gia nhận định rằng sẽ có nhiều khả năng Nga sẵn sàng mời Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chương trình nghiên cứu Su-57 của quốc gia này hoặc ít nhất đặt Ankara làm quốc gia ưu tiên để bán những lô Su-57 xuất khẩu đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.Su-57 hiện tại là chiến đấu cơ thế hệ năm đang được Nga nghiên cứu và dần hoàn thiện. Tuy nhiên trong chương trình phát triển Su-57, Ấn Độ đã rút lui giữa đường để lại cho Nga rất nhiều khó khăn đặc biệt là về mặt tài chính. Nguồn ảnh: BI.Việc chọn Thổ Nhĩ Kỳ làm quốc gia phát triển chung Su-57 có vẻ là điều khó có thể xảy ra, ít nhất là trong thời điểm hiện tại khi mà chưa có gì đảm bảo Ankara sẽ không một lần nữa "trở mặt" với đồng minh của mình nhưng ít nhất, Moscow cũng có thể trông chờ vào việc kêu gọi tiền đầu tư từ quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.Nếu được tham gia vào chương trình phát triển Su-57 của Nga - dù là tham gia với bất cứ tư cách nào - thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tham gia được tới hai dự án phát triển tiêm kích thế hệ năm từ nước ngoài. Nguồn ảnh: BI.Việc tham gia vào các chương trình phát triển siêu vũ khí hiện đại này chắc chắn sẽ là bước đà để Ankara có thể tự sản xuất được hoặc ít nhất là nghiên cứu được công nghệ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 trong tương lai. Nguồn ảnh: BI. Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Su-57 của Không quân Nga cất cánh.
Phía Nga cho biết nước này sẵn sàng cung cấp các chiến đấu cơ Su-35 ngay khi Ankara đưa ra yêu cầu. Quá trình thực hiện hợp đồng này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng bởi cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đều tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này. Nguồn ảnh: BI.
Động thái này của Nga được truyền thông phương Tây cho là hành động mang tính "an ủi" với Thổ Nhĩ Kỳ sau việc quốc gia này bị Mỹ gạch tên khỏi chương trình nghiên cứu F-35 và mất luôn quyền sở hữu loại chiến đấu cơ này trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Nước đi mang tính "an ủi" của Nga có vẻ khó có thể khiến Ankara tỏ ra hài lòng được, ít nhất thì cũng có thể dễ dàng nhận ra rằng Su-35 chỉ là loại chiến đấu cơ thế hệ 4++ chứ không phải tiêm kích thế hệ năm như F-35. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra, kể cả Nga có sẵn máy bay để chuyển giao, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ cần phải đào toạ nhân lực, huấn luyện phi công, xây dựng cơ sở hạ tầng,... mất nhiều năm trời trước khi có thể vận hành trơn tru được loại tiêm kích này. Nguồn ảnh: BI.
Ngoài ra, giới chuyên gia nhận định rằng sẽ có nhiều khả năng Nga sẵn sàng mời Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào chương trình nghiên cứu Su-57 của quốc gia này hoặc ít nhất đặt Ankara làm quốc gia ưu tiên để bán những lô Su-57 xuất khẩu đầu tiên. Nguồn ảnh: BI.
Su-57 hiện tại là chiến đấu cơ thế hệ năm đang được Nga nghiên cứu và dần hoàn thiện. Tuy nhiên trong chương trình phát triển Su-57, Ấn Độ đã rút lui giữa đường để lại cho Nga rất nhiều khó khăn đặc biệt là về mặt tài chính. Nguồn ảnh: BI.
Việc chọn Thổ Nhĩ Kỳ làm quốc gia phát triển chung Su-57 có vẻ là điều khó có thể xảy ra, ít nhất là trong thời điểm hiện tại khi mà chưa có gì đảm bảo Ankara sẽ không một lần nữa "trở mặt" với đồng minh của mình nhưng ít nhất, Moscow cũng có thể trông chờ vào việc kêu gọi tiền đầu tư từ quốc gia này. Nguồn ảnh: BI.
Nếu được tham gia vào chương trình phát triển Su-57 của Nga - dù là tham gia với bất cứ tư cách nào - thì Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới tham gia được tới hai dự án phát triển tiêm kích thế hệ năm từ nước ngoài. Nguồn ảnh: BI.
Việc tham gia vào các chương trình phát triển siêu vũ khí hiện đại này chắc chắn sẽ là bước đà để Ankara có thể tự sản xuất được hoặc ít nhất là nghiên cứu được công nghệ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 trong tương lai. Nguồn ảnh: BI.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ Su-57 của Không quân Nga cất cánh.