Vừa qua, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022, tên lửa đạn đạo Scud là một trong những vũ khí thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách thăm quan. Ảnh: Minh An.Đây không chỉ là loại tên lửa đạn đạo độc nhất trong kho vũ khí của Quân đội Việt Nam, mà còn là loại tên lửa đạn đạo độc nhất trong khu vực. Ảnh: Minh AnLoại tên lửa đạn đạo này đã được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ thập niên 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn bảo quản tốt, tiếp tục sử dụng trong biên chế của lực lượng pháo binh. Ảnh: Minh AnNguồn gốc của loại tên lửa này thực sự rất kỳ thú, khi Liên Xô đã phải trải qua nhiều thập niên cố gắng cải biến, chỉnh sửa lại Scud với nhiều phiên bản khác nhau, trước khi loại tên lửa đạn đạo này có được kiểu dáng và tính năng kỹ chiến thuật như hiện nay. Ảnh: QĐND.Tên lửa Scud của Liên Xô khởi nguồn từ một sản phẩm công nghệ tên lửa, thu được sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ các chuyên gia tên lửa của Đức Quốc xã. Ảnh: Military.Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu, mổ xẻ tên lửa V-2 do Đức Quốc xã phát triển, quá trình nghiên cứu phát triển này đã kéo dài trong 10 năm, trước khi Liên Xô ra mắt tên lửa R-11M, diễu hành qua Quảng trường Đỏ vào tháng 11/1957. Ảnh: Military.Đây là loại tên lửa tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tên lửa Scud sau khi được ra đời đã nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới và là cơ sở cho nhiều thiết kế tên lửa khác, với tên gọi chung là Scud. Ảnh: Military.R-11M hay còn gọi là Scud A, ban đầu được phát triển với mục đích mang đầu đạn hạt nhân. Scud A được đưa vào trang bị từ năm 1955. Scud A dài 10,3 m và có đường kính 0,88 m. Tên lửa có tầm bắn 190 km và độ chính xác sai số trong khoảng 3 km. Ảnh: Military.R-17 hay Scud B là bản nâng cấp so với Scud A, bắt đầu hoạt động vào năm 1962. Tên lửa có chiều dài 11,25 m, đường kính 0,88 m và nặng 5.900 kg khi phóng. Nó có tầm bắn 300 km với độ chính xác sai số chỉ 450 m. Ảnh: Military.Một số đầu đạn khác nhau đã được phát triển cho tên lửa Scud B, bao gồm đầu đạn hạt nhân từ 5 đến 70 kiloton, tác nhân hóa học và chất nổ cao thông thường. Một Scud B cơ bản mất khoảng một giờ, để hoàn thành một chuỗi phóng đơn lẻ. Ảnh: Military.Đến năm 1965, tên lửa đạn đạo Scud B mới được đưa vào hoạt động ở nhiều nước châu Âu và Trung Đông. Năm 1973, Ai Cập đã bắn một số lượng nhỏ tên lửa Scud B chống lại Israel. Hơn 2.000 tên lửa Scud B và một số lượng nhỏ tên lửa Scud C, được cho là đã được sử dụng ở Afghanistan. Ảnh: Military.Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq đã triển khai biến thể cải tiến của tên lửa Scud B là tên lửa Al Hussein. Năm 1998, Ukraine có ba lữ đoàn với tên lửa Scud B và tổng cộng 55 tên lửa đang được biên chế. Ảnh: Military.Trong quá khứ, Việt Nam từng là quân đội đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trong biên chế. Thời điểm năm 1981, Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 xe mang phóng tự hành 9P117, cùng một số lượng lớn đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B). Ảnh: QĐND.Nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật tên lửa Scud đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị kỹ thuật của Lữ đoàn tên lửa 490 Việt Nam, đã có nhiều sáng kiến cải tiến các linh kiện cho tên lửa hoạt động tốt. Ảnh: QPVN.
Vừa qua, tại triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2022, tên lửa đạn đạo Scud là một trong những vũ khí thu hút rất nhiều sự quan tâm của khách thăm quan. Ảnh: Minh An.
