Máy bay chiến đấu F-14 Tomcat là loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng, là “xương sống” của lực lượng Không quân Iran trong hơn 45 năm qua.Vào giữa thập niên 1970, dưới thời vua Mohammad Reza Pahlavi, khi Iran còn là đồng minh của Mỹ, Iran đã được Mỹ ưu ái bán cho 80 chiếc tiêm kích F-14, để đối đầu với những chiếc MiG-25 hiện đại nhất của Liên Xô, được triển khai sát lãnh thổ Iran.F-14 là máy bay chiến đấu hạng nặng và đắt nhất của Mỹ vào thời điểm đó; phần lớn khách hàng Mỹ thường mua máy bay cấp thấp hơn và rẻ hơn như F-5E, F-16 và F-15. Nhưng Iran lại chọn F-14 và là khách hàng nước ngoài duy nhất mua loại máy bay này.F-14 rất thích hợp để tuần tra trên vùng lãnh thổ rộng lớn của Iran, do được trang bị radar cực mạnh và khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm xa hơn nhiều, so với bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của phương Tây.F-14 của Iran đã chứng tỏ khả năng chiến đấu cao trong Chiến tranh Iran-Iraq, và có thành tích tiêu diệt máy bay của Iraq nhiều hơn tất cả các loại vũ khí khác của Iran cộng lại; với 160 vụ bắn hạ máy bay Iraq, nhưng chỉ thiệt hại 3 chiếc trong không chiến.Tuy nhiên F-14 đã qua gần nửa thế kỷ khai thác, lại trong tình trạng bị Mỹ cấm vận ngặt nghèo, thiếu phụ tùng thay thế và không được bảo dưỡng chính hãng (Mỹ thậm chí còn phá hủy toàn bộ số F-14, để tránh phụ tùng rơi vào tay Iran trên thị trường chợ đen). Đã đến lúc số máy bay F-14 của Iran, cần phải được thay thế.Nếu F-14 loại biên, loại chiến đấu cơ nào có thể thay thế cho F-14, Iran đang xem xét là chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc. Đây là chiến đấu hạng nhẹ, một động cơ thuộc thế hệ 4. J-10C được coi là cạnh tranh hơn máy bay của Nga vì một số lý do sau.Trước hết J-10C là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, mà loại máy bay này Nga không có loại nào. Hiện J-10C đã được sản xuất ở quy mô lớn, với hơn 200 chiếc đã đi vào hoạt động trong ba năm, dẫn đến dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn, dẫn đến giá thành rẻ hơn.J-10C được trang bị các thiết bị điện tử và cảm biến tiên tiến hơn, yêu cầu bảo trì và chi phí sử dụng thấp hơn; có khả năng sử dụng tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn PL-15 và nhiều loại vũ khí dẫn đường do Trung Quốc sản xuất.Tuy nhiên, khi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với Iran hết hạn vào tháng 10/2020, do vậy việc mua các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bị đặt dấu hỏi. Tuy nhiên, Iran vẫn cần những chiến đấu hạng nhẹ, để phối hợp theo kiểu thấp-cao, gần-xa; nên việc mua J-10C vẫn có khả năng xảy ra.Nếu J-10C gia nhập Không quân Iran, nó sẽ đảm nhiệm vai trò gì? Thay thế F-14 hay các loại chiến đấu cơ đã cũ của Iran? Nên nhớ mặc dù đã cũ, nhưng F-14 được thiết kế như một máy bay chiến đấu tinh nhuệ cao cấp, mà ngay cả Quân đội Mỹ cũng phải “vật lộn” mới có thể mua và duy trì hoạt động.Iran cũng đã tích cực hiện đại hóa, bao gồm việc tích hợp các cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử mới, cũng như tên lửa không đối không Fakour 90 do Iran tự sản xuất, sao chép từ tên lửa AIM-54 của Mỹ.Ngược lại, J-10C được thiết kế như một loại máy bay hạng nhẹ có chi phí tương đối thấp, sẽ bổ sung cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc như J-20 và J-16. Do đó, J-10C chỉ có một động cơ, trang bị radar nhỏ hơn nhiều và chứa được