Hệ thống phòng vệ chủ động Iron Curtain do công ty quốc phòng Artis phát triển được đánh giá là giải pháp phòng vệ hiệu quả dành cho các phương tiện chiến đấu bọc thép từ xe tăng cho tới xe bọc thép chở quân trước các loại vũ khí chống tăng. Bản thân Iron Curtain, được phát triển theo đơn đặt hàng của Quân đội Mỹ và công ty Artis đã mất tới hơn 10 năm để hoàn thiện hệ thống phòng vệ này. Nguồn ảnh: Gif.Giống với nhiều loại phòng vệ chủ động khác, hệ thống Iron Curtain cũng sử dụng radar để phát hiện những mục tiêu đang hướng tới "vật chủ" mang theo nó. Ngay sau khi xác định được mục tiêu hệ thống phòng vệ của Iron Curtain sẽ ngay lập tức được kích hoạt sang trạng thái "sẵn sàng chiến đấu". Nguồn ảnh: Pinterest.Hệ thống radar của Iron Curtain sẽ theo dõi hướng bay của tên lửa (hay đầu đạn) theo từng centimets một để vẽ lại được chính xác quỹ đạo của mục tiêu. Từ đó, nó sẽ kích hoạt biện pháp đối phó. Biện pháp đối phó này bao gồm một tấm phản ứng nổ, được thiết kế để kích nổ các loại tên lửa trước khi nó tiếp xúc với thân xe. Nguồn ảnh: Tube.Một điểm đặc biệt đó là phương pháp "đánh chặn" của Iron Curtain khá là độc đáo, riêng với đầu đạn RPG - loại súng chống tăng lớn nhất thế giới thì nó lại không kích nổ ngay mà chỉ đánh bật, làm đổi hướng bay của đầu đạn khiến đầu đạn đi lệch mục tiêu. Nguồn ảnh: Tube.Với các loại vũ khí nguy hiểm hơn như RPG-29 nay RPG-32 được thiết kế để xuyên qua cả lớp phản ứng nổ của xe tăng, nhà sản xuất vẫn tự tin tuyên bố họ có đủ cơ sở để khẳng định các loại đạn chống tăng này vẫn không thể vượt qua được lớp phòng thủ Iron Curtain. Nguồn ảnh: Artis.Một trong những ưu điểm nữa của hệ thống này đó là nó có khả năng bảo vệ 360 độ xung quanh xe thiết giáp, có khả năng khai hỏa và vô hiệu hóa nhiều đầu đạn nhắm tới cùng lúc, giá thành thấp, tiêu thụ điện năng ít, nhẹ và có độ ổn định cao. Nguồn ảnh: Tube.Tính tới thời điểm hiện tại, hệ thống phòng thủ Iron Curtain đã được triển khai cho bốn loại phương tiện mặt đất của Mỹ, mới đây nhất vào năm 2016, hệ thống này đã được triển khai trên các thiết giáp Stryker. Nguồn ảnh: Artis.Trước đó, các xe chiến đấu bộ binh của BAE System, MATV của Oshkosh và cả Humvee của AM General cũng đã được thử nghiệm thành công với hệ thống phòng thủ chủ động này. Nguồn ảnh: Wiki.Mới đây nhất, phía Mỹ đã xác nhận thông tin hệ thống phòng thủ chủ động này sẽ sớm được triển khai trên các xe bọc thép hạng nhẹ LAV III của quân độ Canada. Nguồn ảnh: USarmy.Dù có thiết kế khá hoàn hảo nhưng Iron Curtain vẫn có những hạn chế nhất định, nhất là việc khi hệ thống phòng vệ được kích hoạt để đánh chặn các mối đe dọa nó cũng kèm theo nguy cơ gây sát thương cho bộ binh xung quanh xe và tỉ lệ đánh chặn của hệ thống này cũng mang tính xác suất nhất định. Nguồn ảnh: popularmechanics.com. Mời độc giả xem Video: Đầu đạn RPG bị hệ thống phòng thủ chủ động của Mỹ đánh bật ra ngoài nhưng không nổ.
