Trong cuốn sách vừa mới được cựu thủy thủ tàu ngầm Nga, ông Yuri Krutskikh xuất bản, có nhắc tới một chi tiết rất thú vị, đó là việc Liên Xô từng suýt "mất" một quả ngư lôi hạt nhân ở cảng Cam Ranh, Việt Nam, chỉ vì sự cố giấy tờ.Theo cuốn sách, các tàu ngầm lớp Foxtrot của Liên Xô khi đó thường xuyên làm nhiệm vụ tuần tra ở biển Đông và eo biển Malacca. Cảng Cam Ranh khi đó được Moscow thuê, để làm nơi tiếp tế hậu cần cho các chuyến tuần tra này.Theo quy tắc an toàn, mỗi khi tàu ngầm về căn cứ, ngư lôi hạt nhân trên tàu sẽ được tháo dỡ, đưa lên bờ cất giữ để tránh bị tình báo đối phương dòm ngó, hoặc xảy ra tai nạn trong cảng.Sự cố của chiếc tàu ngầm mà ông Yuri Krutskikh phục vụ xảy ra, khi vận chuyển hai quả ngư lôi hạt nhân lên bờ. Sau quả đầu tiên, trời bỗng nổi gió lớn và về nguyên tắc, việc chuyển ngư lôi sẽ bị dừng lại.Điều đáng nói là dù chỉ nhận một quả ngư lôi, bộ phận hậu cần của Liên Xô đóng tại quân cảng Cam Ranh, vẫn ghi biên nhận... đã nhận đủ hai quả. Điều này khiến cho một quả ngư lôi chưa được đưa lên bờ, bị "bỏ rơi" trên tàu ngầm Foxtrot.Thậm chí vào ngày hôm sau, khi thủy thủ đoàn gọi điện cho bộ phận hậu cần yêu cầu xe và cần cẩu ra cảng nhận nốt quả ngư lôi còn lại, nhân viên quân khí còn lớn tiếng quát rằng họ đã nhận đủ, ngư lôi đã vào kho.Trong phút chốc, thủy thủ đoàn trên chiếc tàu ngầm Foxtrot này của Liên Xô, đã tính tới chuyện mang quả ngư lôi bị bỏ rơi... đi bán. Ông Yuri kể lại trong cuốn sách của mình về việc lên ý tưởng bán quả ngư lôi cho Saddam Hussein, với giá hàng triệu USD.Tuy nhiên ý tưởng của họ chỉ tồn tại vài giờ, trước khi bộ phận hậu cần nhận ra vấn đề và đánh xe ra tận cảng, đòi lại quả ngư lôi thứ hai. Chỉ sau nửa giờ, quả ngư lôi thứ hai được đưa lên bờ và giấc mơ triệu phú của các thủy thủ đoàn tàu ngầm, cũng tan thành mây khói.Quả ngư lôi xuất hiện trong câu chuyện này nhiều khả năng là ngư lôi T-5, loại ngư lôi hạt nhân được Liên Xô bí mật chế tạo và trang bị cho các tàu ngầm lớp Foxtrot. Ngư lôi có khả năng tạo ra vụ nổ tương đương 4,8 kilotons.Loại ngư lôi này được Liên Xô bí mật trang bị cho các tàu ngầm lớp Foxtrot. Để đảm bảo yếu tố bí mật, ngư lôi không có bất cứ ký hiệu gì đặc biệt, vẻ ngoài giống hệt ngư lôi thông thường.Cựu thủy thủ tàu ngầm Liên Xô, ông Yuri Krutskikh thậm chí còn cho rằng, cái ngày mà quả ngư lôi hạt nhân bị bỏ rơi trên tàu ngầm Foxtrot ở Cam Ranh, đáng lẽ đã thay đổi hoàn toàn lịch sử, nếu như bên quân khí không phát hiện ra sự việc.Ông cho rằng, nếu trót lọt bán quả tên ngư lôi này cho Saddam Hussein, Iraq sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân và Mỹ cùng Liên quân, sẽ không bao giờ dám tấn công quốc gia này như những gì từng diễn ra trong lịch sử.Các tàu ngầm lớp Foxtrot - cùng lớp với tàu ngầm mà Yuri Krutskikh từng phục vụ - được coi là lớp tàu ngầm đông đảo bậc nhất lịch sử Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1958 tới năm 1983, có tới 74 tàu ngầm loại này từng được chế tạo.Dù chỉ là tàu ngầm sử dụng động cơ điện - diesel thông thường, các tàu ngầm Foxtrot lại có khả năng triển khai ngư lôi hạt nhân - một thứ vũ khí bí mật của Liên Xô thời bấy giờ.Loại tàu ngầm này đã phục vụ trong biên chế nhiều lực lượng hải quân khắp thế giới, bao gồm Ukraine, Ba Lan, Ấn Độ hay thậm chí là Cuba. Tới tận năm 2014, những chiếc Foxtrot cuối cùng trên thế giới mới bị loại biên. Nguồn ảnh: Pinterest. Cận cảnh một trong những chiếc tàu ngầm cuối cùng thuộc lớp Foxtrot, còn được sử dụng cho tới sau khi Liên Xô tan rã. Nguồn: Marko.
