Ngay sau khi Đức Quốc xã sụp đổ, nền hòa bình mong manh giữa các đồng minh cũ (Liên Xô và Anh, Pháp, Mỹ) bắt đầu rạn nứt. Các mối quan hệ nhanh chóng nóng lên, biên giới nhà nước của NATO và các nước thuộc Khối Hiệp ước Warsaw được bài bố dây thép gai, tháp canh và lính gác.Một trong những ý tưởng mạo hiểm, táo bạo (may mà chỉ tồn tại trên giấy) là kế hoạch "Bảy ngày tới sông Rhine", được phát triển bởi các nhà lãnh đạo quân sự giỏi nhất của quân đội Liên Xô.Nhiệm vụ của chiến dịch quy mô lớn này là đánh chiếm toàn bộ Tây Âu trong thời gian ngắn với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, về cơ bản là sai lầm nếu tin rằng Liên Xô là phía khởi xướng một cuộc chiến tranh hạt nhân.Thực chất, kế hoạch trên chỉ là hành động trả đũa đối với một cuộc tấn công hạt nhân từ phía các nước phương Tây. Các tướng lĩnh Liên Xô ước đoán rằng sẽ có một cuộc tấn công hạt nhân từ kẻ thù nhắm vào lãnh thổ Ba Lan, vì điều này sẽ cản trở bước tiến của quân đội Hiệp ước Warsaw thâm nhập các nước NATO.Trong trường hợp này, chỉ có thể xót thương cho người Ba Lan, theo ước tính có khoảng 2 triệu thường dân chắc chắn sẽ thiệt mạng vì một cuộc tấn công hạt nhân như thế và một số thành phố dọc sông Vistula sẽ biến thành những vùng đất thê lương hoang vắng với đất và nước bị nhiễm xạ, không sinh sống được.Như vậy, các lực lượng mặt đất của khối XHCN bên trong biên giới Liên Xô sẽ bị cắt rời khỏi các lực lượng ở CHDC Đức, Tiệp Khắc và Hungary, bởi vì việc chuyển quân cơ động băng qua lãnh thổ Ba Lan bị ném bom hạt nhân là bất khả thi.Giới chỉ huy quân sự Liên Xô đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một kho dự trữ quân sự khổng lồ ở biên giới các nước XHCN Đông Âu để triển khai nhanh nhất sang các nước phương Tây.Cuộc phản công của các nước thuộc khối XHCN phải theo nhiều hướng: Tây Đức, Đan Mạch, các nước Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg). Người ta cho rằng hành động quân sự (giả định) này sẽ diễn ra trên quy mô lớn và trên diện rộng.Theo kế hoạch, ngay sau các cuộc ném bom hạt nhân, quân đội Liên Xô sẽ tiến công như vũ bão xuyên qua các khu vực không bị nhiễm xạ, chỉ trong vài ngày các binh đoàn xe tăng sẽ tới sát eo biển La Manche (nằm giữa Anh và Pháp) và dập tắt mọi trung tâm đề kháng của NATO ở châu Âu.Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, một lực lượng gần 60 nghìn xe tăng đã được triển khai tại các nước Đông Âu. Tuy vậy, một số khu vực ở châu Âu đã được các tướng lĩnh Liên Xô loại ra khỏi danh sách những lãnh thổ cần “xử lý”. Kế hoạch này hoàn toàn phớt lờ Italia, Pháp và Anh, những quốc gia đã bị Thế chiến II rút hết máu.Các cuộc tập trận để chuẩn bị cho chiến dịch bắt đầu từ năm 1979 và dừng lại muộn một cách đáng ngạc nhiên – chúng chỉ kết thúc cùng với sự tan rã của khối XHCN vào năm 1990. Các nhà phân tích quân sự hiện đại coi các mục tiêu của chiến dịch “7 ngày tới sông Rhine” là hoàn toàn bất khả thi.Bất chấp sự tàn bạo của nó, sẽ là sai lầm nếu coi kế hoạch “7 ngày tới sông Rhine” là một kịch bản chiến tranh xâm lược. Xét tổng thể, đây chỉ là một kế hoạch phản ứng đối với các hành động thù địch có thể xảy ra từ phía NATO.Tuy nhiên, cũng có những tuyên bố mà theo đó Liên Xô và khối XHCN đã lên kế hoạch phát động chiến tranh hạt nhân chống lại các nước phương Tây. Điều này thường được đề cập nhiều nhất ở Ba Lan.Những cáo buộc đầu tiên về tính chất tấn công chủ động của kế hoạch này được đưa ra vào năm 2005 trong một bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Radoslaw Sikorski.