Đây không chỉ là loại tên lửa đạn đạo độc nhất trong kho vũ khí của Quân đội Việt Nam, mà còn là loại tên lửa đạn đạo độc nhất trong khu vực. Ảnh: Minh An
Loại tên lửa đạn đạo này đã được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam từ thập niên 80 của thế kỷ trước, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại chúng ta vẫn bảo quản tốt, tiếp tục sử dụng trong biên chế của lực lượng pháo binh. Ảnh: Minh An
Nguồn gốc của loại tên lửa này thực sự rất kỳ thú, khi Liên Xô đã phải trải qua nhiều thập niên cố gắng cải biến, chỉnh sửa lại Scud với nhiều phiên bản khác nhau, trước khi loại tên lửa đạn đạo này có được kiểu dáng và tính năng kỹ chiến thuật như hiện nay. Ảnh: QĐND.
Tên lửa Scud của Liên Xô khởi nguồn từ một sản phẩm công nghệ tên lửa, thu được sau chiến tranh thế giới thứ hai, từ các chuyên gia tên lửa của Đức Quốc xã. Ảnh: Military.
Liên Xô đã tiến hành nghiên cứu, mổ xẻ tên lửa V-2 do Đức Quốc xã phát triển, quá trình nghiên cứu phát triển này đã kéo dài trong 10 năm, trước khi Liên Xô ra mắt tên lửa R-11M, diễu hành qua Quảng trường Đỏ vào tháng 11/1957. Ảnh: Military.
Đây là loại tên lửa tầm ngắn, sử dụng nhiên liệu lỏng, tên lửa Scud sau khi được ra đời đã nhanh chóng phổ biến trên khắp thế giới và là cơ sở cho nhiều thiết kế tên lửa khác, với tên gọi chung là Scud. Ảnh: Military.
R-11M hay còn gọi là Scud A, ban đầu được phát triển với mục đích mang đầu đạn hạt nhân. Scud A được đưa vào trang bị từ năm 1955. Scud A dài 10,3 m và có đường kính 0,88 m. Tên lửa có tầm bắn 190 km và độ chính xác sai số trong khoảng 3 km. Ảnh: Military.
R-17 hay Scud B là bản nâng cấp so với Scud A, bắt đầu hoạt động vào năm 1962. Tên lửa có chiều dài 11,25 m, đường kính 0,88 m và nặng 5.900 kg khi phóng. Nó có tầm bắn 300 km với độ chính xác sai số chỉ 450 m. Ảnh: Military.
Một số đầu đạn khác nhau đã được phát triển cho tên lửa Scud B, bao gồm đầu đạn hạt nhân từ 5 đến 70 kiloton, tác nhân hóa học và chất nổ cao thông thường. Một Scud B cơ bản mất khoảng một giờ, để hoàn thành một chuỗi phóng đơn lẻ. Ảnh: Military.
Đến năm 1965, tên lửa đạn đạo Scud B mới được đưa vào hoạt động ở nhiều nước châu Âu và Trung Đông. Năm 1973, Ai Cập đã bắn một số lượng nhỏ tên lửa Scud B chống lại Israel. Hơn 2.000 tên lửa Scud B và một số lượng nhỏ tên lửa Scud C, được cho là đã được sử dụng ở Afghanistan. Ảnh: Military.
Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Iraq đã triển khai biến thể cải tiến của tên lửa Scud B là tên lửa Al Hussein. Năm 1998, Ukraine có ba lữ đoàn với tên lửa Scud B và tổng cộng 55 tên lửa đang được biên chế. Ảnh: Military.
Trong quá khứ, Việt Nam từng là quân đội đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á có tên lửa đạn đạo chiến thuật Scud trong biên chế. Thời điểm năm 1981, Việt Nam đã nhận từ Liên Xô 4 xe mang phóng tự hành 9P117, cùng một số lượng lớn đạn tên lửa R-17 Elbrus (Scud-B). Ảnh: QĐND.
Nhằm đảm bảo hệ số kỹ thuật tên lửa Scud đủ khả năng sẵn sàng chiến đấu, các đơn vị kỹ thuật của Lữ đoàn tên lửa 490 Việt Nam, đã có nhiều sáng kiến cải tiến các linh kiện cho tên lửa hoạt động tốt. Ảnh: QPVN.