Sau kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Không quân ta một số lượng các trực thăng tấn công vũ trang hạng nặng Mil Mi-24A với năng lực tác chiến ưu việt. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa vào vận hành các trực thăng tấn công.Các trực thăng Mi-24A này đã lập được rất nhiều chiến công hiển hách, trong đó đặc biệt có các thành tích truy quét và tiêu diệt các cụm cứ điểm phòng ngự của của địch trong xung đột biên giới Tây Nam. Loại trực thăng này đã gây ra những nỗi sợ hãi khủng khiếp cho kẻ thù bởi sức tấn công mạnh mẽ của mình.Tuy nhiên, kể từ khi bước sang thế kỷ XXI, các trực thăng Mil Mi-24A của Không quân Việt Nam đã lần lượt bị loại biên do hết tuổi thọ khung thân và hết niên hạn bay. Dù cho ta vẫn còn sử dụng nhiều trực thăng Mi-8 từ thời Kháng chiến chống Mỹ vốn có tuổi thọ cao hơn Mi-24 cũng như thời gian sử dụng lâu hơn.Điều này là bởi các trực thăng Mi-24A là loại Mi-24 đời đầu, có thiết kế khác biệt đôi chút so với các trực thăng Mi-24 thế hệ sau, có thể dễ dàng nhận ra nhất là ở khoang lái. Do đó, nó thiếu sự đồng bộ với các thế hệ sau và thiếu các khả năng gia tăng niên hạn.Kể từ khi cho loại biên những trực thăng vũ trang Mi-24 từ những năm 2000 cho đến nay, Không quân ta chưa có loại cùng phân khúc để thay thế và ta đang thiếu các trực thăng có khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ.Thay vào đó, các trực thăng vận tải Mil Mi-8/17 được sử dụng cho cả nhiệm vụ vũ trang tấn công mặt đất chi viện đội hình lục quân ta tấn công trong một số trường hợp để thay thế cho nhiệm vụ của những chiếc Mi-24.Mi-8/17 có khả năng mang theo 6 pod rocket chia đều ở 2 bên cánh phụ, cho phép nó có thể công kích mặt đất hiệu quả giống như một trực thăng vũ trang thực thụ.Dẫu vậy, các trực thăng vũ trang chuyên dụng như Mi-24 có khả năng vũ trang và chiến đấu nhiều hơn là việc chỉ mang các pod phóng rocket như trên Mi-8/17, có thể kể đến như pháo hoặc súng máy ở mũi, khả năng triển khai tên lửa chống tăng,... Trong quá khứ, Việt Nam đã từng có trong biên chế khoảng 20 chiếc Mi-24.Với kinh nghiệm vận hành trực thăng tấn công, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục tái trang bị loại vũ khí nguy hiểm này vào biên chế trong thời gian tới, một trong những ứng cử viên sáng giá là các trực thăng tấn công Mil Mi-35 do Nga sản xuất.Mil Mi-35 là phiên bản xuất khẩu của thế hệ Mi-24V/P có khả năng tác chiến mạnh mẽ và hoả lực đáng gờm. Cùng với đó là do đã ta có những kinh nghiệm nhiều năm vận hành Mi-24A, do đó cũng sẽ không tốn quá nhiều công sức để ta có thể hoàn toàn làm chủ những chiếc Mi-24 thế hệ mới hơn, nhằm nâng cao sức mạnh của quân đội. Nguồn ảnh: TL. Cận cảnh trực thăng vũ trang Mil Mi-24 tới nay vẫn được một vài quốc gia tiếp tục sử dụng.
Sau kháng chiến chống Mỹ, Liên Xô đã viện trợ cho Không quân ta một số lượng các trực thăng tấn công vũ trang hạng nặng Mil Mi-24A với năng lực tác chiến ưu việt. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đưa vào vận hành các trực thăng tấn công.
Các trực thăng Mi-24A này đã lập được rất nhiều chiến công hiển hách, trong đó đặc biệt có các thành tích truy quét và tiêu diệt các cụm cứ điểm phòng ngự của của địch trong xung đột biên giới Tây Nam. Loại trực thăng này đã gây ra những nỗi sợ hãi khủng khiếp cho kẻ thù bởi sức tấn công mạnh mẽ của mình.
Tuy nhiên, kể từ khi bước sang thế kỷ XXI, các trực thăng Mil Mi-24A của Không quân Việt Nam đã lần lượt bị loại biên do hết tuổi thọ khung thân và hết niên hạn bay. Dù cho ta vẫn còn sử dụng nhiều trực thăng Mi-8 từ thời Kháng chiến chống Mỹ vốn có tuổi thọ cao hơn Mi-24 cũng như thời gian sử dụng lâu hơn.
Điều này là bởi các trực thăng Mi-24A là loại Mi-24 đời đầu, có thiết kế khác biệt đôi chút so với các trực thăng Mi-24 thế hệ sau, có thể dễ dàng nhận ra nhất là ở khoang lái. Do đó, nó thiếu sự đồng bộ với các thế hệ sau và thiếu các khả năng gia tăng niên hạn.
Kể từ khi cho loại biên những trực thăng vũ trang Mi-24 từ những năm 2000 cho đến nay, Không quân ta chưa có loại cùng phân khúc để thay thế và ta đang thiếu các trực thăng có khả năng tấn công mặt đất mạnh mẽ.
Thay vào đó, các trực thăng vận tải Mil Mi-8/17 được sử dụng cho cả nhiệm vụ vũ trang tấn công mặt đất chi viện đội hình lục quân ta tấn công trong một số trường hợp để thay thế cho nhiệm vụ của những chiếc Mi-24.
Mi-8/17 có khả năng mang theo 6 pod rocket chia đều ở 2 bên cánh phụ, cho phép nó có thể công kích mặt đất hiệu quả giống như một trực thăng vũ trang thực thụ.
Dẫu vậy, các trực thăng vũ trang chuyên dụng như Mi-24 có khả năng vũ trang và chiến đấu nhiều hơn là việc chỉ mang các pod phóng rocket như trên Mi-8/17, có thể kể đến như pháo hoặc súng máy ở mũi, khả năng triển khai tên lửa chống tăng,... Trong quá khứ, Việt Nam đã từng có trong biên chế khoảng 20 chiếc Mi-24.
Với kinh nghiệm vận hành trực thăng tấn công, Việt Nam hoàn toàn có thể tiếp tục tái trang bị loại vũ khí nguy hiểm này vào biên chế trong thời gian tới, một trong những ứng cử viên sáng giá là các trực thăng tấn công Mil Mi-35 do Nga sản xuất.
Mil Mi-35 là phiên bản xuất khẩu của thế hệ Mi-24V/P có khả năng tác chiến mạnh mẽ và hoả lực đáng gờm. Cùng với đó là do đã ta có những kinh nghiệm nhiều năm vận hành Mi-24A, do đó cũng sẽ không tốn quá nhiều công sức để ta có thể hoàn toàn làm chủ những chiếc Mi-24 thế hệ mới hơn, nhằm nâng cao sức mạnh của quân đội. Nguồn ảnh: TL.
Cận cảnh trực thăng vũ trang Mil Mi-24 tới nay vẫn được một vài quốc gia tiếp tục sử dụng.