Tên lửa chống hạm BrahMos được đánh giá là tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất trên thế giới. Cho đến nay, BrahMos là tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất đang được sử dụng trên thế giới. BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng phát triển, dựa trên công nghệ của tên lửa P-800 của Nga.Không giống như các tên lửa hành trình siêu thanh khác, BrahMos có thể duy trì hành trình với tốc độ siêu thanh trong suốt chuyến bay và đạt tốc độ Mach 3,5 (tương đương 4.300 km/h) trong giai đoạn cuối.Tên lửa chống hạm BrahMos mang đầu đạn nặng 200 kg với tầm bắn tối đa lên tới 600 km và có thể phóng từ đất liền, trên không và từ tàu chiến. Với tốc độ đến Mach 3,5 do vậy tên lửa có động năng cực lớn, đủ sức làm tê liệt tàu chiến của đối phương chỉ bằng một phát bắn.BrahMos từng bẻ gãy con tàu mục tiêu thành hai đoạn, trong quá trình thử nghiệm, chứng tỏ sức mạnh ghê gớm của nó. Ngoài tốc độ gây chết người, tên lửa còn có thể bay ở độ cao cực thấp chỉ 10 mét trên mặt biển, khiến tàu chiến đối phương có rất ít thời gian để phản ứng.Tên lửa BrahMos cũng có thể thực hiện các động tác cơ động hình chữ S ở giai đoạn cuối, để tránh tên lửa phòng không và tên lửa tầm gần của đối phương. BrahMos sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến, với tỷ lệ sai số khoảng chỉ khoảng 1 mét và độ chính xác khi tấn công rất cao.Tất cả những đặc điểm này khiến tên lửa BrahMos của Ấn Độ trở thành tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên, khi tên lửa Zircon của Nga được đưa vào sử dụng, nó sẽ tước đi danh hiệu tên lửa chống hạm nguy hiểm nhất của BrahMos.Nhưng tại sao Philippines lại mua tên lửa BrahMos, khi giữa Mỹ và Philippines có một Hiệp ước phòng thủ chung, được ký kết vào ngày 30/8/1951? Theo tinh thần của Hiệp ước này, Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Philippines.Khía cạnh quan trọng nhất của Hiệp ước, đó là bất kỳ cuộc tấn công nào vào Philippines sẽ được coi là một cuộc tấn công vào Mỹ, và ngược lại. Ngoài ra còn có các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines, nơi có hàng nghìn binh sĩ Mỹ đang đồn trú.Chỉ riêng Hiệp ước phòng thủ chung này là đủ để bảo vệ Philippines, vì sức mạnh quân sự của Mỹ như vậy, thì khó có nước nào dám tấn công Philippines. Vậy tại sao Philippines phải mua tên lửa hành trình tốt nhất thế giới?Theo giới phân tích, Philippines rất lo lắng rằng, Mỹ sẽ sử dụng lãnh thổ Philippines chúng để chống lại Trung Quốc. Nếu một cuộc xung đột Trung - Mỹ xảy ra trong tương lai, Philippines sẽ bị lôi vào cuộc chiến, và đây không phải là điều mà nước này mong muốn.Ngoài ra, chính phủ Philippines cũng cảnh báo Mỹ, không được triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ. Trong quá khứ, Mỹ đã có 2 căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài nằm ở Philippines (căn cứ không quân Clark và hải quân Subic), nhưng do có những hành vi không đúng mực của binh lính Mỹ, đã gây ra nhiều rắc rối cho người dân địa phương.Do công chúng và chính phủ Philippines bức xúc trước những vấn đề này, nên Mỹ đã phải rút quân khỏi Philippines. Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 9/11/2001, Mỹ đã sử dụng "cuộc chiến chống khủng bố" như một cái cớ, để tái triển khai quân đội ở Philippines.Vì vậy, Philippines hy vọng tên lửa BrahMos sẽ đóng vai trò răn đe đối với bất kỳ tàu nào của Trung Quốc. Do đó, Philippines mua tên lửa BrahMos để giúp bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi bị tấn công, trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai.Từ quan điểm kinh tế, việc bán tên lửa BrahMos cho Philippines là hành động đôi bên cùng có lợi; về chiến lược, Ấn Độ bắn một mũi tên, trúng hai đích, trước hết là để kiềm chế chiến lược gây sức ép của Trung Quốc. Việc bàn giao BrahMos cho Philippines là một tín hiệu rõ ràng đối với Trung Quốc.Có "hàng nóng" BrahMos trong tay, Philippines có thể thách thức vị trí thống trị của Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời chắc chắn sẽ làm tăng ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực. Điều duy nhất mà Ấn Độ cần chú ý, là nước này phải bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của tên lửa BrahMos, để tránh rơi vào tay đối thủ. Nguồn ảnh: QQ. Ấn Độ thử nghiệm tên lửa BrahMos thả từ máy bay tiêm kích Su-30MKI. Nguồn: IndiaTimes.
Tên lửa chống hạm BrahMos được đánh giá là tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất trên thế giới. Cho đến nay, BrahMos là tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất đang được sử dụng trên thế giới. BrahMos do Ấn Độ và Nga cùng phát triển, dựa trên công nghệ của tên lửa P-800 của Nga.
