Ít ai biết rằng, cha đẻ của súng trường tấn công AK-47, thiết kế sư Mikhail Kalashnikov lại vốn từng là một người lính, chưa từng được học qua bất cứ khóa học nào về cơ khí và chế tạo vũ khí. Cảm hứng của khẩu AK-47 bắt đầu đến với Kalashnikov khi ông đang nằm dưỡng thương trong năm 1942. Nguồn ảnh: Sputnik.Trong bệnh viện, Mikhail Kalashnikov đã nghe những người đồng đội của mình kêu ca rất nhiều về vũ khí mà họ được trang bị, có những người suýt mất mạng chỉ vì cây súng trường hay cây tiểu liên họ sử dụng đã không làm tròn nhiệm vụ của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.Tất cả những lời kêu ca đó đã tạo cảm hứng cho Mikhail Kalashnikov khiến ông thôi thúc thiết kế ra một loại súng mới, một loại súng có khả năng bắn nhanh như súng tiểu liên, sử dụng đạn cỡ súng trường nhưng không nhất thiết phải nặng nề như khẩu súng trường. Nguồn ảnh: uaf.edu.Trong suốt những năm tháng sau đó, Mikhail Kalashnikov đã tập trung nghiên cứu chế tạo một khẩu súng trường tự động, sử dụng cỡ nòng 7,62mm như súng trường nhưng có viên đạn ngắn hơn, cỡ 41 hoặc 39 mm. Mục tiêu của ông là chế tạo ra một khẩu súng có sức công phá mạnh như súng trường nhưng chỉ cần có tầm bắn hiệu quả khoảng 300 mét và quan trọng nhất là tốc độ bắn, mật độ đạn phải dày đặc. Nguồn ảnh: Pinterest.Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Liên Xô có tổ chức nhiều cuộc thi để tìm khẩu súng tiêu chuẩn mới cho quân đội của mình, nhằm thay thế những khẩu súng trường đã quá lỗi thời. Để đáp ứng được nhu cầu của cuộc thi, mẫu súng tham gia sẽ phải hoạt động tốt ở nhiệt độ từ -50 độ C tới +50 độ C, chịu được bùn đất, sử dụng được tốt khi đang bị ướt và có giá thành chế tạo cũng như trọng lượng thấp. Nguồn ảnh: AKfile.Ở mọi cuộc thi, Kalashnikov đều có mặt và tới cuối năm 1946, khẩu AK của ông đã xuất sắc được lựa chọn làm loại vũ khí tiêu chuẩn cho quân đội Liên Xô thời bấy giờ. Trong nhiều tài liệu, người ta đã kể lại rằng nhiều nhà tham gia cuộc thi thiết kế súng ở Liên Xô lúc bấy giờ khi nhìn thấy khẩu súng trường tấn công AK-47 đã đứng ngay dậy và bỏ về vì họ biết đây sẽ là khẩu súng chiến thắng. Nguồn ảnh: Shutter.Khẩu AK-47 đã đáp ứng được quá tốt những yêu cầu mà Quân đội Liên Xô cần, nó có giá thành chế tạo thấp, sử dụng được trong mọi điều kiện chiến trường, có thể hoạt động tốt khi đang bám đầy bùn hoặc vừa được "moi" dưới nước lên, khẩu súng này cũng có sức công phá tương đương với súng trường ở tầm bắn 300 mét trở lại. Điểu yếu duy nhất của AK-47 chính là độ chụm đạn kém ở tầm bắn xa do độ giật quá lớn. Nguồn ảnh: Future.Để khắc phục điểm yếu này, AK-47 được cải tiến với biến thể AKM ra đời vào năm 1959 với một thay đổi rất nhỏ ở đầu nòng đã phần nào khắc phục được điểm yếu về độ chính xác trên AK-47. Theo đó, một khuyết đầu nòng sẽ được gắn xuống phia bên dưới nòng súng AKM, khi viên đạn bay ra khỏi nòng, khí dư sẽ ấn vào đầu khuyết để giữ nòng khẩu AKM không bị bật thẳng lên trên qua đó giảm thiểu được độ lệch mục tiêu ở viên đạn tiếp theo. Nguồn ảnh: Reddit.Tổng cộng trong lịch sử đã có tới 75 triệu khẩu súng AK các loại được sản xuất. Đây là con số lớn chưa từng có và chưa có bất cứ một khẩu súng nào vượt qua được kỷ lục này. Khẩu AK còn là khẩu súng xuất hiện trong nhiều cuộc chiến tranh, xung đột nhất từ trước đến nay khi mà trong bất cứ cuộc xung đột nào kể từ khi ra đời, AK-47 cũng đều có mặt. Nguồn ảnh: Picture.Bản thân cha đẻ của khẩu AK-47 Mikhail Kalashnikov cũng nhận được nhiều huân huy chương cao quý do nhà nước Liên Xô trao tặng nhằm tôn vinh cống hiến của ông cho nước Nga vào lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: China.Giờ đây, dù Kalashnikov đã qua đời nhưng đứa con cưng của ông vẫn luôn là một trong những loại "vũ khí hủy diệt hàng loạt" được ưa chuộng nhất thế giới. Kalashnikov đã từng khẳng định, ông không hề hối hận khi tạo loại vũ khí giết hại nhiều người nhất thế kỷ 20, ông chỉ cảm thấy buồn vì người ta biết đến ông qua một thứ vũ khí giết người, còn bản thân ông, ông luôn muốn chế tạo ra một cái máy gặt, máy gieo hạt hay những thứ máy móc khác phục vụ nông nghiệp, chứ không phải phục vụ chiến tranh. Nguồn ảnh: Mannie.
