Trên chiến trường Bakhmut, Không quân Nga đã điều động các máy bay chiến đấu Su-35S để hỗ trợ tấn công mặt đất, mặc dù đây là hành động rất nguy hiểm, bởi những chiến đấu cơ hiện đại này của Nga vẫn sử dụng vũ khí thông thường, nên phải tiếp cận gần mục tiêu và như vậy rất dễ “dính” tên lửa phòng không vác vai của Quân đội Ukraine.Nên nhớ rằng Su-35 là chiến đấu cơ chủ yếu dùng để chiếm ưu thế trên không; các chuyên gia quân sự độc lập cho rằng, các đơn vị tiêm kích Su-35 của Không quân Nga duy trì tỷ lệ “chiến thắng 100%”, trong các trận không chiến với Không quân Ukraine.Đặc biệt, phi công lái Su-35 xuất sắc nhất Ilya Pereberkin, người được phong tặng danh hiệu “Anh hùng nước Nga”, có lẽ đã trở thành phi công bắn hạ nhiều máy bay đối phương nhất thế giới trong thế kỷ 21 này.Đặc biệt là từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, không có bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Ukraine dám cất cánh để đối đầu với máy bay chiến đấu Su-35; điều này cho thấy khả năng chiếm ưu thế trên không thượng thừa của loại chiến đấu cơ này.Máy bay chiến đấu Su-35 là một phiên bản cải tiến cao nhất của gia đình Su-27, sử dụng hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số tích hợp (fly-by-wire) mới. So với “đàn anh” Su-27, Su-35 là máy bay chiến đấu có thể điều khiển dễ dàng hơn, an toàn hơn và có thời gian hoạt động trên không dài hơn.Radar Snow Leopard được trang bị trên máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, về lý thuyết có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ 3 mét vuông ở cự ly 300 km. Kết hợp với radar tầm siêu xa này là tên lửa không đối không R-77-1, tên lửa chống bức xạ không đối đất Kh-31P và tên lửa không đối không tầm cực xa R-37M.Trên thực tế, máy bay chiến đấu Su-35 nhấn mạnh nhất vào khả năng không chiến của nó. Trong chiến đấu chiếm ưu thế trên không, Su-35 có radar và tên lửa không đối không tầm xa, nhiệm vụ chính của chúng là đánh chặn máy bay địch ở sâu trong tuyến phòng thủ của đối phương, không cho máy bay địch tiếp cận khu vực chiến tuyến.Các loại chiến đấu cơ tấn công mặt đất chủ yếu của Không quân Nga là các loại tiêm kích bom và cường kích mặt đất như Su-34, Su-24 và Su-25. Nhưng hiện tại Ukraine không có máy bay chiến đấu tham chiến, nên các máy bay chiến đấu Su-35 cũng đã được quân đội Nga sử dụng trong các cuộc tấn công mặt đất.Tuy nhiên khi làm nhiệm vụ cường kích mặt đất, tiêm kích Su-35 là loại chiến đấu cơ “rất bình thường”, thậm chí còn hay gặp nguy hiểm. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 3-4 tiêm kích Su-35 bị tên lửa phòng không Ukraine bắn hạ.Cho đến nay, do không thể phá hủy triệt để những hệ thống phòng không mặt đất của Quân đội Ukraine, nên tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Nga đã thiệt hại khoảng 70-80 máy bay chiến đấu các loại, trong đó một nửa là trực thăng.Tại khu vực Donbass, đặc biệt là ở “chảo lửa” Bakhmut, quân đội Ukraine chưa từng triển khai tên lửa phòng không dã chiến tiên tiến của phương Tây. Chủ yếu là các tổ hợp tên lửa phòng không S-300, Buk-M1 và 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất và một số ít tên lửa phòng không vác vai Stinger do Mỹ viện trợ. Không quân Nga đã quen thuộc với những tên lửa