Theo trang tin quân sự Militarnyi của Ukraine, bức ảnh chụp pháo tự hành 2S43 Malva của Nga được nhà nghiên cứu về thủy quân lục chiến Kriegsforscher và trang tình báo nguồn mở OSINT đăng trên mạng xã hội X (Twitter) ngày 2/6.Các nguồn tin này cho biết: "Malva thuộc Lữ đoàn pháo binh số 9 của Lực lượng Vũ trang Nga, đã bị một máy bay không người lái trinh sát tầm xa phát hiện ở vùng Belgorod, khu vực biên giới của Nga". Belgorod giáp với vùng Kharkov, nơi lực lượng Nga vừa mở chiến dịch tấn công mới hôm 10/5.Theo các chuyên gia, Quân đội Nga nhận được lô pháo tự hành đầu tiên này vào tháng 10/2023 và trước đó, vào tháng 7/2023, Malva đã vượt qua các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước kéo dài 3 năm.Pháo tự hành Malva lần đầu tiên xuất hiện trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt vào năm ngoái như một phần của hoạt động chiến đấu thử nghiệm. Trong quá trình hoạt động chiến đấu trên thực địa đã cho thấy hiệu quả cao của pháo tự hành Malva. Hợp đồng cung cấp loại pháo tự hành này cho quân đội Nga được ký vào tháng 8 năm 2023. Theo thông tin sơ bộ, 2S43 Malva dự kiến sẽ trang bị cho các lữ đoàn pháo binh, bao gồm cả các đơn vị đổ bộ đường không.Pháo tự hành 2S43 Malva được Viện nghiên cứu trung tâm Burevestnik (CSRI) phát triển như một phần của công trình phát triển Sketch. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2019 và ra mắt vào năm 2020, pháo tự hành 2S43 Malva đánh dấu bước phát triển quan trọng trong kho vũ khí pháo binh của Nga. 2S43 Malva được thiết kế để tấn công sở chỉ huy, công trình phòng thủ, phá hủy các khẩu đội pháo binh và hệ thống phòng không của đối phương.2S43 Malva có thể sử dụng mọi loại đạn và hoạt động ở chế độ tấn công liên tục. Loại pháo tự hành này cũng rất linh hoạt trong việc di chuyển và né tránh hỏa lực đáp trả nhờ khung gầm bánh lốp.2S43 Malva được trang bị pháo 152 mm 2A64 tương tự như pháo tự hành bánh xích 2S19 Msta-S. Tổng cơ số đạn mang theo là 30 viên và tốc độ bắn là 7 quả/phút. Pháo có thể tiêu diệt hầu hết mọi vật thể bằng đạn nổ phân mảnh ở cự ly hơn 24 km.2S43 Malva có tổng trọng lượng khoảng 30 tấn, được trang bị động cơ diesel YaMZ, công suất 470 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ 80 km/h. Tập đoàn Rostec cho biết, pháo tự hành 2S43 Malva có tầm hoạt động đạt 1.000km trên đường bằng chỉ với một bình nhiên liệu và có thể được vận chuyển bằng máy bay Il-76.Theo các chuyên gia, pháo tự hành 2S43 Malva kiểu bánh lốp là vũ khí kiểu mới, phù hợp cho các hoạt động tác chiến của lực lượng phản ứng nhanh Liên bang Nga hiện nay, đặc biệt là lực lượng đổ bộ đường không. Loại pháo này sẽ không thể nhảy dù đổ bộ, song nó có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự. Khi di chuyển trên đường bộ, phiên bản xe bánh lốp sẽ có lợi thế lớn về tính cơ động so với xe bánh xích. Khung gầm có bánh xe giúp giảm chi phí lắp đặt và kéo dài tuổi thọ của vũ khí.Khả năng di chuyển cơ động của pháo tự hành kiểu mới này được cung cấp bởi loại khung gầm mọi địa hình BAZ-6010-027 của Nhà máy ô tô Bryansk, với thiết kế bánh xe 8x8. Việc lắp đặt pháo tự hành theo cấu trúc mở, không có giáp bổ sung hoặc tháp pháo giúp trọng lượng xe nhẹ hơn. Với cơ số đạn 30 viên, trọng lượng của Malva là khoảng 32 tấn, nhẹ hơn 1/4 so với khẩu pháo Msta-S. Nhiều khả năng trong tương lai, 2S42 Malva là phiên bản thay thế cho pháo tự hành 2A65 Msta-B và 2S1 Gvozdika.Chuyên gia quân sự Nga Alexei Khlopotov cho rằng, việc lắp đặt các hệ thống vũ khí trên trục cơ sở đang là xu hướng toàn cầu hiện nay. Theo đó, kỹ thuật này rất lý tưởng cho các lực lượng viễn chinh.“Pháo tự hành bố trí trên khung gầm bánh xe có khả năng cơ động hơn, nguồn lực lâu dài hơn, rẻ hơn và dễ bảo trì hơn… Các phương tiện có bánh sẽ di chuyển qua các sa mạc và thảo nguyên mà không gặp vấn đề gì, chưa kể nhiều vùng lãnh thổ đã có mạng lưới đường bộ ít nhiều phát triển”, chuyên gia nhận định. “Ngoài ra, sự hiện diện của khung gầm 8 bánh giúp giảm tải trọng trục, giúp tăng cường khả năng cơ động hơn”.