Ít ai biết rằng, cha đẻ của súng trường tấn công AK-47, thiết kế sư Mikhail Kalashnikov lại vốn từng là một người lính, chưa từng được học qua bất cứ khóa học nào về cơ khí và chế tạo vũ khí. Cảm hứng của khẩu AK-47 bắt đầu đến với Kalashnikov khi ông đang nằm dưỡng thương trong năm 1942. Nguồn ảnh: Sputnik.
Trong bệnh viện, Mikhail Kalashnikov đã nghe những người đồng đội của mình kêu ca rất nhiều về vũ khí mà họ được trang bị, có những người suýt mất mạng chỉ vì cây súng trường hay cây tiểu liên họ sử dụng đã không làm tròn nhiệm vụ của chúng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tất cả những lời kêu ca đó đã tạo cảm hứng cho Mikhail Kalashnikov khiến ông thôi thúc thiết kế ra một loại súng mới, một loại súng có khả năng bắn nhanh như súng tiểu liên, sử dụng đạn cỡ súng trường nhưng không nhất thiết phải nặng nề như khẩu súng trường. Nguồn ảnh: uaf.edu.
Trong suốt những năm tháng sau đó, Mikhail Kalashnikov đã tập trung nghiên cứu chế tạo một khẩu súng trường tự động, sử dụng cỡ nòng 7,62mm như súng trường nhưng có viên đạn ngắn hơn, cỡ 41 hoặc 39 mm. Mục tiêu của ông là chế tạo ra một khẩu súng có sức công phá mạnh như súng trường nhưng chỉ cần có tầm bắn hiệu quả khoảng 300 mét và quan trọng nhất là tốc độ bắn, mật độ đạn phải dày đặc. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Quân đội Liên Xô có tổ chức nhiều cuộc thi để tìm khẩu súng tiêu chuẩn mới cho quân đội của mình, nhằm thay thế những khẩu súng trường đã quá lỗi thời. Để đáp ứng được nhu cầu của cuộc thi, mẫu súng tham gia sẽ phải hoạt động tốt ở nhiệt độ từ -50 độ C tới +50 độ C, chịu được bùn đất, sử dụng được tốt khi đang bị ướt và có giá thành chế tạo cũng như trọng lượng thấp. Nguồn ảnh: AKfile.
Ở mọi cuộc thi, Kalashnikov đều có mặt và tới cuối năm 1946, khẩu AK của ông đã xuất sắc được lựa chọn làm loại vũ khí tiêu chuẩn cho quân đội Liên Xô thời bấy giờ. Trong nhiều tài liệu, người ta đã kể lại rằng nhiều nhà tham gia cuộc thi thiết kế súng ở Liên Xô lúc bấy giờ khi nhìn thấy khẩu súng trường tấn công AK-47 đã đứng ngay dậy và bỏ về vì họ biết đây sẽ là khẩu súng chiến thắng. Nguồn ảnh: Shutter.
Khẩu AK-47 đã đáp ứng được quá tốt những yêu cầu mà Quân đội Liên Xô cần, nó có giá thành chế tạo thấp, sử dụng được trong mọi điều kiện chiến trường, có thể hoạt động tốt khi đang bám đầy bùn hoặc vừa được "moi" dưới nước lên, khẩu súng này cũng có sức công phá tương đương với súng trường ở tầm bắn 300 mét trở lại. Điểu yếu duy nhất của AK-47 chính là độ chụm đạn kém ở tầm bắn xa do độ giật quá lớn. Nguồn ảnh: Future.
Để khắc phục điểm yếu này, AK-47 được cải tiến với biến thể AKM ra đời vào năm 1959 với một thay đổi rất nhỏ ở đầu nòng đã phần nào khắc phục được điểm yếu về độ chính xác trên AK-47. Theo đó, một khuyết đầu nòng sẽ được gắn xuống phia bên dưới nòng súng AKM, khi viên đạn bay ra khỏi nòng, khí dư sẽ ấn vào đầu khuyết để giữ nòng khẩu AKM không bị bật thẳng lên trên qua đó giảm thiểu được độ lệch mục tiêu ở viên đạn tiếp theo. Nguồn ảnh: Reddit.
Tổng cộng trong lịch sử đã có tới 75 triệu khẩu súng AK các loại được sản xuất. Đây là con số lớn chưa từng có và chưa có bất cứ một khẩu súng nào vượt qua được kỷ lục này. Khẩu AK còn là khẩu súng xuất hiện trong nhiều cuộc chiến tranh, xung đột nhất từ trước đến nay khi mà trong bất cứ cuộc xung đột nào kể từ khi ra đời, AK-47 cũng đều có mặt. Nguồn ảnh: Picture.
Bản thân cha đẻ của khẩu AK-47 Mikhail Kalashnikov cũng nhận được nhiều huân huy chương cao quý do nhà nước Liên Xô trao tặng nhằm tôn vinh cống hiến của ông cho nước Nga vào lúc bấy giờ. Nguồn ảnh: China.
Giờ đây, dù Kalashnikov đã qua đời nhưng đứa con cưng của ông vẫn luôn là một trong những loại "vũ khí hủy diệt hàng loạt" được ưa chuộng nhất thế giới. Kalashnikov đã từng khẳng định, ông không hề hối hận khi tạo loại vũ khí giết hại nhiều người nhất thế kỷ 20, ông chỉ cảm thấy buồn vì người ta biết đến ông qua một thứ vũ khí giết người, còn bản thân ông, ông luôn muốn chế tạo ra một cái máy gặt, máy gieo hạt hay những thứ máy móc khác phục vụ nông nghiệp, chứ không phải phục vụ chiến tranh. Nguồn ảnh: Mannie.