Trong năm 1960, giai đoạn Chiến tranh Lạnh đang trở nên căng thẳng nhất với sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ, thì có một biến cố lớn xảy ra có thể dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ 3, khi Liên Xô quyết định bắn hạ máy bay do thám tầm cao U-2 của Mỹ ngay trên vùng trời Ural. Nguồn ảnh: Patriot.Quyết định bắn hạ U-2 được xem như là giới hạn cuối cùng của Moscow, khi trong suốt giai đoạn từ năm 1957 tới năm 1960, các máy bay U-2 của Mỹ liên tục thực hiện hàng loạt các phi vụ do thám vào không phận Liên Xô, chụp lại hàng nghìn bức không ảnh với độ chi tiết rất rõ ràng về các hoạt động quân sự của Liên Xô trong thời gian này. Nguồn ảnh: Military.Phía Liên Xô hoàn toàn biết điều này, đã tổ chức rất nhiều lần đánh chặn máy bay do thám U-2 của Mỹ bằng các chiến đấu cơ MiG-15 và MiG-19 nhưng hoàn toàn thất bại. Nguồn ảnh: Aviation.Trong khi chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ có khả năng bay tới độ cao 21.300 mét thì MiG-15 và MiG-19 chỉ có khả năng với tới độ cao 15.500 và 17.500 mét, nghĩa là vẫn còn thấp hơn U-2 vài ba kilomets nữa nên không thể triển khai đánh chặn được. Nguồn ảnh: Rick.Ngoài khả năng bay ở độ cao cực kỳ lớn, máy bay do thám U-2 của Mỹ hoàn toàn không nổi trội ở bất cứ điểm gì. Cụ thể, tốc độ tối đa của nó chỉ đạt khoảng 800km/h, chậm hơn nhiều so với MiG-19 của Liên Xô. Tuy nhiên trần bay của nó lại là vấn đề hoàn toàn khác. Nguồn ảnh: Avg.Ngoài ra, thời điểm đó cũng chưa có bất cứ một loại tên lửa phòng không nào của Liên Xô có thể với tới độ cao không tưởng này, điều này khiến cho những chiếc U-2 của Mỹ có thể thoải mái bay trên không phận Liên Xô suốt 4 năm liền mà Liên Xô chỉ biết đứng dưới ngước lên. Nguồn ảnh: Strategic.Tuy nhiên, tới năm 1960, một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã bị bắn hạ bởi tên lửa S-75 của Liên Xô. Chiếc máy bay này do Đại úy Phi công Francis Gary Powers điều khiển cất cánh từ căn cứ không quân Peshawar, Pakistan và Liên Xô đã dùng tới 3 tên lửa đất đối không S-75 Dvina để bắn hạ nó. Nguồn ảnh: Pinterest.Điều đáng nói là Gary Powers rơi xuống vùng Ural của Liên Xô và bị bắt sống ngay sau đó, tuy nhiên Mỹ không biết điều này. Phía Mỹ liên tục nói rằng U-2 thực chất chỉ là một máy bay do khí tượng của Mỹ và phòng không Liên Xô thậm chí phải... bồi thường và xin lỗi nước Mỹ vì việc bắn hạ chiếc máy bay khí tượng của nước này. Nguồn ảnh: Mike.Khi Mỹ đang kêu gào về việc U-2 chỉ là một chiếc máy bay khí tượng thì Gary Powers được Liên Xô đưa lên truyền hình để phát biểu về việc... thực hiện một nhiệm vụ do thám Liên Xô theo chỉ thị của Quân đội Mỹ. Điều này không khác nào một "cái vả" thẳng vào mặt Lầu Năm Góc và Nhà Trắng. Nguồn ảnh: DM.Sau khi vụ việc xảy ra, không một máy bay do thám U-2 nào của Mỹ dám bén mảng vào không phận của Liên Xô nữa, hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina được Liên Xô chứng tỏ "đẳng cấp" với cả thế giới còn Gary Powers thì bị kết án 3 năm tù cộng 7 năm lao động khổ sai. May mắn cho Gary Powers đó là vào năm 1962 ông được trao đổi với một sĩ quan tình báo Liên Xô bị Mỹ bắt giữ. Ảnh: Hiện trường chiếc U-2 của Mỹ bị bắn hạ ở Liên Xô. Nguồn ảnh: Aero.