Ông ta công bố cái gọi là “một số tài liệu vừa mới được giải mật”, có nội dung nói về cuộc tập trận quy mô lớn của khối Hiệp ước Warsaw hồi năm 1979 ở CHDC Đức và “sau khi nghiên cứu bản chất của chúng”, ông ta đưa ra kết luận rằng cuộc tập trận này mượn tiếng “nhằm mục đích phòng thủ”, nhưng thực tế là mang tính chất diễn tập tấn công xâm lược.Tuy nhiên, những tuyên bố của chính quyền Ba Lan có thể được giải thích bởi những lý do khác, họ có thể đã sử dụng những luận điệu chống cộng cho các mục tiêu mị dân để “ghi điểm chính trị”, hướng sự chú ý vào chủ đề quá khứ XHCN của đất nước, vốn là nỗi đau đối với nhiều người dân Ba Lan ngày nay.Giới tướng lĩnh Liên Xô cũ hoàn toàn phủ nhận định hướng gây hấn của kế hoạch “7 ngày tới sông Rhine”, giải thích rằng các nhà cầm quyền của phe XHCN không bao giờ muốn gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân để thôn tính các nước Tây Âu và biến cả thế giới thành đống tro tàn gạch vụn. Nguồn ảnh: Warhistory. Sức mạnh quân sự khủng khiếp của Liên Xô ở giai đoạn hùng cường nhất của quốc gia này. Nguồn: TheArchive.
Ngay sau khi Đức Quốc xã sụp đổ, nền hòa bình mong manh giữa các đồng minh cũ (Liên Xô và Anh, Pháp, Mỹ) bắt đầu rạn nứt. Các mối quan hệ nhanh chóng nóng lên, biên giới nhà nước của NATO và các nước thuộc Khối Hiệp ước Warsaw được bài bố dây thép gai, tháp canh và lính gác.
Một trong những ý tưởng mạo hiểm, táo bạo (may mà chỉ tồn tại trên giấy) là kế hoạch "Bảy ngày tới sông Rhine", được phát triển bởi các nhà lãnh đạo quân sự giỏi nhất của quân đội Liên Xô.
Nhiệm vụ của chiến dịch quy mô lớn này là đánh chiếm toàn bộ Tây Âu trong thời gian ngắn với việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, về cơ bản là sai lầm nếu tin rằng Liên Xô là phía khởi xướng một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Thực chất, kế hoạch trên chỉ là hành động trả đũa đối với một cuộc tấn công hạt nhân từ phía các nước phương Tây. Các tướng lĩnh Liên Xô ước đoán rằng sẽ có một cuộc tấn công hạt nhân từ kẻ thù nhắm vào lãnh thổ Ba Lan, vì điều này sẽ cản trở bước tiến của quân đội Hiệp ước Warsaw thâm nhập các nước NATO.
Trong trường hợp này, chỉ có thể xót thương cho người Ba Lan, theo ước tính có khoảng 2 triệu thường dân chắc chắn sẽ thiệt mạng vì một cuộc tấn công hạt nhân như thế và một số thành phố dọc sông Vistula sẽ biến thành những vùng đất thê lương hoang vắng với đất và nước bị nhiễm xạ, không sinh sống được.
Như vậy, các lực lượng mặt đất của khối XHCN bên trong biên giới Liên Xô sẽ bị cắt rời khỏi các lực lượng ở CHDC Đức, Tiệp Khắc và Hungary, bởi vì việc chuyển quân cơ động băng qua lãnh thổ Ba Lan bị ném bom hạt nhân là bất khả thi.