Theo trang tin quân sự Militarnyi của Ukraine, bức ảnh chụp pháo tự hành 2S43 Malva của Nga được nhà nghiên cứu về thủy quân lục chiến Kriegsforscher và trang tình báo nguồn mở OSINT đăng trên mạng xã hội X (Twitter) ngày 2/6.
Các nguồn tin này cho biết: "Malva thuộc Lữ đoàn pháo binh số 9 của Lực lượng Vũ trang Nga, đã bị một máy bay không người lái trinh sát tầm xa phát hiện ở vùng Belgorod, khu vực biên giới của Nga". Belgorod giáp với vùng Kharkov, nơi lực lượng Nga vừa mở chiến dịch tấn công mới hôm 10/5.
Theo các chuyên gia, Quân đội Nga nhận được lô pháo tự hành đầu tiên này vào tháng 10/2023 và trước đó, vào tháng 7/2023, Malva đã vượt qua các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước kéo dài 3 năm.
Pháo tự hành Malva lần đầu tiên xuất hiện trong khu vực hoạt động quân sự đặc biệt vào năm ngoái như một phần của hoạt động chiến đấu thử nghiệm. Trong quá trình hoạt động chiến đấu trên thực địa đã cho thấy hiệu quả cao của pháo tự hành Malva. Hợp đồng cung cấp loại pháo tự hành này cho quân đội Nga được ký vào tháng 8 năm 2023. Theo thông tin sơ bộ, 2S43 Malva dự kiến sẽ trang bị cho các lữ đoàn pháo binh, bao gồm cả các đơn vị đổ bộ đường không.
Pháo tự hành 2S43 Malva được Viện nghiên cứu trung tâm Burevestnik (CSRI) phát triển như một phần của công trình phát triển Sketch. Được công bố lần đầu tiên vào năm 2019 và ra mắt vào năm 2020, pháo tự hành 2S43 Malva đánh dấu bước phát triển quan trọng trong kho vũ khí pháo binh của Nga. 2S43 Malva được thiết kế để tấn công sở chỉ huy, công trình phòng thủ, phá hủy các khẩu đội pháo binh và hệ thống phòng không của đối phương.
2S43 Malva có thể sử dụng mọi loại đạn và hoạt động ở chế độ tấn công liên tục. Loại pháo tự hành này cũng rất linh hoạt trong việc di chuyển và né tránh hỏa lực đáp trả nhờ khung gầm bánh lốp.
2S43 Malva được trang bị pháo 152 mm 2A64 tương tự như pháo tự hành bánh xích 2S19 Msta-S. Tổng cơ số đạn mang theo là 30 viên và tốc độ bắn là 7 quả/phút. Pháo có thể tiêu diệt hầu hết mọi vật thể bằng đạn nổ phân mảnh ở cự ly hơn 24 km.
2S43 Malva có tổng trọng lượng khoảng 30 tấn, được trang bị động cơ diesel YaMZ, công suất 470 mã lực, cho phép nó di chuyển với tốc độ 80 km/h. Tập đoàn Rostec cho biết, pháo tự hành 2S43 Malva có tầm hoạt động đạt 1.000km trên đường bằng chỉ với một bình nhiên liệu và có thể được vận chuyển bằng máy bay Il-76.
Theo các chuyên gia, pháo tự hành 2S43 Malva kiểu bánh lốp là vũ khí kiểu mới, phù hợp cho các hoạt động tác chiến của lực lượng phản ứng nhanh Liên bang Nga hiện nay, đặc biệt là lực lượng đổ bộ đường không. Loại pháo này sẽ không thể nhảy dù đổ bộ, song nó có thể được vận chuyển bằng máy bay vận tải quân sự. Khi di chuyển trên đường bộ, phiên bản xe bánh lốp sẽ có lợi thế lớn về tính cơ động so với xe bánh xích. Khung gầm có bánh xe giúp giảm chi phí lắp đặt và kéo dài tuổi thọ của vũ khí.
Khả năng di chuyển cơ động của pháo tự hành kiểu mới này được cung cấp bởi loại khung gầm mọi địa hình BAZ-6010-027 của Nhà máy ô tô Bryansk, với thiết kế bánh xe 8x8. Việc lắp đặt pháo tự hành theo cấu trúc mở, không có giáp bổ sung hoặc tháp pháo giúp trọng lượng xe nhẹ hơn. Với cơ số đạn 30 viên, trọng lượng của Malva là khoảng 32 tấn, nhẹ hơn 1/4 so với khẩu pháo Msta-S. Nhiều khả năng trong tương lai, 2S42 Malva là phiên bản thay thế cho pháo tự hành 2A65 Msta-B và 2S1 Gvozdika.
Chuyên gia quân sự Nga Alexei Khlopotov cho rằng, việc lắp đặt các hệ thống vũ khí trên trục cơ sở đang là xu hướng toàn cầu hiện nay. Theo đó, kỹ thuật này rất lý tưởng cho các lực lượng viễn chinh.
“Pháo tự hành bố trí trên khung gầm bánh xe có khả năng cơ động hơn, nguồn lực lâu dài hơn, rẻ hơn và dễ bảo trì hơn… Các phương tiện có bánh sẽ di chuyển qua các sa mạc và thảo nguyên mà không gặp vấn đề gì, chưa kể nhiều vùng lãnh thổ đã có mạng lưới đường bộ ít nhiều phát triển”, chuyên gia nhận định. “Ngoài ra, sự hiện diện của khung gầm 8 bánh giúp giảm tải trọng trục, giúp tăng cường khả năng cơ động hơn”.