Mặc dù Nga đã chào bán máy bay vận tải hạng nặng thế hệ mới Il-76MD-90A cho đồng minh thân thiết Kazakhstan, nhưng Nur-Sultan lại khiến Moscow thất vọng khi chọn hàng châu Âu A400M.Những hình ảnh đầu tiên về chiếc A-400M cho Kazakhstan đã xuất hiện, đáng chú ý khi chiếc máy bay đầu tiên của phương Tây được sơn các biểu tượng có liên quan đến Liên Xô cũ.Theo Airbus, ngày 1/9/2021, Cộng hòa Kazakhstan đã đặt hàng 2 máy bay Airbus A400M và trở thành nhà khai thác thứ 9 và là nước Trung Á đầu tiên đặt mua loại máy bay cực kỳ đắt đỏ này.Với việc giao máy bay đầu tiên dự kiến vào năm 2024, hợp đồng bao gồm gói hỗ trợ bảo trì và đào tạo hoàn chỉnh.Michael Schoellhorn, Giám đốc điều hành của Airbus Defense and Space cho biết: “A400M sẽ trở thành nền tảng cho các hoạt động vận tải đường không mang tính chiến lược và chiến thuật của Kazakhstan”.Trong Không quân Kazakhstan, A400M sẽ hoạt động cùng với những chiếc C295 (sản phẩm khác do Airbus Military chế tạo), cũng như An-12BP Cub, An-24 Coke, An-26 Curl , An-72 Coaler và An-2 Colt.Năm 2014, A400M đã thực hiện chuyến bay trình diễn ở Kazakhstan, mở đường cho việt đặt mua 7 năm sau.A-400M được đánh giá là loại máy bay vận tải quân sự cánh quạt hiện đại bậc nhất thế giới.Ý tưởng chế tạo A-400M xuất hiện từ đầu những năm 1980 nhằm giúp các nước châu Âu nâng cao năng lực vận tải quân sự và không phụ thuộc vào các máy bay Mỹ.Tuy nhiên, chương trình A-400M đã bị kéo dài và cho tới tận tháng 12/2009, chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này mới được thực hiện.Cho tới nay, chương trình A-400M được cho là đã ngốn khoảng 20 tỷ euro của các nước thành viên phát triển.Tuy thế những gì loại máy bay này thể hiện được coi là xứng đáng với công sức và tiền của đổ ra của các thành viên phát triển chúng.Tham gia dự án này ban đầu có 8 nước gồm Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Luxembourg với tổng số lượng đặt hàng dự kiến lên tới 212 chiếc.Tuy nhiên, sau đó Italia rút lui và số lượng đặt hàng được điều chỉnh xuống còn 174 chiếc.Trong số đó, Đức đặt hàng nhiều nhất với 60 chiếc, sau đó giảm xuống còn 53 chiếc. Pháp đứng thứ hai với 50 chiếc.Tiếp theo trong danh sách này là Tây Ban Nha (27 chiếc), Anh (22 chiếc), Thổ Nhĩ Kỳ (10 chiếc), Bỉ (7 chiếc) và Luxembourg (1 chiếc).A-400M có sải cánh rộng 42,4m, dài 45,1m, khoang chở hàng có thể tích khoảng 356m3, có thể chứa những trang bị cỡ lớn như trực thăng, xe chở tên lửa, xe bọc thép.Trọng lượng lớn nhất khi cất cánh của máy bay là 141 tấn, trọng lượng máy bay khi chưa chở hàng là 76,5 tấn, tải trọng tối đa 37 tấn.Một lần cất cánh có thể chuyên chở 120 binh sĩ, tốc độ bay đường trường ở độ cao 14.100m lên tới 0,68 - 0,72 Mach, gần bằng tốc độ máy bay phản lực.Khả năng hành trình khi mãn tải là 5.000km. Trong trường hợp hỗ trợ binh lính nhảy dù, A-400M có thể bay với vận tốc cực chậm 200km/h.Điểm độc đáo của chiếc A400M đó là mặc dù trọng lượng rất lớn nhưng quãng đường cất - hạ cánh trên đường băng chiến thuật lần lượt chỉ là 980 và 770 m.Đặc biệt hơn theo nhà sản xuất, chiếc A400M thậm chí có thể cất hạ cánh trực tiếp ngay trên nền cát sa mạc hoặc thậm chí là bãi biển thông thường, đây là ưu điểm lớn của nó so với chiếc Il-76MD-90A do Nga chế tạo.
