Cuộc xung đột Hamas-Israel hiện nay đang thu hút sự chú ý của toàn cầu; hệ thống tên lửa đánh chặn của Israel đã được kích hoạt hoàn toàn, trong đó hệ thống “Vòm Sắt” đảm nhiệm đánh chặn tên lửa tự chế của Hamas, còn tầm cao do Arrow hay Patriot đảm nhiệm.Đáng chú ý là hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao Arrow-2 lần đầu tiên thực chiến, bắn hạ tên lửa đạn đạo của Hauthi ngoài bầu khí quyển. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới chứng kiến tên lửa đánh chặn thành công trong chiến đấu, một tên lửa đạn đạo ngoài bầu khí quyển.Tên lửa Arrow-2 (Mũi tên 2) có thể được coi là phiên bản hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD của Israel, có tầm bắn hiệu quả hơn 1.600 km, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài bầu khí quyển; được Israel và Mỹ hợp tác phát triển cách đây đã gần 30 năm.Israel là quốc gia có lịch sử lập quốc mới hơn 70 năm, nhưng liên tục bị các nước Ả Rập bao vây; gần đây, các lực lượng vũ trang cực đoan liên tục dùng tên lửa các loại tấn công vào lãnh thổ nước này, nên Israel luôn coi trọng việc phát triển và trang bị hệ thống phòng không đa tầng, hiện đại. Hiện nay, Israel trang bị các loại tên lửa phòng không đánh chặn, trải dài từ tầm thấp, tầm trung và tầm cao. Trong đó hệ thống phòng không tầm thấp Vòm Sắt (Iron Dome), có nhiệm vụ đánh chặn các loại tên lửa tầm ngắn, UAV như tên lửa tự chế, đạn pháo hay UAV của Hamas.Hệ thống tên lửa phòng không Arrow tương tự như hệ thống Patriot của Mỹ và hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động phòng không và chống tên lửa tầm xa. Bắt đầu từ những năm 1980, Liên Xô bắt đầu xuất khẩu số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud. Các nước Ả Rập ở Trung Đông nhìn chung đều trang bị loại vũ khí này. Israel cảm thấy bị đe dọa bởi vũ khí này nên đã chuyển sang phát triển các loại vũ khí chống tên lửa mới, dưới sự trợ giúp của Mỹ.Hệ thống phòng không Arrow của Israel được khởi động lần đầu vào năm 1986. Vào thời điểm đó, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho các nước Ả Rập tên lửa "Scud" có tầm bắn khoảng 300 km, nên Israel và Mỹ đã cùng nhau phát triển hệ thống phòng không Arrow-1, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Israel thường xuyên bị tấn công bởi tên lửa Scud của Iraq, điều này đã thúc đẩy đáng kể sự phát triển của tên lửa phòng không Arrow của Israel. Hệ thống tên lửa phòng không Arrow của Israel đã phát triển thành 3 phiên bản là Arrow-1, Arrow-2 và mới nhất là Arrow-3. Trong số đó, loại Arrow-1 đã hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm vào năm 1994 và bắt đầu đi vào trực chiến trong quân đội Israel vào năm 1995. Tên lửa phòng không Arrow-2 (loại vừa đánh chặn thành công tên lửa Houthi) được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào năm 1995. Đến năm 1998, nó chính thức được hoàn thiện và trang bị trong quân đội Israel. So với tên lửa Arrow-1, thay đổi lớn nhất của Arrow-2 là việc sử dụng động cơ tên lửa hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng tên lửa của Arrow-1 là 700 kg, nhưng của Arrow-2 lên tới 1.300 kg. Đổi lại, tầm bắn và chiều cao phòng không của Arrow-2 cũng được tăng lên rất nhiều, giúp nó có khả năng đánh chặn hiệu quả các tên