Truyền thông Iran mới đây vừa đăng tải phương tiện mang phóng tự hành kiểu mới trang bị cho các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển của Hải quân Iran. Theo đó, mẫu bệ phóng này được thiết kế trên cơ sở một chiếc ô tô tải nhỏ vốn dùng cho hoạt động của người dân. Nguồn ảnh: SinaĐây là dạng ngụy trang được đánh giá là rất nguy hiểm trong chiến tranh – bởi các lực lượng trinh sát khó mà phân biệt được đâu là ô tô chở dân, đâu là ô tô chở vũ khí. Trong ảnh, tên lửa diệt hạm Noor rời bệ phóng đặc biệt của Iran. Nguồn ảnh: SinaDo thùng xe khá nhỏ nên mỗi bệ phóng như thế này chỉ mang được đủ một ống phóng cùng một đạn tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: SinaTuy nhiên, chúng có khả năng cơ động nhanh, ẩn núp tốt, ngụy trang hòa vào các thành phố rất tốt, và tất nhiên là triển khai nhanh gọn – phù hợp với các chiến thuật chiến tranh du kích. Nguồn ảnh: SinaPhương tiện mang phóng tên lửa chống hạm của Iran trong một cuộc duyệt binh. Nguồn ảnh: SinaThực tế, đây không phải là lần đầu tiên Iran sử dụng các dòng ô tô tải dân sự để làm bệ phóng tên lửa. Trước đó nhiều năm, nước này chủ yếu dùng các mẫu ô tô tải hạng nhẹ - hạng nặng để làm bệ phóng tên lửa bờ. Nguồn ảnh: WikipediaCó nằm mơ Mỹ và các nước phương Tây không ngờ những dòng ô tô tải của họ đang được Iran sử dụng như một thứ vũ khí nguy hiểm với các chiến hạm hiện đại. Nguồn ảnh: WikipediaLoại tên lửa chống hạm mà Iran sử dụng trên các bệ phóng này đa phần thuộc họ "Noor" - một phiên bản của Iran chế tạo trên cơ sở mẫu C-802 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: IRNAIran năm 1995 đã cố gắng ký hợp đồng mua C-802, thế nhưng do sức ép từ Mỹ mà chỉ 60 quả được bàn giao. Trên cơ sở đó, Iran đã sao chép lại và cho ra đời mẫu tên lửa Noor vào năm 2000, ban đầu chỉ có tầm bắn khoảng 30km. Nguồn ảnh: WikipediaSau nhiều nỗ lực nâng cấp, phiên bản sản xuất năm 2006 đã tăng tầm bắn lên 170km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động sóng mm DM-3B có khả năng kháng nhiễu mạnh. Năm 2011, họ tiếp tục ra mắt phiên bản nâng cấp Qader có tầm phóng được tiết lộ là lên tới 200km. Năm 2012, trong cuộc tập trận Velayete-90, Iran tuyên bố thử thành công tên lửa Noor được nâng cấp khả năng kháng nhiễu và bắt bám mục tiêu. Đáng chú ý, Iran sẵn sàng xuất khẩu phiên bản Noor có tầm bắn 120km – theo một số nguồn tin, Syria đã nhận một ít. Nguồn ảnh: WikipediaNgoài phiên bản phóng từ đất liền, tên lửa chống hạm Noor có thể triển khai từ trực thăng Mi-17, máy bay tiêm kích F-4 và các tàu tên lửa nhỏ. Nguồn ảnh: Sina
Truyền thông Iran mới đây vừa đăng tải phương tiện mang phóng tự hành kiểu mới trang bị cho các tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển của Hải quân Iran. Theo đó, mẫu bệ phóng này được thiết kế trên cơ sở một chiếc ô tô tải nhỏ vốn dùng cho hoạt động của người dân. Nguồn ảnh: Sina
Đây là dạng ngụy trang được đánh giá là rất nguy hiểm trong chiến tranh – bởi các lực lượng trinh sát khó mà phân biệt được đâu là ô tô chở dân, đâu là ô tô chở vũ khí. Trong ảnh, tên lửa diệt hạm Noor rời bệ phóng đặc biệt của Iran. Nguồn ảnh: Sina
Do thùng xe khá nhỏ nên mỗi bệ phóng như thế này chỉ mang được đủ một ống phóng cùng một đạn tên lửa chống hạm. Nguồn ảnh: Sina
Tuy nhiên, chúng có khả năng cơ động nhanh, ẩn núp tốt, ngụy trang hòa vào các thành phố rất tốt, và tất nhiên là triển khai nhanh gọn – phù hợp với các chiến thuật chiến tranh du kích. Nguồn ảnh: Sina
Phương tiện mang phóng tên lửa chống hạm của Iran trong một cuộc duyệt binh. Nguồn ảnh: Sina
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Iran sử dụng các dòng ô tô tải dân sự để làm bệ phóng tên lửa. Trước đó nhiều năm, nước này chủ yếu dùng các mẫu ô tô tải hạng nhẹ - hạng nặng để làm bệ phóng tên lửa bờ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Có nằm mơ Mỹ và các nước phương Tây không ngờ những dòng ô tô tải của họ đang được Iran sử dụng như một thứ vũ khí nguy hiểm với các chiến hạm hiện đại. Nguồn ảnh: Wikipedia
Loại tên lửa chống hạm mà Iran sử dụng trên các bệ phóng này đa phần thuộc họ "Noor" - một phiên bản của Iran chế tạo trên cơ sở mẫu C-802 của Trung Quốc. Nguồn ảnh: IRNA
Iran năm 1995 đã cố gắng ký hợp đồng mua C-802, thế nhưng do sức ép từ Mỹ mà chỉ 60 quả được bàn giao. Trên cơ sở đó, Iran đã sao chép lại và cho ra đời mẫu tên lửa Noor vào năm 2000, ban đầu chỉ có tầm bắn khoảng 30km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Sau nhiều nỗ lực nâng cấp, phiên bản sản xuất năm 2006 đã tăng tầm bắn lên 170km, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động sóng mm DM-3B có khả năng kháng nhiễu mạnh. Năm 2011, họ tiếp tục ra mắt phiên bản nâng cấp Qader có tầm phóng được tiết lộ là lên tới 200km. Năm 2012, trong cuộc tập trận Velayete-90, Iran tuyên bố thử thành công tên lửa Noor được nâng cấp khả năng kháng nhiễu và bắt bám mục tiêu. Đáng chú ý, Iran sẵn sàng xuất khẩu phiên bản Noor có tầm bắn 120km – theo một số nguồn tin, Syria đã nhận một ít. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ngoài phiên bản phóng từ đất liền, tên lửa chống hạm Noor có thể triển khai từ trực thăng Mi-17, máy bay tiêm kích F-4 và các tàu tên lửa nhỏ. Nguồn ảnh: Sina