ít nhiên liệu hơn các máy bay hạng nặng như F-14.F-14 được trang bị loại radar lớn nhất, từng được phát triển cho không chiến, và đã được Iran cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, về khả năng phát hiện mục tiêu của radar trên F-14 và J-10C là tương đương, do radar của Trung Quốc là loại quét mạng pha điện tử (AESA).Về khả năng tàng hình, J-10C khó bị phát hiện hơn F-14, do kích thước nhỏ hơn và sử dụng một số công nghệ tàng hình, bao gồm lớp phủ tàng hình tiên tiến và giảm tiết diện phản xạ radar của khung máy bay. Đây là một trong số các yếu tố cung cấp J-10C có lợi thế về khả năng sống sót.Mặc dù không có động cơ lớn như F-14, nhưng J-10C được trang bị động cơ vecto lực đẩy 3 chiều của Nga, cho máy bay khả năng cơ động tương đối tốt, nhất là khi chiến đấu trong tầm nhìn. Còn khả năng cơ động của F-14 không cao, mặc dù thiết kế “cánh cụp- cánh xòe”, giúp nó có khả năng cơ động cao hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ cùng thời.Về vũ khí, hiện F-14 có một lợi thế đáng kể là sử dụng tên lửa không đối không tầm xa nhất tại Trung Đông là Fakour 90, có tầm bắn ước tính 250-300km và tốc độ cao khoảng Mach 5. Là vũ khí đặc hiệu, để vô hiệu hóa các mục tiêu lớn như máy bay ném bom hạng nặng, cũng như máy bay chiến đấu.Tên lửa PL-15 của J-10C có thiết kế phức tạp hơn nhiều và có tầm bắn tương tự AIM-54, trong khi đủ nhỏ và nhẹ để có thể mang theo bằng các máy bay cỡ bình thường. PL-15 được trang bị radar AESA để dẫn đường và có các biện pháp đối phó tác chiến điện tử ưu việt, nên có độ chính xác cao hơn.Ngoài tên lửa không đối không tầm xa, J-10C có ưu thế rõ rệt hơn so với F-14 về vũ khí tiến công mặt đất. J-10C sử dụng tên lửa hành trình YJ-91, rất thích hợp để vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương và có tốc độ rất cao (Mach 3).Tuy nhiên với niên hạn sử dụng đã gần nửa thế kỷ, kích thước lớn và công nghệ chế tạo F-14 là của thập niên 1960 và đầu 1970, nên đồng nghĩa với việc yêu cầu bảo dưỡng của nó rất cao. Điều này không chỉ dẫn đến chi phí sử dụng cao hơn, mà còn khiến tỷ lệ xuất kích thấp hơn.Có nghĩa là trong thời kỳ chiến tranh, F-14 sẽ phải dành nhiều thời gian trên mặt đất hơn thời gian hoạt động trên không so với J-10C. Đây được cho là một yếu tố chính, trong quyết định của Hải quân Mỹ cho F-14 loại biên trước thời hạn; mặc dù một số khung máy bay đang hoạt động chưa đủ 15 tuổi.Nhìn chung, các máy bay chiến đấu J-10C và F-14 có thể kết hợp tốt trong không chiến, tùy thuộc vào mức độ hiệu quả các nâng cấp của Iran, đối với F-14; F-14 có thể phù hợp hơn với các vai trò cụ thể, bao gồm tuần tra các khu vực rộng lớn và đánh chặn các máy bay ném bom, AWACS và máy bay tiếp dầu bằng tên lửa Fakour 90 ở tầm rất xa.Có khả năng Iran sẽ chọn J-10C để thay thế các loại chiến đấu cơ cũ hơn như F-4E, F-5E, J-7; trong khi tiếp tục duy trì F-14. Và rất có thể, loại máy bay có thể thay thế F-14 là Su-30SM của Nga; trong đó J-10C giữ vai trò là chiến đấu cơ hạng nhẹ, hoạt động trong không phận và Su-30SM là chiến đấu cơ hạng nặng, đảm nhiệm vai trò của F-14 hiện nay và hơn nữa. Nguồn ảnh: QQ. Tiêm kích F-14 của Không quân Iran bay yểm trợ máy bay chiến lược Tu-95 của Không quân Nga. Nguồn: FlightNews.
Máy bay chiến đấu F-14 Tomcat là loại máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không hạng nặng, là “xương sống” của lực lượng Không quân Iran trong hơn 45 năm qua.
