Theo tờ Forbes của Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden đang nỗ lực xây dựng một Liên minh có thể ngăn chặn Nga tấn công Ukraine. Không khó để tìm thấy sự đồng thuận, nhưng Mỹ biết rằng, không một quốc gia châu Âu nào, muốn chiến đấu vì Ukraine, và người châu Âu cũng biết rằng, Mỹ cũng vậy. Trên thực tế, Nga không muốn chiếm đóng Ukraine, mặc dù với khả năng hiện nay, họ có thể dễ dàng chia Ukraine làm đôi và chiếm khu vực phía đông sông Dnepr; nhưng Nga chỉ đang sử dụng nó, như một phương tiện răn đe quân sự, để trấn áp Ukraine (khu vực màu đỏ là nơi dân tộc Nga sinh sống). Nga làm như vậy sẽ loại Ukraine khỏi NATO, cấm triển khai các căn cứ quân sự của phương Tây trên lãnh thổ láng giềng, và giảm thiểu hợp tác quân sự của Ukraine với các nước phương Tây càng sớm càng tốt.Để hiểu tại sao chiến dịch đe dọa của Tổng thống Nga Putin có khả năng mang lại kết quả, thì phải cần đặt trong bối cảnh cụ thể, khi xem xét một số sự kiện nổi bật về tình hình Ukraine, mà hiếm khi được đề cập trong các thông tin chính thống.Thứ nhất, đó là không ai trong các nước NATO, muốn Ukraine tham gia tổ chức quân sự này. Trong khi tăng cường quan hệ với phương Tây, là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky; đất nước tham nhũng và lạc hậu, sẽ không tạo thêm bất kỳ giá trị nào, cho NATO.Ngân sách quân sự của Ukraine đang thiếu trầm trọng, năm ngoái chỉ chi cho mua sắm vũ khí chưa đến 1 tỷ USD; đối mặt với môi trường địa chính trị phức tạp và khắc nghiệt như vậy, khoản chi quân sự này không đủ để đảm bảo an ninh cho Ukraine.Khi NATO mở rộng sau khi Liên Xô sụp đổ, một số cường quốc phương Tây tài trợ cho 90% Liên minh, đã đưa ra cam kết phòng thủ chung cho hàng chục quốc gia Đông Âu, chi tiêu thiếu ngân sách quân sự, nhưng muốn dựa vào chiếc ô NATO để đảm bảo an ninh.Trong bối cảnh đó, nhiều xích mích chính trị giữa các thành viên mới của NATO, đã khiến liên minh kém gắn kết. Ngày nay, điều cuối cùng mà Anh, Pháp và Mỹ muốn là bổ sung một “đối tác” yếu kém như Ukraine, sẽ chỉ càng làm NATO “rệu rã” và mất đoàn kết hơn mà thôi.Thứ hai, cử tri Mỹ cảm thấy mệt mỏi với vai trò “giải cứu thế giới” của các đời Tổng thống Mỹ. Trong quá khứ, Mỹ đã nhiều lần đưa quân đến hỗ trợ các chế độ tay sai thân Mỹ, ở xa lãnh thổ Mỹ, bao gồm Việt Nam, Lebanon, Somalia, Afghanistan, Iraq, v.v., nơi Mỹ thường không đạt được các mục tiêu đã nêu.Do vậy bất kỳ sự can dự nào của quân đội Mỹ ở Ukraine, có thể sẽ lặp lại sai lầm đó và mất đi sự ủng hộ của cử tri; mà những vấn đề này, trong các cuộc bầu cử lưỡng viện quốc hội và đặc biệt là tổng thống Mỹ, các đối thủ thường khai thác triệt để.Thứ ba, Nga vẫn là một siêu cường hạt nhân; Nga hiện có hàng nghìn đầu đạn hạt nhân; trong đó ít nhất 1.550 đầu đạn có thể tấn công lục địa Mỹ và hàng trăm đầu đạn khác có thể bao trùm châu Âu. Với năng lực vũ khí hạt nhân của Nga hiện tại, hoàn toàn có khả năng xóa sổ mọi thành phố quan trọng ở phương Tây chỉ trong vài giờ. Mặc dù mọi người đã quen với sự tồn tại của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này và cho rằng, chúng sẽ không bao giờ được sử dụng. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, các cuộc chiến tranh thông thường ở Đông Âu có khả năng leo thang đến mức có thể sử dụng vũ khí hạt nhân. Sự mở rộng lớn về phía đông của NATO, đã mở rộng chiếc ô hạt nhân của Mỹ đến mức không thể tin được; vì vậy xung đột với Nga về Ukraine là rất nguy hiểm và những lãnh đạo quốc gia có xu hướng làm những điều “điên rồ”, trong một cuộc khủng hoảng.Thứ tư là Ukraine quá gần với “trái tim” của Nga. Nga cho rằng, nhu cầu địa chính trị của họ, tạo thành một vùng đệm với phương Tây, là một trong những lý do để họ nỗ lực tăng cường quan hệ đồng minh với Belarus.Vì vậy, ý tưởng về sự hiện diện của NATO ở Ukraine, chắc chắn sẽ gây ra sự bất an ở Nga, không khác gì phản ứng của Mỹ, khi Liên Xô cố gắng triển khai tên lửa ở Cuba, đã gây ra cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962.