Tối ngày hôm qua, cả Đông Nam Á chấn động với thông tin một máy bay quân sự của Không quân Myanmar chở khoảng 120 người mất tích trên đường bay từ thành phố Myeike ở phía Nam lên Yangon. Chiếc máy bay mất tích được xác định là loại vận tải cơ Y-8 do Trung Quốc sản xuất, đây được coi là máy bay vận tải chủ lực của Không quân Myanmar hiện nay. Nó thường xuyên được sử dụng cho các nhiệm vụ dân sự và quân sự. Nguồn ảnh: WikipediaÍt giờ sau, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy những mảnh vỡ của máy bay nằm ở vị trí cách thành phố Dawei 218km. Giới chức Myanmar tin rằng, vụ tai nạn có thể là do lỗi kỹ thuật vì thời điểm máy bay mất liên lạc với đài không lưu ở độ cao 5.500m thì thời tiết rất tốt. Các nạn nhân phần lớn là người nhà của các quân nhân đang đóng ở vùng biển này. Myanmar duy trì chính sách đưa người thân binh sĩ từ các thành phố nhỏ tới TP lớn nghỉ dưỡng hàng năm. Nguồn ảnh: intelligencerpostĐáng chú ý, chiếc máy bay vận tải Y-8 này còn rất mới, nó vừa được Tổng công ty máy bay Thiểm Tây (SAC) chuyển giao cho Không quân Myanmar vào tháng 3 năm ngoái và mới chỉ bay được 809 giờ bay. Vì vậy khó mà có thể nói rằng lỗi kỹ thuật một phần do máy bay đã quá cũ. Nguồn ảnh: Airlines.netThông thường đối với vũ khí Trung Quốc, đã có nhiều trường hợp khắp thế giới kêu ca về chất lượng máy bay, xe tăng, thiết giáp, radar do Trung Quốc sản xuất. Gần đây nhất, cảnh sát Uganda đã nếm trái đắng khi dòng xe thiết giáp kháng mìn mà nước này mua của Trung Quốc “nát như tương” sau khi trúng thiết bị nổ tự tạo khiến nhiều cảnh sát thiệt mạng. Chính vì vậy, càng có lý do cho rằng phải chăng các máy bay Y-8 gặp vấn đề kỹ thuật do nhà sản xuất. Nguồn ảnh: Airlines.netDẫu vậy, thật bất ngờ là khi lục lại lịch sử hoạt động kể từ năm 1981 của máy bay vận tải Y-8 ở Trung Quốc và trên khắp thế giời thì hóa ra dòng máy bay này cực kỳ an toàn. Suốt 36 năm, chỉ xảy ra đúng 2 vụ tai nạn (tính cả vụ mới đây của Myanmar) liên quan tới Y-8. Đây thực sự là tỉ lệ an toàn rất cao với Thiểm Tây Y-8. Nguồn ảnh: Airlines.netVụ tai nạn đầu tiên liên quan tới máy bay Y-8 xảy ra vào ngày 3/6/2006, khi đó một chiếc máy bay báo động sớm KJ-200 (sử dụng khung gầm cơ sở máy bay Y-8) chở theo 40 sĩ quan, phi công Không quân Trung Quốc đã gặp nạn tại tỉnh An Huy khiến toàn bộ số người trên máy bay thiệt mạng. Nguyên nhân sau đó được xác định rằng, tai nạn xảy ra do sự hình thành băng bám vào bề mặt cánh khi máy bay lặp đi lặp lại việc đi vào vùng thời tiết xấu. Nguồn ảnh: Navy.81Vụ thứ hai chính là vụ rơi máy bay Y-8 của Không quân Myanmar vào ngày hôm qua. Phiên bản Y-8 mà Myanmar sử dụng thuộc mẫu Y-8F-200 - thay đổi nhỏ ở phần khung thân. Nguồn ảnh: defence-blogY-8 hay được gọi đẩy đủ là Yunshuji-8 là dòng máy bay vận tải