này và họ biết phạm vi, khả năng tấn công cũng như điểm yếu của tên lửa phòng không Ukraine, nên có thể tự tin bắn phá mục tiêu mặt đất bằng những vũ khí trong tầm hỏa lực phòng không của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên, lần này, quân đội Ukraine đã bí mật điều động dàn tên lửa phòng không NASAMS mà Mỹ mới viện trợ, trước đó được bố trí bảo vệ thủ đô Kiev đến chiến trường Bakhmut và hành động này của Quân đội Ukraine hoàn toàn gây bất ngờ cho Không quân Nga. Hiện tại Quân đội Ukraine chỉ có 5 tổ hợp tên lửa phòng không NASAMS của Mỹ và một tổ hợp tên lửa phòng không Iris-T của Đức. Chúng chủ yếu được triển khai bảo vệ các nhà máy điện và ở các thành phố lớn như Kiev và Kharkov để đánh chặn tên lửa hành trình của Nga và chưa bao giờ được triển khai ra tiền tuyến.Nhưng lần này, quân đội Ukraine đã bí mật triển khai tên lửa phòng không NASAMS tới Bakhmut, điều này đã khiến Không quân Nga bất ngờ và trực tiếp bắn hạ chiếc tiêm kích Su-35. Quả tên lửa từ hệ thống NASAMS với vận tốc Mach 4 đã bắn hạ chiếc chiến đấu cơ Su-35.Theo ước tính, nếu quân đội Ukraine có 100 hệ thống tên lửa phòng không NASAMS, thì lực lượng không quân Nga và các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình sẽ chịu tổn thất nặng nề. Tuy nhiên Mỹ cũng không có nhiều hệ thống phòng không NASAMS để viện trợ cho Ukraine và bây giờ, Ukraine chỉ có thể bí mật cơ động số tên lửa ít ỏi này, thực hiện chiến thuật bí mật phục kích, đánh nhanh rút nhanh. Tuy nhiên chiến thuật này cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Không quân Nga.
Trên chiến trường Bakhmut, Không quân Nga đã điều động các máy bay chiến đấu Su-35S để hỗ trợ tấn công mặt đất, mặc dù đây là hành động rất nguy hiểm, bởi những chiến đấu cơ hiện đại này của Nga vẫn sử dụng vũ khí thông thường, nên phải tiếp cận gần mục tiêu và như vậy rất dễ “dính” tên lửa phòng không vác vai của Quân đội Ukraine.
Nên nhớ rằng Su-35 là chiến đấu cơ chủ yếu dùng để chiếm ưu thế trên không; các chuyên gia quân sự độc lập cho rằng, các đơn vị tiêm kích Su-35 của Không quân Nga duy trì tỷ lệ “chiến thắng 100%”, trong các trận không chiến với Không quân Ukraine.
Đặc biệt, phi công lái Su-35 xuất sắc nhất Ilya Pereberkin, người được phong tặng danh hiệu “Anh hùng nước Nga”, có lẽ đã trở thành phi công bắn hạ nhiều máy bay đối phương nhất thế giới trong thế kỷ 21 này.
Đặc biệt là từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, không có bất kỳ máy bay chiến đấu nào của Ukraine dám cất cánh để đối đầu với máy bay chiến đấu Su-35; điều này cho thấy khả năng chiếm ưu thế trên không thượng thừa của loại chiến đấu cơ này.
Máy bay chiến đấu Su-35 là một phiên bản cải tiến cao nhất của gia đình Su-27, sử dụng hệ thống điều khiển bay kỹ thuật số tích hợp (fly-by-wire) mới. So với “đàn anh” Su-27, Su-35 là máy bay chiến đấu có thể điều khiển dễ dàng hơn, an toàn hơn và có thời gian hoạt động trên không dài hơn.
Radar Snow Leopard được trang bị trên máy bay chiến đấu Su-35 của Nga, về lý thuyết có thể phát hiện mục tiêu có diện tích phản xạ 3 mét vuông ở cự ly 300 km. Kết hợp với radar tầm siêu xa này là tên lửa không đối không R-77-1, tên lửa chống bức xạ không đối đất Kh-31P và tên lửa không đối không tầm cực xa R-37M.
