Trong tuần vừa qua, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công mẫu tên lửa đối hạm hiện đại nhất của nước này mang tên LRASM. Đây là loại tên lửa diệt hạm tầm xa có khả năng phóng đi từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau. Hình ảnh LRASM được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer trong cuộc thử nghiệm hôm 12/12. Nguồn ảnh: Sina.Giống với loại tên lửa diệt hạm Harpoon trước đây của Mỹ, LRASM được trang bị hệ thống dẫn đường với độ nhạy cực cao kèm theo đó là tốc độ cận âm, cho phép nó bắn trung những mục tiêu ở khoảng cách lớn nhất có thể. Nguồn ảnh: Sina.Loại tên lửa diệt hạm thế hệ mới này có giá dự kiến từ 700.000 tới 1 triệu USD cho mỗi quả. Được phát triển bởi Lockhead Martin, tên lửa diệt hạm LRASM dự kiến sẽ được sử dụng thay thế cho các tên lửa chống hạm Harpoon vốn đã nằm trong biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1977 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.Tầm bắn hiệu quả của LRASM được xác định vào khoảng 930 km, tuy nhiên, theo thông tin chưa được xác nhận của phía Hải quân Mỹ, tầm bắn này sẽ giảm xuống chỉ còn 560 km khi LRASM mang theo các thiết bị cảm biến cao cấp, cho phép nó bắn chính xác hơn nhưng lại có tầm bắn chỉ 560 km. Nguồn ảnh: Sina.Tên lửa LRASM có trọng lượng tổng cộng 1.100 kg, trong đó đầu đạn nổ mảnh nó mang theo có trọng lượng tổng cộng 450 kg. Thậm chí, tên lửa LRASM còn được hứa hẹn có khả năng tàng hình trước các radar của đối phương và tự xác định mục tiêu trên đường bay chứ không cần nạp dữ liệu mục tiêu từ trước khi phóng. Nguồn ảnh: Sina.LRASM được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại cùng với radar dẫn đường chủ động. Ngoài khả năng chống hạm, LRASM cũng có kèm khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất hay đối đất. Nguồn ảnh: Sina.Cơ cấu phóng của tên lửa LRASM rất linh hoạt, loại tên lửa này có khả năng phóng từ hệ thống giếng phóng trên các tàu khu trục, phóng đi từ các máy bay ném bom chiến lược hoặc từ các máy bay chiến thuật. Nguồn ảnh: Sina.Hiện tại, tên lửa đối hạm LRASM đã được thử nghiệm và hoàn toàn tương thích với các cơ cấu phóng từ máy bay B-1B Lancer, F/A-18E/F, bệ phóng thẳng đừng Mark 41 và từ các chiến đấu cơ F-35 Lightning II. Nguồn ảnh: Wiki.Cận cảnh tên lửa diệt hạm thế hệ mới LRASM được lắp trên cánh của chiến đấu cơ F/A-18E. Nguồn ảnh: Youtube.Trong tương lai, tên lửa LRASM sẽ được trang bị vào biên chế của Không quân Mỹ từ năm 2018 và Hải quân Mỹ từ năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: National. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa diệt hạm LRASM được phóng đi từ giếng phóng thẳng đứng Mk 41 trên một khu trục hạm của Hải quân Mỹ. Nguồn: Youtube.
Trong tuần vừa qua, Mỹ đã tiến hành thử nghiệm thành công mẫu tên lửa đối hạm hiện đại nhất của nước này mang tên LRASM. Đây là loại tên lửa diệt hạm tầm xa có khả năng phóng đi từ nhiều cơ cấu phóng khác nhau. Hình ảnh LRASM được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer trong cuộc thử nghiệm hôm 12/12. Nguồn ảnh: Sina.
Giống với loại tên lửa diệt hạm Harpoon trước đây của Mỹ, LRASM được trang bị hệ thống dẫn đường với độ nhạy cực cao kèm theo đó là tốc độ cận âm, cho phép nó bắn trung những mục tiêu ở khoảng cách lớn nhất có thể. Nguồn ảnh: Sina.
Loại tên lửa diệt hạm thế hệ mới này có giá dự kiến từ 700.000 tới 1 triệu USD cho mỗi quả. Được phát triển bởi Lockhead Martin, tên lửa diệt hạm LRASM dự kiến sẽ được sử dụng thay thế cho các tên lửa chống hạm Harpoon vốn đã nằm trong biên chế Hải quân Mỹ từ năm 1977 tới nay. Nguồn ảnh: Sina.
Tầm bắn hiệu quả của LRASM được xác định vào khoảng 930 km, tuy nhiên, theo thông tin chưa được xác nhận của phía Hải quân Mỹ, tầm bắn này sẽ giảm xuống chỉ còn 560 km khi LRASM mang theo các thiết bị cảm biến cao cấp, cho phép nó bắn chính xác hơn nhưng lại có tầm bắn chỉ 560 km. Nguồn ảnh: Sina.
Tên lửa LRASM có trọng lượng tổng cộng 1.100 kg, trong đó đầu đạn nổ mảnh nó mang theo có trọng lượng tổng cộng 450 kg. Thậm chí, tên lửa LRASM còn được hứa hẹn có khả năng tàng hình trước các radar của đối phương và tự xác định mục tiêu trên đường bay chứ không cần nạp dữ liệu mục tiêu từ trước khi phóng. Nguồn ảnh: Sina.
LRASM được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại cùng với radar dẫn đường chủ động. Ngoài khả năng chống hạm, LRASM cũng có kèm khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất hay đối đất. Nguồn ảnh: Sina.
Cơ cấu phóng của tên lửa LRASM rất linh hoạt, loại tên lửa này có khả năng phóng từ hệ thống giếng phóng trên các tàu khu trục, phóng đi từ các máy bay ném bom chiến lược hoặc từ các máy bay chiến thuật. Nguồn ảnh: Sina.
Hiện tại, tên lửa đối hạm LRASM đã được thử nghiệm và hoàn toàn tương thích với các cơ cấu phóng từ máy bay B-1B Lancer, F/A-18E/F, bệ phóng thẳng đừng Mark 41 và từ các chiến đấu cơ F-35 Lightning II. Nguồn ảnh: Wiki.
Cận cảnh tên lửa diệt hạm thế hệ mới LRASM được lắp trên cánh của chiến đấu cơ F/A-18E. Nguồn ảnh: Youtube.
Trong tương lai, tên lửa LRASM sẽ được trang bị vào biên chế của Không quân Mỹ từ năm 2018 và Hải quân Mỹ từ năm 2019 tới đây. Nguồn ảnh: National.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh tên lửa diệt hạm LRASM được phóng đi từ giếng phóng thẳng đứng Mk 41 trên một khu trục hạm của Hải quân Mỹ. Nguồn: Youtube.