Đại úy Gary Powers đã khai nhận rằng, ông ta không kịp bấm nút hủy máy bay trước khi nhảy dù nên xác của chiếc U-2 khi rơi xuống Ural gần vẫn còn nguyên vẹn, phía Liên Xô có thể ghép các mảnh vỡ lại để tìm hiểu cách chiếc U-2 có thể bay lên được độ cao 20.000 mét một cách dễ dàng. Thêm vào đó, họ còn có trong tay Đại úy Gary Powers và tha hồ khai thác ông này trong suốt 2 năm trước khi việc trao đổi tù binh diễn ra. Nguồn ảnh: DM.Vụ việc đã đẩy căng thăng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ lên tới đỉnh điểm khi chính phủ Liên Xô và báo giới nước này "thừa thắng xông lên", dành không ít lời chỉ trích cho Mỹ. Phía Mỹ cũng không hề "kém cạnh" khi cảnh báo Liên Xô rằng sẽ trả đũa cho hành động bắn rơi máy bay do thám của mình. Tuy nhiên, cũng giống với nhiều vụ việc khác trong Chiến tranh lạnh, cả Moscow và Wanshinton đều chỉ dừng lại ở những phát ngôn đe dọa lẫn nhau. Trước khi vụ việc dần bị quên lãng. Nguồn ảnh: LIFE.Ngoài việc do thám Liên Xô, U-2 còn được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam và do thám cả ở Trung Quốc. Từ những năm 1962 tới 1972, Đài Loan đã thực hiện khoảng 104 phi vụ do thám bằng máy bay U-2 ở Trung Quốc, trong đó, có tới 5 chiếc bị Trung Quốc bắn hạ. Việc Trung Quốc bắn hạ được các máy bay U-2 của Đài Loan đã xếp nước này vào 1 trong 2 nước duy nhất trên thế giới từng bắn hạ được máy bay do thám U-2. Ảnh: Xác chiếc U-2 bị Trung Quốc bắn hạ được mang ra trưng bày ở nước này. Nguồn ảnh: Word.
Trong năm 1960, giai đoạn Chiến tranh Lạnh đang trở nên căng thẳng nhất với sự đối đầu giữa Liên Xô và Mỹ, thì có một biến cố lớn xảy ra có thể dẫn tới Chiến tranh Thế giới thứ 3, khi Liên Xô quyết định bắn hạ máy bay do thám tầm cao U-2 của Mỹ ngay trên vùng trời Ural. Nguồn ảnh: Patriot.
Quyết định bắn hạ U-2 được xem như là giới hạn cuối cùng của Moscow, khi trong suốt giai đoạn từ năm 1957 tới năm 1960, các máy bay U-2 của Mỹ liên tục thực hiện hàng loạt các phi vụ do thám vào không phận Liên Xô, chụp lại hàng nghìn bức không ảnh với độ chi tiết rất rõ ràng về các hoạt động quân sự của Liên Xô trong thời gian này. Nguồn ảnh: Military.
Phía Liên Xô hoàn toàn biết điều này, đã tổ chức rất nhiều lần đánh chặn máy bay do thám U-2 của Mỹ bằng các chiến đấu cơ MiG-15 và MiG-19 nhưng hoàn toàn thất bại. Nguồn ảnh: Aviation.
Trong khi chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ có khả năng bay tới độ cao 21.300 mét thì MiG-15 và MiG-19 chỉ có khả năng với tới độ cao 15.500 và 17.500 mét, nghĩa là vẫn còn thấp hơn U-2 vài ba kilomets nữa nên không thể triển khai đánh chặn được. Nguồn ảnh: Rick.
Ngoài khả năng bay ở độ cao cực kỳ lớn, máy bay do thám U-2 của Mỹ hoàn toàn không nổi trội ở bất cứ điểm gì. Cụ thể, tốc độ tối đa của nó chỉ đạt khoảng 800km/h, chậm hơn nhiều so với MiG-19 của Liên Xô. Tuy nhiên trần bay của nó lại là vấn đề hoàn toàn khác. Nguồn ảnh: Avg.