lửa tầm trung bay ngoài bầu khí quyển.Kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng nổ, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với lực lượng vũ trang Hamas và thậm chí còn yêu cầu Saudi Arabia cho họ đi qua biên giới, để có thể tấn công Israel. Tất nhiên yêu cầu của Hauthi bị Saudi Arabia từ chối;Không chịu đứng ngoài cuộc, Houthi đã phóng hàng loạt vũ khí gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và UAV tự sát tầm xa vào Israel trong nhiều ngày liên tiếp, khiến quân đội Mỹ phải triển khai khẩn cấp 2 tàu chiến lớp Burke ở khu vực biển Đỏ để đánh chặn.Ngoài ra Arab Saudi cũng phải kích hoạt hệ thống phòng không Patriot của họ, để “giúp” Israel đánh chặn nhiều tên lửa khác nhau do lực lượng Houthi phóng qua lãnh thổ.Việc tên lửa Arrow-2 đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung của Houthi, tuy nó chứng tỏ khả năng đánh chặn xuất sắc. Nhưng sẽ hơi thiên vị khi nói rằng, thành tích này là của Israel. Đánh giá chính xác, Arrow-2 thực chất là vũ khí do Mỹ phát triển; khi họ chiếm tới 72% vốn của dự án. Tuy nhiên, thành công của lần đánh chặn này cũng cho thấy, phần lớn hệ thống phòng không và chống tên lửa do Israel thiết lập đã cơ bản đạt được năng lực chiến đấu thực tế và có thể bảo vệ Israel một cách hiệu quả trước các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.Qua việc đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo của Hauthi, hiện giờ áp lực đang đứng về phía các nước chống Israel, đặc biệt là Iran. Là một trong những quốc gia chống Israel mạnh mẽ nhất ở Trung Đông, sức mạnh răn đe lớn nhất của Iran đối với Israel, chính là số lượng lớn các loại tên lửa đạn đạo.
Cuộc xung đột Hamas-Israel hiện nay đang thu hút sự chú ý của toàn cầu; hệ thống tên lửa đánh chặn của Israel đã được kích hoạt hoàn toàn, trong đó hệ thống “Vòm Sắt” đảm nhiệm đánh chặn tên lửa tự chế của Hamas, còn tầm cao do Arrow hay Patriot đảm nhiệm.
Đáng chú ý là hệ thống đánh chặn tên lửa tầm cao Arrow-2 lần đầu tiên thực chiến, bắn hạ tên lửa đạn đạo của Hauthi ngoài bầu khí quyển. Đây cũng là lần đầu tiên thế giới chứng kiến tên lửa đánh chặn thành công trong chiến đấu, một tên lửa đạn đạo ngoài bầu khí quyển.
Tên lửa Arrow-2 (Mũi tên 2) có thể được coi là phiên bản hệ thống đánh chặn tầm cao THAAD của Israel, có tầm bắn hiệu quả hơn 1.600 km, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ở ngoài bầu khí quyển; được Israel và Mỹ hợp tác phát triển cách đây đã gần 30 năm.
Israel là quốc gia có lịch sử lập quốc mới hơn 70 năm, nhưng liên tục bị các nước Ả Rập bao vây; gần đây, các lực lượng vũ trang cực đoan liên tục dùng tên lửa các loại tấn công vào lãnh thổ nước này, nên Israel luôn coi trọng việc phát triển và trang bị hệ thống phòng không đa tầng, hiện đại.
Hiện nay, Israel trang bị các loại tên lửa phòng không đánh chặn, trải dài từ tầm thấp, tầm trung và tầm cao. Trong đó hệ thống phòng không tầm thấp Vòm Sắt (Iron Dome), có nhiệm vụ đánh chặn các loại tên lửa tầm ngắn, UAV như tên lửa tự chế, đạn pháo hay UAV của Hamas.
Hệ thống tên lửa phòng không Arrow tương tự như hệ thống Patriot của Mỹ và hệ thống S-300 của Nga, chủ yếu chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động phòng không và chống tên lửa tầm xa.