Đây không chỉ là lý thuyết, nên biết rằng Kiev chỉ cách thủ đô Moscow 750 km, trong bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và các radar của Nga rất khó phát hiện ra chúng.Khi các máy bay chiến đấu tàng hình này trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật, chúng sẽ trở thành một lực lượng răn đe mạnh mẽ. Vì vậy, tất nhiên Nga muốn đẩy những chiếc F-35 này, càng xa lãnh thổ Nga càng tốt.Thứ năm, nếu các yêu cầu của Nga có thể được đáp ứng, Moscow sẽ dừng lại. Chính quyền Biden hiện đang quan tâm đến việc ngăn chặn cuộc chiến Nga-Ukraine đang cận kề hơn là tương lai xa.Rốt cuộc, việc tấn công và chiếm đóng một quốc gia lớn như Ukraine có thể khiến Nga phải trả giá và lượng sinh mạng khổng lồ, và điều đó thậm chí còn chưa tính đến các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nhưng nếu Mỹ và Ukraine cố tình vượt qua “ranh giới đỏ”, rất có thể Moscow sẽ sử dụng biện pháp quân sự. Do đó, nhiều khả năng chính quyền Biden sẽ chấp thuận yêu cầu của Nga, bằng cách ngầm đồng ý với các yêu cầu của Putin.Việc Ukraine không thể trở thành thành viên NATO, không có căn cứ quân sự phương Tây và ít nhận viện trợ quân sự, là kết quả có thể chấp nhận được đối với Nga. Hiện Chính phủ Mỹ đã không đưa ra bất kỳ cam kết chính thức nào, vì vậy cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được giải quyết êm thấm và Biden có thể quay trở lại các vấn đề trong nước, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến số phận của chính quyền của ông, hơn một đất nước Ukraine đầy tham nhũng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo tờ Forbes của Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden đang nỗ lực xây dựng một Liên minh có thể ngăn chặn Nga tấn công Ukraine. Không khó để tìm thấy sự đồng thuận, nhưng Mỹ biết rằng, không một quốc gia châu Âu nào, muốn chiến đấu vì Ukraine, và người châu Âu cũng biết rằng, Mỹ cũng vậy.
Trên thực tế, Nga không muốn chiếm đóng Ukraine, mặc dù với khả năng hiện nay, họ có thể dễ dàng chia Ukraine làm đôi và chiếm khu vực phía đông sông Dnepr; nhưng Nga chỉ đang sử dụng nó, như một phương tiện răn đe quân sự, để trấn áp Ukraine (khu vực màu đỏ là nơi dân tộc Nga sinh sống).
Nga làm như vậy sẽ loại Ukraine khỏi NATO, cấm triển khai các căn cứ quân sự của phương Tây trên lãnh thổ láng giềng, và giảm thiểu hợp tác quân sự của Ukraine với các nước phương Tây càng sớm càng tốt.
Để hiểu tại sao chiến dịch đe dọa của Tổng thống Nga Putin có khả năng mang lại kết quả, thì phải cần đặt trong bối cảnh cụ thể, khi xem xét một số sự kiện nổi bật về tình hình Ukraine, mà hiếm khi được đề cập trong các thông tin chính thống.
Thứ nhất, đó là không ai trong các nước NATO, muốn Ukraine tham gia tổ chức quân sự này. Trong khi tăng cường quan hệ với phương Tây, là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky; đất nước tham nhũng và lạc hậu, sẽ không tạo thêm bất kỳ giá trị nào, cho NATO.
Ngân sách quân sự của Ukraine đang thiếu trầm trọng, năm ngoái chỉ chi cho mua sắm vũ khí chưa đến 1 tỷ USD; đối mặt với môi trường địa chính trị phức tạp và khắc nghiệt như vậy, khoản chi quân sự này không đủ để đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Khi NATO mở rộng sau khi Liên Xô sụp đổ, một số cường quốc phương Tây tài trợ cho 90% Liên minh, đã đưa ra cam kết phòng thủ chung cho hàng chục quốc gia Đông Âu, chi tiêu thiếu ngân sách quân sự, nhưng muốn dựa vào chiếc ô NATO để đảm bảo an ninh.