Vào giữa thập niên 1970, dưới thời vua Mohammad Reza Pahlavi, khi Iran còn là đồng minh của Mỹ, Iran đã được Mỹ ưu ái bán cho 80 chiếc tiêm kích F-14, để đối đầu với những chiếc MiG-25 hiện đại nhất của Liên Xô, được triển khai sát lãnh thổ Iran.
F-14 là máy bay chiến đấu hạng nặng và đắt nhất của Mỹ vào thời điểm đó; phần lớn khách hàng Mỹ thường mua máy bay cấp thấp hơn và rẻ hơn như F-5E, F-16 và F-15. Nhưng Iran lại chọn F-14 và là khách hàng nước ngoài duy nhất mua loại máy bay này.
F-14 rất thích hợp để tuần tra trên vùng lãnh thổ rộng lớn của Iran, do được trang bị radar cực mạnh và khả năng sử dụng tên lửa không đối không tầm xa hơn nhiều, so với bất kỳ loại máy bay chiến đấu nào khác của phương Tây.
F-14 của Iran đã chứng tỏ khả năng chiến đấu cao trong Chiến tranh Iran-Iraq, và có thành tích tiêu diệt máy bay của Iraq nhiều hơn tất cả các loại vũ khí khác của Iran cộng lại; với 160 vụ bắn hạ máy bay Iraq, nhưng chỉ thiệt hại 3 chiếc trong không chiến.
Tuy nhiên F-14 đã qua gần nửa thế kỷ khai thác, lại trong tình trạng bị Mỹ cấm vận ngặt nghèo, thiếu phụ tùng thay thế và không được bảo dưỡng chính hãng (Mỹ thậm chí còn phá hủy toàn bộ số F-14, để tránh phụ tùng rơi vào tay Iran trên thị trường chợ đen). Đã đến lúc số máy bay F-14 của Iran, cần phải được thay thế.
Nếu F-14 loại biên, loại chiến đấu cơ nào có thể thay thế cho F-14, Iran đang xem xét là chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc. Đây là chiến đấu hạng nhẹ, một động cơ thuộc thế hệ 4. J-10C được coi là cạnh tranh hơn máy bay của Nga vì một số lý do sau.
Trước hết J-10C là loại chiến đấu cơ hạng nhẹ, mà loại máy bay này Nga không có loại nào. Hiện J-10C đã được sản xuất ở quy mô lớn, với hơn 200 chiếc đã đi vào hoạt động trong ba năm, dẫn đến dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn, dẫn đến giá thành rẻ hơn.
J-10C được trang bị các thiết bị điện tử và cảm biến tiên tiến hơn, yêu cầu bảo trì và chi phí sử dụng thấp hơn; có khả năng sử dụng tên lửa không đối không phóng ngoài tầm nhìn PL-15 và nhiều loại vũ khí dẫn đường do Trung Quốc sản xuất.
Tuy nhiên, khi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ đối với Iran hết hạn vào tháng 10/2020, do vậy việc mua các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bị đặt dấu hỏi. Tuy nhiên, Iran vẫn cần những chiến đấu hạng nhẹ, để phối hợp theo kiểu thấp-cao, gần-xa; nên việc mua J-10C vẫn có khả năng xảy ra.
Nếu J-10C gia nhập Không quân Iran, nó sẽ đảm nhiệm vai trò gì? Thay thế F-14 hay các loại chiến đấu cơ đã cũ của Iran? Nên nhớ mặc dù đã cũ, nhưng F-14 được thiết kế như một máy bay chiến đấu tinh nhuệ cao cấp, mà ngay cả Quân đội Mỹ cũng phải “vật lộn” mới có thể mua và duy trì hoạt động.
Iran cũng đã tích cực hiện đại hóa, bao gồm việc tích hợp các cảm biến và hệ thống tác chiến điện tử mới, cũng như tên lửa không đối không Fakour 90 do Iran tự sản xuất, sao chép từ tên lửa AIM-54 của Mỹ.
Ngược lại, J-10C được thiết kế như một loại máy bay hạng nhẹ có chi phí tương đối thấp, sẽ bổ sung cho các máy bay chiến đấu tiên tiến của Trung Quốc như J-20 và J-16. Do đó, J-10C chỉ có một động cơ, trang bị radar nhỏ hơn nhiều và chứa được ít nhiên liệu hơn các máy bay hạng nặng như F-14.