Hệ thống phòng vệ chủ động Iron Curtain do công ty quốc phòng Artis phát triển được đánh giá là giải pháp phòng vệ hiệu quả dành cho các phương tiện chiến đấu bọc thép từ xe tăng cho tới xe bọc thép chở quân trước các loại vũ khí chống tăng. Bản thân Iron Curtain, được phát triển theo đơn đặt hàng của Quân đội Mỹ và công ty Artis đã mất tới hơn 10 năm để hoàn thiện hệ thống phòng vệ này. Nguồn ảnh: Gif.
Giống với nhiều loại phòng vệ chủ động khác, hệ thống Iron Curtain cũng sử dụng radar để phát hiện những mục tiêu đang hướng tới "vật chủ" mang theo nó. Ngay sau khi xác định được mục tiêu hệ thống phòng vệ của Iron Curtain sẽ ngay lập tức được kích hoạt sang trạng thái "sẵn sàng chiến đấu". Nguồn ảnh: Pinterest.
Hệ thống radar của Iron Curtain sẽ theo dõi hướng bay của tên lửa (hay đầu đạn) theo từng centimets một để vẽ lại được chính xác quỹ đạo của mục tiêu. Từ đó, nó sẽ kích hoạt biện pháp đối phó. Biện pháp đối phó này bao gồm một tấm phản ứng nổ, được thiết kế để kích nổ các loại tên lửa trước khi nó tiếp xúc với thân xe. Nguồn ảnh: Tube.
Một điểm đặc biệt đó là phương pháp "đánh chặn" của Iron Curtain khá là độc đáo, riêng với đầu đạn RPG - loại súng chống tăng lớn nhất thế giới thì nó lại không kích nổ ngay mà chỉ đánh bật, làm đổi hướng bay của đầu đạn khiến đầu đạn đi lệch mục tiêu. Nguồn ảnh: Tube.
Với các loại vũ khí nguy hiểm hơn như RPG-29 nay RPG-32 được thiết kế để xuyên qua cả lớp phản ứng nổ của xe tăng, nhà sản xuất vẫn tự tin tuyên bố họ có đủ cơ sở để khẳng định các loại đạn chống tăng này vẫn không thể vượt qua được lớp phòng thủ Iron Curtain. Nguồn ảnh: Artis.
Một trong những ưu điểm nữa của hệ thống này đó là nó có khả năng bảo vệ 360 độ xung quanh xe thiết giáp, có khả năng khai hỏa và vô hiệu hóa nhiều đầu đạn nhắm tới cùng lúc, giá thành thấp, tiêu thụ điện năng ít, nhẹ và có độ ổn định cao. Nguồn ảnh: Tube.
Tính tới thời điểm hiện tại, hệ thống phòng thủ Iron Curtain đã được triển khai cho bốn loại phương tiện mặt đất của Mỹ, mới đây nhất vào năm 2016, hệ thống này đã được triển khai trên các thiết giáp Stryker. Nguồn ảnh: Artis.
Trước đó, các xe chiến đấu bộ binh của BAE System, MATV của Oshkosh và cả Humvee của AM General cũng đã được thử nghiệm thành công với hệ thống phòng thủ chủ động này. Nguồn ảnh: Wiki.
Mới đây nhất, phía Mỹ đã xác nhận thông tin hệ thống phòng thủ chủ động này sẽ sớm được triển khai trên các xe bọc thép hạng nhẹ LAV III của quân độ Canada. Nguồn ảnh: USarmy.
Dù có thiết kế khá hoàn hảo nhưng Iron Curtain vẫn có những hạn chế nhất định, nhất là việc khi hệ thống phòng vệ được kích hoạt để đánh chặn các mối đe dọa nó cũng kèm theo nguy cơ gây sát thương cho bộ binh xung quanh xe và tỉ lệ đánh chặn của hệ thống này cũng mang tính xác suất nhất định. Nguồn ảnh: popularmechanics.com.
Mời độc giả xem Video: Đầu đạn RPG bị hệ thống phòng thủ chủ động của Mỹ đánh bật ra ngoài nhưng không nổ.