Trong bối cảnh đó, nhiều xích mích chính trị giữa các thành viên mới của NATO, đã khiến liên minh kém gắn kết. Ngày nay, điều cuối cùng mà Anh, Pháp và Mỹ muốn là bổ sung một “đối tác” yếu kém như Ukraine, sẽ chỉ càng làm NATO “rệu rã” và mất đoàn kết hơn mà thôi.
Thứ hai, cử tri Mỹ cảm thấy mệt mỏi với vai trò “giải cứu thế giới” của các đời Tổng thống Mỹ. Trong quá khứ, Mỹ đã nhiều lần đưa quân đến hỗ trợ các chế độ tay sai thân Mỹ, ở xa lãnh thổ Mỹ, bao gồm Việt Nam, Lebanon, Somalia, Afghanistan, Iraq, v.v., nơi Mỹ thường không đạt được các mục tiêu đã nêu.
Do vậy bất kỳ sự can dự nào của quân đội Mỹ ở Ukraine, có thể sẽ lặp lại sai lầm đó và mất đi sự ủng hộ của cử tri; mà những vấn đề này, trong các cuộc bầu cử lưỡng viện quốc hội và đặc biệt là tổng thống Mỹ, các đối thủ thường khai thác triệt để.
Thứ ba, Nga vẫn là một siêu cường hạt nhân; Nga hiện có hàng nghìn đầu đạn hạt nhân; trong đó ít nhất 1.550 đầu đạn có thể tấn công lục địa Mỹ và hàng trăm đầu đạn khác có thể bao trùm châu Âu. Với năng lực vũ khí hạt nhân của Nga hiện tại, hoàn toàn có khả năng xóa sổ mọi thành phố quan trọng ở phương Tây chỉ trong vài giờ.
Mặc dù mọi người đã quen với sự tồn tại của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt này và cho rằng, chúng sẽ không bao giờ được sử dụng. Tuy nhiên thực tế không phải vậy, các cuộc chiến tranh thông thường ở Đông Âu có khả năng leo thang đến mức có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Sự mở rộng lớn về phía đông của NATO, đã mở rộng chiếc ô hạt nhân của Mỹ đến mức không thể tin được; vì vậy xung đột với Nga về Ukraine là rất nguy hiểm và những lãnh đạo quốc gia có xu hướng làm những điều “điên rồ”, trong một cuộc khủng hoảng.
Thứ tư là Ukraine quá gần với “trái tim” của Nga. Nga cho rằng, nhu cầu địa chính trị của họ, tạo thành một vùng đệm với phương Tây, là một trong những lý do để họ nỗ lực tăng cường quan hệ đồng minh với Belarus.
Vì vậy, ý tưởng về sự hiện diện của NATO ở Ukraine, chắc chắn sẽ gây ra sự bất an ở Nga, không khác gì phản ứng của Mỹ, khi Liên Xô cố gắng triển khai tên lửa ở Cuba, đã gây ra cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962.
Đây không chỉ là lý thuyết, nên biết rằng Kiev chỉ cách thủ đô Moscow 750 km, trong bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và các radar của Nga rất khó phát hiện ra chúng.
Khi các máy bay chiến đấu tàng hình này trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật, chúng sẽ trở thành một lực lượng răn đe mạnh mẽ. Vì vậy, tất nhiên Nga muốn đẩy những chiếc F-35 này, càng xa lãnh thổ Nga càng tốt.
Thứ năm, nếu các yêu cầu của Nga có thể được đáp ứng, Moscow sẽ dừng lại. Chính quyền Biden hiện đang quan tâm đến việc ngăn chặn cuộc chiến Nga-Ukraine đang cận kề hơn là tương lai xa.
Rốt cuộc, việc tấn công và chiếm đóng một quốc gia lớn như Ukraine có thể khiến Nga phải trả giá và lượng sinh mạng khổng lồ, và điều đó thậm chí còn chưa tính đến các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhưng nếu Mỹ và Ukraine cố tình vượt qua “ranh giới đỏ”, rất có thể Moscow sẽ sử dụng biện pháp quân sự. Do đó, nhiều khả năng chính quyền Biden sẽ chấp thuận yêu cầu của Nga, bằng cách ngầm đồng ý với các yêu cầu của Putin.
Việc Ukraine không thể trở thành thành viên NATO, không có căn cứ quân sự phương Tây và ít nhận viện trợ quân sự, là kết quả có thể chấp nhận được đối với Nga.
Hiện Chính phủ Mỹ đã không đưa ra bất kỳ cam kết chính thức nào, vì vậy cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được giải quyết êm thấm và Biden có thể quay trở lại các vấn đề trong nước, có nhiều khả năng ảnh hưởng đến số phận của chính quyền của ông, hơn một đất nước Ukraine đầy tham nhũng. Nguồn ảnh: Pinterest.