F-14 được trang bị loại radar lớn nhất, từng được phát triển cho không chiến, và đã được Iran cải tiến đáng kể. Tuy nhiên, về khả năng phát hiện mục tiêu của radar trên F-14 và J-10C là tương đương, do radar của Trung Quốc là loại quét mạng pha điện tử (AESA).
Về khả năng tàng hình, J-10C khó bị phát hiện hơn F-14, do kích thước nhỏ hơn và sử dụng một số công nghệ tàng hình, bao gồm lớp phủ tàng hình tiên tiến và giảm tiết diện phản xạ radar của khung máy bay. Đây là một trong số các yếu tố cung cấp J-10C có lợi thế về khả năng sống sót.
Mặc dù không có động cơ lớn như F-14, nhưng J-10C được trang bị động cơ vecto lực đẩy 3 chiều của Nga, cho máy bay khả năng cơ động tương đối tốt, nhất là khi chiến đấu trong tầm nhìn. Còn khả năng cơ động của F-14 không cao, mặc dù thiết kế “cánh cụp- cánh xòe”, giúp nó có khả năng cơ động cao hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Mỹ cùng thời.
Về vũ khí, hiện F-14 có một lợi thế đáng kể là sử dụng tên lửa không đối không tầm xa nhất tại Trung Đông là Fakour 90, có tầm bắn ước tính 250-300km và tốc độ cao khoảng Mach 5. Là vũ khí đặc hiệu, để vô hiệu hóa các mục tiêu lớn như máy bay ném bom hạng nặng, cũng như máy bay chiến đấu.
Tên lửa PL-15 của J-10C có thiết kế phức tạp hơn nhiều và có tầm bắn tương tự AIM-54, trong khi đủ nhỏ và nhẹ để có thể mang theo bằng các máy bay cỡ bình thường. PL-15 được trang bị radar AESA để dẫn đường và có các biện pháp đối phó tác chiến điện tử ưu việt, nên có độ chính xác cao hơn.
Ngoài tên lửa không đối không tầm xa, J-10C có ưu thế rõ rệt hơn so với F-14 về vũ khí tiến công mặt đất. J-10C sử dụng tên lửa hành trình YJ-91, rất thích hợp để vô hiệu hóa hệ thống phòng không của đối phương và có tốc độ rất cao (Mach 3).
Tuy nhiên với niên hạn sử dụng đã gần nửa thế kỷ, kích thước lớn và công nghệ chế tạo F-14 là của thập niên 1960 và đầu 1970, nên đồng nghĩa với việc yêu cầu bảo dưỡng của nó rất cao. Điều này không chỉ dẫn đến chi phí sử dụng cao hơn, mà còn khiến tỷ lệ xuất kích thấp hơn.
Có nghĩa là trong thời kỳ chiến tranh, F-14 sẽ phải dành nhiều thời gian trên mặt đất hơn thời gian hoạt động trên không so với J-10C. Đây được cho là một yếu tố chính, trong quyết định của Hải quân Mỹ cho F-14 loại biên trước thời hạn; mặc dù một số khung máy bay đang hoạt động chưa đủ 15 tuổi.
Nhìn chung, các máy bay chiến đấu J-10C và F-14 có thể kết hợp tốt trong không chiến, tùy thuộc vào mức độ hiệu quả các nâng cấp của Iran, đối với F-14; F-14 có thể phù hợp hơn với các vai trò cụ thể, bao gồm tuần tra các khu vực rộng lớn và đánh chặn các máy bay ném bom, AWACS và máy bay tiếp dầu bằng tên lửa Fakour 90 ở tầm rất xa.
Có khả năng Iran sẽ chọn J-10C để thay thế các loại chiến đấu cơ cũ hơn như F-4E, F-5E, J-7; trong khi tiếp tục duy trì F-14. Và rất có thể, loại máy bay có thể thay thế F-14 là Su-30SM của Nga; trong đó J-10C giữ vai trò là chiến đấu cơ hạng nhẹ, hoạt động trong không phận và Su-30SM là chiến đấu cơ hạng nặng, đảm nhiệm vai trò của F-14 hiện nay và hơn nữa. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích F-14 của Không quân Iran bay yểm trợ máy bay chiến lược Tu-95 của Không quân Nga. Nguồn: FlightNews.