Không giống như các tên lửa hành trình siêu thanh khác, BrahMos có thể duy trì hành trình với tốc độ siêu thanh trong suốt chuyến bay và đạt tốc độ Mach 3,5 (tương đương 4.300 km/h) trong giai đoạn cuối.
Tên lửa chống hạm BrahMos mang đầu đạn nặng 200 kg với tầm bắn tối đa lên tới 600 km và có thể phóng từ đất liền, trên không và từ tàu chiến. Với tốc độ đến Mach 3,5 do vậy tên lửa có động năng cực lớn, đủ sức làm tê liệt tàu chiến của đối phương chỉ bằng một phát bắn.
BrahMos từng bẻ gãy con tàu mục tiêu thành hai đoạn, trong quá trình thử nghiệm, chứng tỏ sức mạnh ghê gớm của nó. Ngoài tốc độ gây chết người, tên lửa còn có thể bay ở độ cao cực thấp chỉ 10 mét trên mặt biển, khiến tàu chiến đối phương có rất ít thời gian để phản ứng.
Tên lửa BrahMos cũng có thể thực hiện các động tác cơ động hình chữ S ở giai đoạn cuối, để tránh tên lửa phòng không và tên lửa tầm gần của đối phương. BrahMos sử dụng hệ thống dẫn đường tiên tiến, với tỷ lệ sai số khoảng chỉ khoảng 1 mét và độ chính xác khi tấn công rất cao.
Tất cả những đặc điểm này khiến tên lửa BrahMos của Ấn Độ trở thành tên lửa hành trình chống hạm nguy hiểm nhất thế giới. Tuy nhiên, khi tên lửa Zircon của Nga được đưa vào sử dụng, nó sẽ tước đi danh hiệu tên lửa chống hạm nguy hiểm nhất của BrahMos.
Nhưng tại sao Philippines lại mua tên lửa BrahMos, khi giữa Mỹ và Philippines có một Hiệp ước phòng thủ chung, được ký kết vào ngày 30/8/1951? Theo tinh thần của Hiệp ước này, Mỹ sẽ hỗ trợ quân sự cho Philippines.
Khía cạnh quan trọng nhất của Hiệp ước, đó là bất kỳ cuộc tấn công nào vào Philippines sẽ được coi là một cuộc tấn công vào Mỹ, và ngược lại. Ngoài ra còn có các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines, nơi có hàng nghìn binh sĩ Mỹ đang đồn trú.
Chỉ riêng Hiệp ước phòng thủ chung này là đủ để bảo vệ Philippines, vì sức mạnh quân sự của Mỹ như vậy, thì khó có nước nào dám tấn công Philippines. Vậy tại sao Philippines phải mua tên lửa hành trình tốt nhất thế giới?
Theo giới phân tích, Philippines rất lo lắng rằng, Mỹ sẽ sử dụng lãnh thổ Philippines chúng để chống lại Trung Quốc. Nếu một cuộc xung đột Trung - Mỹ xảy ra trong tương lai, Philippines sẽ bị lôi vào cuộc chiến, và đây không phải là điều mà nước này mong muốn.
Ngoài ra, chính phủ Philippines cũng cảnh báo Mỹ, không được triển khai vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ của họ. Trong quá khứ, Mỹ đã có 2 căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài nằm ở Philippines (căn cứ không quân Clark và hải quân Subic), nhưng do có những hành vi không đúng mực của binh lính Mỹ, đã gây ra nhiều rắc rối cho người dân địa phương.
Do công chúng và chính phủ Philippines bức xúc trước những vấn đề này, nên Mỹ đã phải rút quân khỏi Philippines. Tuy nhiên, sau vụ khủng bố ngày 9/11/2001, Mỹ đã sử dụng "cuộc chiến chống khủng bố" như một cái cớ, để tái triển khai quân đội ở Philippines.
Vì vậy, Philippines hy vọng tên lửa BrahMos sẽ đóng vai trò răn đe đối với bất kỳ tàu nào của Trung Quốc. Do đó, Philippines mua tên lửa BrahMos để giúp bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi bị tấn công, trong trường hợp xảy ra bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai.
Từ quan điểm kinh tế, việc bán tên lửa BrahMos cho Philippines là hành động đôi bên cùng có lợi; về chiến lược, Ấn Độ bắn một mũi tên, trúng hai đích, trước hết là để kiềm chế chiến lược gây sức ép của Trung Quốc. Việc bàn giao BrahMos cho Philippines là một tín hiệu rõ ràng đối với Trung Quốc.
Có "hàng nóng" BrahMos trong tay, Philippines có thể thách thức vị trí thống trị của Trung Quốc trong khu vực. Đồng thời chắc chắn sẽ làm tăng ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực. Điều duy nhất mà Ấn Độ cần chú ý, là nước này phải bảo vệ dữ liệu nhạy cảm của tên lửa BrahMos, để tránh rơi vào tay đối thủ. Nguồn ảnh: QQ.
Ấn Độ thử nghiệm tên lửa BrahMos thả từ máy bay tiêm kích Su-30MKI. Nguồn: IndiaTimes.