quân sự tầm trung, hạng trung được SAC phát triển dựa trên nền tảng cơ sở máy bay vận tải Antonov An-12 của Liên Xô. Khoảng 170 chiếc Y-8 đã được sản xuất từ năm 1974 đến nay, đa số đều phục vụ trong Không quân Trung Quốc, Myanmar hiện chỉ có 6 chiếc trong biên chế. Ngoài ra còn có Pakistan, Sudan, Tanzania và Venezuela nhập khẩu. Nguồn ảnh: Airlines.netY-8 có chiều dài 34,02m, sải cánh 38m, cao 11,16m, tải trọng cất cánh tối đa đến 61 tấn. Máy bay được trang bị 4 động cơ WJ-6 (làm theo mẫu AI-20 của Liên Xô) cho tốc độ bay trung bình 550km/h, tầm bay 5.615km, trần bay 10,4km. Nguồn ảnh: Airlines.netCận cảnh khoang hàng máy bay vận tải Y-8 trong Không quân Myanmar. Theo thiết kế, Y-8 có thể chở tối đa được hơn 90 người hoặc 20 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: defence-blogBên cạnh sử dụng máy bay Y-8 cho vai trò vận tải binh sĩ, hàng hóa, Thiểm Tây SAC còn phát triển cho hàng loạt nhiệm vu khác gồm: máy bay cảnh báo sớm; máy bay do thám; máy bay gunship; máy bay chống ngầm; máy bay tác chiến điện tử; máy bay chỉ huy. Trong ảnh là phiên bản Y-8GX-1 phát triển cho nhiệm vụ chiến tranh điện tử. Nguồn ảnh: Airlines.netPhiên bản máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 được Thiểm Tây SAC phát triển cho Không quân Pakistan. ZDK-03 sử dụng khung thân cơ sở Y-8F600 tích hợp radar mạng pha chủ động do Trung Quốc phát triển. Nguồn ảnh: Wikipedia
Tối ngày hôm qua, cả Đông Nam Á chấn động với thông tin một máy bay quân sự của Không quân Myanmar chở khoảng 120 người mất tích trên đường bay từ thành phố Myeike ở phía Nam lên Yangon. Chiếc máy bay mất tích được xác định là loại vận tải cơ Y-8 do Trung Quốc sản xuất, đây được coi là máy bay vận tải chủ lực của Không quân Myanmar hiện nay. Nó thường xuyên được sử dụng cho các nhiệm vụ dân sự và quân sự. Nguồn ảnh: Wikipedia
Ít giờ sau, lực lượng cứu hộ cứu nạn đã tìm thấy những mảnh vỡ của máy bay nằm ở vị trí cách thành phố Dawei 218km. Giới chức Myanmar tin rằng, vụ tai nạn có thể là do lỗi kỹ thuật vì thời điểm máy bay mất liên lạc với đài không lưu ở độ cao 5.500m thì thời tiết rất tốt. Các nạn nhân phần lớn là người nhà của các quân nhân đang đóng ở vùng biển này. Myanmar duy trì chính sách đưa người thân binh sĩ từ các thành phố nhỏ tới TP lớn nghỉ dưỡng hàng năm. Nguồn ảnh: intelligencerpost
Đáng chú ý, chiếc máy bay vận tải Y-8 này còn rất mới, nó vừa được Tổng công ty máy bay Thiểm Tây (SAC) chuyển giao cho Không quân Myanmar vào tháng 3 năm ngoái và mới chỉ bay được 809 giờ bay. Vì vậy khó mà có thể nói rằng lỗi kỹ thuật một phần do máy bay đã quá cũ. Nguồn ảnh: Airlines.net