Ngoài ra, thời điểm đó cũng chưa có bất cứ một loại tên lửa phòng không nào của Liên Xô có thể với tới độ cao không tưởng này, điều này khiến cho những chiếc U-2 của Mỹ có thể thoải mái bay trên không phận Liên Xô suốt 4 năm liền mà Liên Xô chỉ biết đứng dưới ngước lên. Nguồn ảnh: Strategic.
Tuy nhiên, tới năm 1960, một máy bay do thám U-2 của Mỹ đã bị bắn hạ bởi tên lửa S-75 của Liên Xô. Chiếc máy bay này do Đại úy Phi công Francis Gary Powers điều khiển cất cánh từ căn cứ không quân Peshawar, Pakistan và Liên Xô đã dùng tới 3 tên lửa đất đối không S-75 Dvina để bắn hạ nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Điều đáng nói là Gary Powers rơi xuống vùng Ural của Liên Xô và bị bắt sống ngay sau đó, tuy nhiên Mỹ không biết điều này. Phía Mỹ liên tục nói rằng U-2 thực chất chỉ là một máy bay do khí tượng của Mỹ và phòng không Liên Xô thậm chí phải... bồi thường và xin lỗi nước Mỹ vì việc bắn hạ chiếc máy bay khí tượng của nước này. Nguồn ảnh: Mike.
Khi Mỹ đang kêu gào về việc U-2 chỉ là một chiếc máy bay khí tượng thì Gary Powers được Liên Xô đưa lên truyền hình để phát biểu về việc... thực hiện một nhiệm vụ do thám Liên Xô theo chỉ thị của Quân đội Mỹ. Điều này không khác nào một "cái vả" thẳng vào mặt Lầu Năm Góc và Nhà Trắng. Nguồn ảnh: DM.
Sau khi vụ việc xảy ra, không một máy bay do thám U-2 nào của Mỹ dám bén mảng vào không phận của Liên Xô nữa, hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina được Liên Xô chứng tỏ "đẳng cấp" với cả thế giới còn Gary Powers thì bị kết án 3 năm tù cộng 7 năm lao động khổ sai. May mắn cho Gary Powers đó là vào năm 1962 ông được trao đổi với một sĩ quan tình báo Liên Xô bị Mỹ bắt giữ. Ảnh: Hiện trường chiếc U-2 của Mỹ bị bắn hạ ở Liên Xô. Nguồn ảnh: Aero.
Đại úy Gary Powers đã khai nhận rằng, ông ta không kịp bấm nút hủy máy bay trước khi nhảy dù nên xác của chiếc U-2 khi rơi xuống Ural gần vẫn còn nguyên vẹn, phía Liên Xô có thể ghép các mảnh vỡ lại để tìm hiểu cách chiếc U-2 có thể bay lên được độ cao 20.000 mét một cách dễ dàng. Thêm vào đó, họ còn có trong tay Đại úy Gary Powers và tha hồ khai thác ông này trong suốt 2 năm trước khi việc trao đổi tù binh diễn ra. Nguồn ảnh: DM.
Vụ việc đã đẩy căng thăng thẳng giữa Liên Xô và Mỹ lên tới đỉnh điểm khi chính phủ Liên Xô và báo giới nước này "thừa thắng xông lên", dành không ít lời chỉ trích cho Mỹ. Phía Mỹ cũng không hề "kém cạnh" khi cảnh báo Liên Xô rằng sẽ trả đũa cho hành động bắn rơi máy bay do thám của mình. Tuy nhiên, cũng giống với nhiều vụ việc khác trong Chiến tranh lạnh, cả Moscow và Wanshinton đều chỉ dừng lại ở những phát ngôn đe dọa lẫn nhau. Trước khi vụ việc dần bị quên lãng. Nguồn ảnh: LIFE.
Ngoài việc do thám Liên Xô, U-2 còn được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam và do thám cả ở Trung Quốc. Từ những năm 1962 tới 1972, Đài Loan đã thực hiện khoảng 104 phi vụ do thám bằng máy bay U-2 ở Trung Quốc, trong đó, có tới 5 chiếc bị Trung Quốc bắn hạ. Việc Trung Quốc bắn hạ được các máy bay U-2 của Đài Loan đã xếp nước này vào 1 trong 2 nước duy nhất trên thế giới từng bắn hạ được máy bay do thám U-2. Ảnh: Xác chiếc U-2 bị Trung Quốc bắn hạ được mang ra trưng bày ở nước này. Nguồn ảnh: Word.