Bắt đầu từ những năm 1980, Liên Xô bắt đầu xuất khẩu số lượng lớn tên lửa đạn đạo tầm ngắn Scud. Các nước Ả Rập ở Trung Đông nhìn chung đều trang bị loại vũ khí này. Israel cảm thấy bị đe dọa bởi vũ khí này nên đã chuyển sang phát triển các loại vũ khí chống tên lửa mới, dưới sự trợ giúp của Mỹ.
Hệ thống phòng không Arrow của Israel được khởi động lần đầu vào năm 1986. Vào thời điểm đó, Liên Xô bắt đầu cung cấp cho các nước Ả Rập tên lửa "Scud" có tầm bắn khoảng 300 km, nên Israel và Mỹ đã cùng nhau phát triển hệ thống phòng không Arrow-1, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo.
Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Israel thường xuyên bị tấn công bởi tên lửa Scud của Iraq, điều này đã thúc đẩy đáng kể sự phát triển của tên lửa phòng không Arrow của Israel.
Hệ thống tên lửa phòng không Arrow của Israel đã phát triển thành 3 phiên bản là Arrow-1, Arrow-2 và mới nhất là Arrow-3. Trong số đó, loại Arrow-1 đã hoàn thành tất cả các cuộc thử nghiệm vào năm 1994 và bắt đầu đi vào trực chiến trong quân đội Israel vào năm 1995.
Tên lửa phòng không Arrow-2 (loại vừa đánh chặn thành công tên lửa Houthi) được thử nghiệm thành công lần đầu tiên vào năm 1995. Đến năm 1998, nó chính thức được hoàn thiện và trang bị trong quân đội Israel.
So với tên lửa Arrow-1, thay đổi lớn nhất của Arrow-2 là việc sử dụng động cơ tên lửa hai tầng, sử dụng nhiên liệu rắn, trọng lượng tên lửa của Arrow-1 là 700 kg, nhưng của Arrow-2 lên tới 1.300 kg.
Đổi lại, tầm bắn và chiều cao phòng không của Arrow-2 cũng được tăng lên rất nhiều, giúp nó có khả năng đánh chặn hiệu quả các tên lửa tầm trung bay ngoài bầu khí quyển.
Kể từ khi xung đột Hamas-Israel bùng nổ, lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với lực lượng vũ trang Hamas và thậm chí còn yêu cầu Saudi Arabia cho họ đi qua biên giới, để có thể tấn công Israel. Tất nhiên yêu cầu của Hauthi bị Saudi Arabia từ chối;
Không chịu đứng ngoài cuộc, Houthi đã phóng hàng loạt vũ khí gồm tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và UAV tự sát tầm xa vào Israel trong nhiều ngày liên tiếp, khiến quân đội Mỹ phải triển khai khẩn cấp 2 tàu chiến lớp Burke ở khu vực biển Đỏ để đánh chặn.
Ngoài ra Arab Saudi cũng phải kích hoạt hệ thống phòng không Patriot của họ, để “giúp” Israel đánh chặn nhiều tên lửa khác nhau do lực lượng Houthi phóng qua lãnh thổ.
Việc tên lửa Arrow-2 đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung của Houthi, tuy nó chứng tỏ khả năng đánh chặn xuất sắc. Nhưng sẽ hơi thiên vị khi nói rằng, thành tích này là của Israel. Đánh giá chính xác, Arrow-2 thực chất là vũ khí do Mỹ phát triển; khi họ chiếm tới 72% vốn của dự án.
Tuy nhiên, thành công của lần đánh chặn này cũng cho thấy, phần lớn hệ thống phòng không và chống tên lửa do Israel thiết lập đã cơ bản đạt được năng lực chiến đấu thực tế và có thể bảo vệ Israel một cách hiệu quả trước các mối đe dọa tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Qua việc đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo của Hauthi, hiện giờ áp lực đang đứng về phía các nước chống Israel, đặc biệt là Iran. Là một trong những quốc gia chống Israel mạnh mẽ nhất ở Trung Đông, sức mạnh răn đe lớn nhất của Iran đối với Israel, chính là số lượng lớn các loại tên lửa đạn đạo.