Trên thực tế, máy bay chiến đấu Su-35 nhấn mạnh nhất vào khả năng không chiến của nó. Trong chiến đấu chiếm ưu thế trên không, Su-35 có radar và tên lửa không đối không tầm xa, nhiệm vụ chính của chúng là đánh chặn máy bay địch ở sâu trong tuyến phòng thủ của đối phương, không cho máy bay địch tiếp cận khu vực chiến tuyến.
Các loại chiến đấu cơ tấn công mặt đất chủ yếu của Không quân Nga là các loại tiêm kích bom và cường kích mặt đất như Su-34, Su-24 và Su-25. Nhưng hiện tại Ukraine không có máy bay chiến đấu tham chiến, nên các máy bay chiến đấu Su-35 cũng đã được quân đội Nga sử dụng trong các cuộc tấn công mặt đất.
Tuy nhiên khi làm nhiệm vụ cường kích mặt đất, tiêm kích Su-35 là loại chiến đấu cơ “rất bình thường”, thậm chí còn hay gặp nguy hiểm. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 3-4 tiêm kích Su-35 bị tên lửa phòng không Ukraine bắn hạ.
Cho đến nay, do không thể phá hủy triệt để những hệ thống phòng không mặt đất của Quân đội Ukraine, nên tính đến thời điểm hiện tại, Không quân Nga đã thiệt hại khoảng 70-80 máy bay chiến đấu các loại, trong đó một nửa là trực thăng.
Tại khu vực Donbass, đặc biệt là ở “chảo lửa” Bakhmut, quân đội Ukraine chưa từng triển khai tên lửa phòng không dã chiến tiên tiến của phương Tây. Chủ yếu là các tổ hợp tên lửa phòng không S-300, Buk-M1 và 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất và một số ít tên lửa phòng không vác vai Stinger do Mỹ viện trợ.
Không quân Nga đã quen thuộc với những tên lửa này và họ biết phạm vi, khả năng tấn công cũng như điểm yếu của tên lửa phòng không Ukraine, nên có thể tự tin bắn phá mục tiêu mặt đất bằng những vũ khí trong tầm hỏa lực phòng không của Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên, lần này, quân đội Ukraine đã bí mật điều động dàn tên lửa phòng không NASAMS mà Mỹ mới viện trợ, trước đó được bố trí bảo vệ thủ đô Kiev đến chiến trường Bakhmut và hành động này của Quân đội Ukraine hoàn toàn gây bất ngờ cho Không quân Nga.
Hiện tại Quân đội Ukraine chỉ có 5 tổ hợp tên lửa phòng không NASAMS của Mỹ và một tổ hợp tên lửa phòng không Iris-T của Đức. Chúng chủ yếu được triển khai bảo vệ các nhà máy điện và ở các thành phố lớn như Kiev và Kharkov để đánh chặn tên lửa hành trình của Nga và chưa bao giờ được triển khai ra tiền tuyến.
Nhưng lần này, quân đội Ukraine đã bí mật triển khai tên lửa phòng không NASAMS tới Bakhmut, điều này đã khiến Không quân Nga bất ngờ và trực tiếp bắn hạ chiếc tiêm kích Su-35. Quả tên lửa từ hệ thống NASAMS với vận tốc Mach 4 đã bắn hạ chiếc chiến đấu cơ Su-35.
Theo ước tính, nếu quân đội Ukraine có 100 hệ thống tên lửa phòng không NASAMS, thì lực lượng không quân Nga và các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình sẽ chịu tổn thất nặng nề.
Tuy nhiên Mỹ cũng không có nhiều hệ thống phòng không NASAMS để viện trợ cho Ukraine và bây giờ, Ukraine chỉ có thể bí mật cơ động số tên lửa ít ỏi này, thực hiện chiến thuật bí mật phục kích, đánh nhanh rút nhanh. Tuy nhiên chiến thuật này cũng gây ra những thiệt hại không nhỏ cho Không quân Nga.