Mặc dù Nga đã chào bán máy bay vận tải hạng nặng thế hệ mới Il-76MD-90A cho đồng minh thân thiết Kazakhstan, nhưng Nur-Sultan lại khiến Moscow thất vọng khi chọn hàng châu Âu A400M.
Những hình ảnh đầu tiên về chiếc A-400M cho Kazakhstan đã xuất hiện, đáng chú ý khi chiếc máy bay đầu tiên của phương Tây được sơn các biểu tượng có liên quan đến Liên Xô cũ.
Theo Airbus, ngày 1/9/2021, Cộng hòa Kazakhstan đã đặt hàng 2 máy bay Airbus A400M và trở thành nhà khai thác thứ 9 và là nước Trung Á đầu tiên đặt mua loại máy bay cực kỳ đắt đỏ này.
Với việc giao máy bay đầu tiên dự kiến vào năm 2024, hợp đồng bao gồm gói hỗ trợ bảo trì và đào tạo hoàn chỉnh.
Michael Schoellhorn, Giám đốc điều hành của Airbus Defense and Space cho biết: “A400M sẽ trở thành nền tảng cho các hoạt động vận tải đường không mang tính chiến lược và chiến thuật của Kazakhstan”.
Trong Không quân Kazakhstan, A400M sẽ hoạt động cùng với những chiếc C295 (sản phẩm khác do Airbus Military chế tạo), cũng như An-12BP Cub, An-24 Coke, An-26 Curl , An-72 Coaler và An-2 Colt.
Năm 2014, A400M đã thực hiện chuyến bay trình diễn ở Kazakhstan, mở đường cho việt đặt mua 7 năm sau.
A-400M được đánh giá là loại máy bay vận tải quân sự cánh quạt hiện đại bậc nhất thế giới.
Ý tưởng chế tạo A-400M xuất hiện từ đầu những năm 1980 nhằm giúp các nước châu Âu nâng cao năng lực vận tải quân sự và không phụ thuộc vào các máy bay Mỹ.
Tuy nhiên, chương trình A-400M đã bị kéo dài và cho tới tận tháng 12/2009, chuyến bay đầu tiên của loại máy bay này mới được thực hiện.
Cho tới nay, chương trình A-400M được cho là đã ngốn khoảng 20 tỷ euro của các nước thành viên phát triển.
Tuy thế những gì loại máy bay này thể hiện được coi là xứng đáng với công sức và tiền của đổ ra của các thành viên phát triển chúng.
Tham gia dự án này ban đầu có 8 nước gồm Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ và Luxembourg với tổng số lượng đặt hàng dự kiến lên tới 212 chiếc.
Tuy nhiên, sau đó Italia rút lui và số lượng đặt hàng được điều chỉnh xuống còn 174 chiếc.
Trong số đó, Đức đặt hàng nhiều nhất với 60 chiếc, sau đó giảm xuống còn 53 chiếc. Pháp đứng thứ hai với 50 chiếc.
Tiếp theo trong danh sách này là Tây Ban Nha (27 chiếc), Anh (22 chiếc), Thổ Nhĩ Kỳ (10 chiếc), Bỉ (7 chiếc) và Luxembourg (1 chiếc).
A-400M có sải cánh rộng 42,4m, dài 45,1m, khoang chở hàng có thể tích khoảng 356m3, có thể chứa những trang bị cỡ lớn như trực thăng, xe chở tên lửa, xe bọc thép.
Trọng lượng lớn nhất khi cất cánh của máy bay là 141 tấn, trọng lượng máy bay khi chưa chở hàng là 76,5 tấn, tải trọng tối đa 37 tấn.
Một lần cất cánh có thể chuyên chở 120 binh sĩ, tốc độ bay đường trường ở độ cao 14.100m lên tới 0,68 - 0,72 Mach, gần bằng tốc độ máy bay phản lực.
Khả năng hành trình khi mãn tải là 5.000km. Trong trường hợp hỗ trợ binh lính nhảy dù, A-400M có thể bay với vận tốc cực chậm 200km/h.
Điểm độc đáo của chiếc A400M đó là mặc dù trọng lượng rất lớn nhưng quãng đường cất - hạ cánh trên đường băng chiến thuật lần lượt chỉ là 980 và 770 m.
Đặc biệt hơn theo nhà sản xuất, chiếc A400M thậm chí có thể cất hạ cánh trực tiếp ngay trên nền cát sa mạc hoặc thậm chí là bãi biển thông thường, đây là ưu điểm lớn của nó so với chiếc Il-76MD-90A do Nga chế tạo.