Trong cuốn sách vừa mới được cựu thủy thủ tàu ngầm Nga, ông Yuri Krutskikh xuất bản, có nhắc tới một chi tiết rất thú vị, đó là việc Liên Xô từng suýt "mất" một quả ngư lôi hạt nhân ở cảng Cam Ranh, Việt Nam, chỉ vì sự cố giấy tờ.
Theo cuốn sách, các tàu ngầm lớp Foxtrot của Liên Xô khi đó thường xuyên làm nhiệm vụ tuần tra ở biển Đông và eo biển Malacca. Cảng Cam Ranh khi đó được Moscow thuê, để làm nơi tiếp tế hậu cần cho các chuyến tuần tra này.
Theo quy tắc an toàn, mỗi khi tàu ngầm về căn cứ, ngư lôi hạt nhân trên tàu sẽ được tháo dỡ, đưa lên bờ cất giữ để tránh bị tình báo đối phương dòm ngó, hoặc xảy ra tai nạn trong cảng.
Sự cố của chiếc tàu ngầm mà ông Yuri Krutskikh phục vụ xảy ra, khi vận chuyển hai quả ngư lôi hạt nhân lên bờ. Sau quả đầu tiên, trời bỗng nổi gió lớn và về nguyên tắc, việc chuyển ngư lôi sẽ bị dừng lại.
Điều đáng nói là dù chỉ nhận một quả ngư lôi, bộ phận hậu cần của Liên Xô đóng tại quân cảng Cam Ranh, vẫn ghi biên nhận... đã nhận đủ hai quả. Điều này khiến cho một quả ngư lôi chưa được đưa lên bờ, bị "bỏ rơi" trên tàu ngầm Foxtrot.
Thậm chí vào ngày hôm sau, khi thủy thủ đoàn gọi điện cho bộ phận hậu cần yêu cầu xe và cần cẩu ra cảng nhận nốt quả ngư lôi còn lại, nhân viên quân khí còn lớn tiếng quát rằng họ đã nhận đủ, ngư lôi đã vào kho.
Trong phút chốc, thủy thủ đoàn trên chiếc tàu ngầm Foxtrot này của Liên Xô, đã tính tới chuyện mang quả ngư lôi bị bỏ rơi... đi bán. Ông Yuri kể lại trong cuốn sách của mình về việc lên ý tưởng bán quả ngư lôi cho Saddam Hussein, với giá hàng triệu USD.
Tuy nhiên ý tưởng của họ chỉ tồn tại vài giờ, trước khi bộ phận hậu cần nhận ra vấn đề và đánh xe ra tận cảng, đòi lại quả ngư lôi thứ hai. Chỉ sau nửa giờ, quả ngư lôi thứ hai được đưa lên bờ và giấc mơ triệu phú của các thủy thủ đoàn tàu ngầm, cũng tan thành mây khói.
Quả ngư lôi xuất hiện trong câu chuyện này nhiều khả năng là ngư lôi T-5, loại ngư lôi hạt nhân được Liên Xô bí mật chế tạo và trang bị cho các tàu ngầm lớp Foxtrot. Ngư lôi có khả năng tạo ra vụ nổ tương đương 4,8 kilotons.
Loại ngư lôi này được Liên Xô bí mật trang bị cho các tàu ngầm lớp Foxtrot. Để đảm bảo yếu tố bí mật, ngư lôi không có bất cứ ký hiệu gì đặc biệt, vẻ ngoài giống hệt ngư lôi thông thường.
Cựu thủy thủ tàu ngầm Liên Xô, ông Yuri Krutskikh thậm chí còn cho rằng, cái ngày mà quả ngư lôi hạt nhân bị bỏ rơi trên tàu ngầm Foxtrot ở Cam Ranh, đáng lẽ đã thay đổi hoàn toàn lịch sử, nếu như bên quân khí không phát hiện ra sự việc.
Ông cho rằng, nếu trót lọt bán quả tên ngư lôi này cho Saddam Hussein, Iraq sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân và Mỹ cùng Liên quân, sẽ không bao giờ dám tấn công quốc gia này như những gì từng diễn ra trong lịch sử.
Các tàu ngầm lớp Foxtrot - cùng lớp với tàu ngầm mà Yuri Krutskikh từng phục vụ - được coi là lớp tàu ngầm đông đảo bậc nhất lịch sử Liên Xô. Trong thời gian từ năm 1958 tới năm 1983, có tới 74 tàu ngầm loại này từng được chế tạo.
Dù chỉ là tàu ngầm sử dụng động cơ điện - diesel thông thường, các tàu ngầm Foxtrot lại có khả năng triển khai ngư lôi hạt nhân - một thứ vũ khí bí mật của Liên Xô thời bấy giờ.
Loại tàu ngầm này đã phục vụ trong biên chế nhiều lực lượng hải quân khắp thế giới, bao gồm Ukraine, Ba Lan, Ấn Độ hay thậm chí là Cuba. Tới tận năm 2014, những chiếc Foxtrot cuối cùng trên thế giới mới bị loại biên. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh một trong những chiếc tàu ngầm cuối cùng thuộc lớp Foxtrot, còn được sử dụng cho tới sau khi Liên Xô tan rã. Nguồn: Marko.