Giới chỉ huy quân sự Liên Xô đã đưa ra giải pháp cho vấn đề này là xây dựng một kho dự trữ quân sự khổng lồ ở biên giới các nước XHCN Đông Âu để triển khai nhanh nhất sang các nước phương Tây.
Cuộc phản công của các nước thuộc khối XHCN phải theo nhiều hướng: Tây Đức, Đan Mạch, các nước Benelux (Bỉ, Hà Lan, Luxembourg). Người ta cho rằng hành động quân sự (giả định) này sẽ diễn ra trên quy mô lớn và trên diện rộng.
Theo kế hoạch, ngay sau các cuộc ném bom hạt nhân, quân đội Liên Xô sẽ tiến công như vũ bão xuyên qua các khu vực không bị nhiễm xạ, chỉ trong vài ngày các binh đoàn xe tăng sẽ tới sát eo biển La Manche (nằm giữa Anh và Pháp) và dập tắt mọi trung tâm đề kháng của NATO ở châu Âu.
Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này, một lực lượng gần 60 nghìn xe tăng đã được triển khai tại các nước Đông Âu. Tuy vậy, một số khu vực ở châu Âu đã được các tướng lĩnh Liên Xô loại ra khỏi danh sách những lãnh thổ cần “xử lý”. Kế hoạch này hoàn toàn phớt lờ Italia, Pháp và Anh, những quốc gia đã bị Thế chiến II rút hết máu.
Các cuộc tập trận để chuẩn bị cho chiến dịch bắt đầu từ năm 1979 và dừng lại muộn một cách đáng ngạc nhiên – chúng chỉ kết thúc cùng với sự tan rã của khối XHCN vào năm 1990. Các nhà phân tích quân sự hiện đại coi các mục tiêu của chiến dịch “7 ngày tới sông Rhine” là hoàn toàn bất khả thi.
Bất chấp sự tàn bạo của nó, sẽ là sai lầm nếu coi kế hoạch “7 ngày tới sông Rhine” là một kịch bản chiến tranh xâm lược. Xét tổng thể, đây chỉ là một kế hoạch phản ứng đối với các hành động thù địch có thể xảy ra từ phía NATO.
Tuy nhiên, cũng có những tuyên bố mà theo đó Liên Xô và khối XHCN đã lên kế hoạch phát động chiến tranh hạt nhân chống lại các nước phương Tây. Điều này thường được đề cập nhiều nhất ở Ba Lan.
Những cáo buộc đầu tiên về tính chất tấn công chủ động của kế hoạch này được đưa ra vào năm 2005 trong một bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Radoslaw Sikorski.
Ông ta công bố cái gọi là “một số tài liệu vừa mới được giải mật”, có nội dung nói về cuộc tập trận quy mô lớn của khối Hiệp ước Warsaw hồi năm 1979 ở CHDC Đức và “sau khi nghiên cứu bản chất của chúng”, ông ta đưa ra kết luận rằng cuộc tập trận này mượn tiếng “nhằm mục đích phòng thủ”, nhưng thực tế là mang tính chất diễn tập tấn công xâm lược.
Tuy nhiên, những tuyên bố của chính quyền Ba Lan có thể được giải thích bởi những lý do khác, họ có thể đã sử dụng những luận điệu chống cộng cho các mục tiêu mị dân để “ghi điểm chính trị”, hướng sự chú ý vào chủ đề quá khứ XHCN của đất nước, vốn là nỗi đau đối với nhiều người dân Ba Lan ngày nay.
Giới tướng lĩnh Liên Xô cũ hoàn toàn phủ nhận định hướng gây hấn của kế hoạch “7 ngày tới sông Rhine”, giải thích rằng các nhà cầm quyền của phe XHCN không bao giờ muốn gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân để thôn tính các nước Tây Âu và biến cả thế giới thành đống tro tàn gạch vụn. Nguồn ảnh: Warhistory.
Sức mạnh quân sự khủng khiếp của Liên Xô ở giai đoạn hùng cường nhất của quốc gia này. Nguồn: TheArchive.