Thông thường đối với vũ khí Trung Quốc, đã có nhiều trường hợp khắp thế giới kêu ca về chất lượng máy bay, xe tăng, thiết giáp, radar do Trung Quốc sản xuất. Gần đây nhất, cảnh sát Uganda đã nếm trái đắng khi dòng xe thiết giáp kháng mìn mà nước này mua của Trung Quốc “nát như tương” sau khi trúng thiết bị nổ tự tạo khiến nhiều cảnh sát thiệt mạng. Chính vì vậy, càng có lý do cho rằng phải chăng các máy bay Y-8 gặp vấn đề kỹ thuật do nhà sản xuất. Nguồn ảnh: Airlines.net
Dẫu vậy, thật bất ngờ là khi lục lại lịch sử hoạt động kể từ năm 1981 của máy bay vận tải Y-8 ở Trung Quốc và trên khắp thế giời thì hóa ra dòng máy bay này cực kỳ an toàn. Suốt 36 năm, chỉ xảy ra đúng 2 vụ tai nạn (tính cả vụ mới đây của Myanmar) liên quan tới Y-8. Đây thực sự là tỉ lệ an toàn rất cao với Thiểm Tây Y-8. Nguồn ảnh: Airlines.net
Vụ tai nạn đầu tiên liên quan tới máy bay Y-8 xảy ra vào ngày 3/6/2006, khi đó một chiếc máy bay báo động sớm KJ-200 (sử dụng khung gầm cơ sở máy bay Y-8) chở theo 40 sĩ quan, phi công Không quân Trung Quốc đã gặp nạn tại tỉnh An Huy khiến toàn bộ số người trên máy bay thiệt mạng. Nguyên nhân sau đó được xác định rằng, tai nạn xảy ra do sự hình thành băng bám vào bề mặt cánh khi máy bay lặp đi lặp lại việc đi vào vùng thời tiết xấu. Nguồn ảnh: Navy.81
Vụ thứ hai chính là vụ rơi máy bay Y-8 của Không quân Myanmar vào ngày hôm qua. Phiên bản Y-8 mà Myanmar sử dụng thuộc mẫu Y-8F-200 - thay đổi nhỏ ở phần khung thân. Nguồn ảnh: defence-blog
Y-8 hay được gọi đẩy đủ là Yunshuji-8 là dòng máy bay vận tải quân sự tầm trung, hạng trung được SAC phát triển dựa trên nền tảng cơ sở máy bay vận tải Antonov An-12 của Liên Xô. Khoảng 170 chiếc Y-8 đã được sản xuất từ năm 1974 đến nay, đa số đều phục vụ trong Không quân Trung Quốc, Myanmar hiện chỉ có 6 chiếc trong biên chế. Ngoài ra còn có Pakistan, Sudan, Tanzania và Venezuela nhập khẩu. Nguồn ảnh: Airlines.net
Y-8 có chiều dài 34,02m, sải cánh 38m, cao 11,16m, tải trọng cất cánh tối đa đến 61 tấn. Máy bay được trang bị 4 động cơ WJ-6 (làm theo mẫu AI-20 của Liên Xô) cho tốc độ bay trung bình 550km/h, tầm bay 5.615km, trần bay 10,4km. Nguồn ảnh: Airlines.net
Cận cảnh khoang hàng máy bay vận tải Y-8 trong Không quân Myanmar. Theo thiết kế, Y-8 có thể chở tối đa được hơn 90 người hoặc 20 tấn hàng hóa. Nguồn ảnh: defence-blog
Bên cạnh sử dụng máy bay Y-8 cho vai trò vận tải binh sĩ, hàng hóa, Thiểm Tây SAC còn phát triển cho hàng loạt nhiệm vu khác gồm: máy bay cảnh báo sớm; máy bay do thám; máy bay gunship; máy bay chống ngầm; máy bay tác chiến điện tử; máy bay chỉ huy. Trong ảnh là phiên bản Y-8GX-1 phát triển cho nhiệm vụ chiến tranh điện tử. Nguồn ảnh: Airlines.net
Phiên bản máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 được Thiểm Tây SAC phát triển cho Không quân Pakistan. ZDK-03 sử dụng khung thân cơ sở Y-8F600 tích hợp radar mạng pha chủ động do Trung Quốc phát triển. Nguồn ảnh: Wikipedia