Trong kho chiến lợi phẩm của Việt Nam tới nay vẫn còn lưu trữ một số lượng lớn xe tăng M-48 và pháo tự hành M107 Vua Chiến Trường. Nguồn ảnh: ST.Có lẽ vì không có đủ linh kiện thay thế, những khẩu pháo tự hành Vua Chiến Trường này giờ không còn được chúng ta tiếp tục sử dụng mà phải niêm cất kho. Nguồn ảnh: ST.Từng được Mỹ và đồng minh sử dụng ở miền Nam Việt Nam, do đây là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất được sử dụng ở Việt Nam thời bấy giờ, quân đội Mỹ đã đặt biệt danh cho nó là Vua Chiến Trường. Nguồn ảnh: Olive.Có cỡ nòng 175mm, mỗi phát đạn của M107 có sức công phá không khác gì một quả bom B-52 được ném xuống từ pháo đài bay. Nguồn ảnh: Olive.Toàn bộ cơ cấu pháo này có trọng lượng chiến đấu khoảng 28,2 tấn, dài 11,3 mét tính cả nòng, cao 3,47 mét và chỉ tính riêng chiều dài nòng của nó đã là 9,15 mét. Nguồn ảnh: Olive.Viên đạn pháo 175mm khi được bắn khỏi khẩu M107 sẽ có sơ tốc đầu đạn lên tới 914 mét/giây, tầm bắn tối đa 32,7 km - đây cũng là tầm đạn pháo xa bậc nhất trong thời Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Olive.Để hỗ trợ cho công việc nạp đạn pháo, M107 có một máy nâng và nạp đạn bằng thuỷ lực để tăng tốc độ bắn. Khẩu pháo này thậm chí còn bắn được đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Olive.Trên lý thuyết, khung gầm của M107 có công suất 405 mã lực và có thể giúp nó di chuyển được với tốc độ lên tới 55 km/h. Tuy nhiên trong thực tế, khẩu pháo này lại khá lề mề do trọng lượng và kích thước quá cồng kềnh. Nguồn ảnh: Olive.Pháo tự hành M107 khi hoạt động đòi hỏi phải có kíp chiến đấu lên tới 13 người. Tuy được coi là pháo tự hành nhưng nó lại không có khoang chứa lính, toàn bộ binh lính sẽ phải ngồi trên "xe mui trần" khi di chuyển. Nguồn ảnh: Olive.Điều này khiến kíp chiến đấu của M107 dễ bị tổn thương trong trường hợp bị phản pháo. Nhiều cựu chiến binh Mỹ viết trong hồi ký rằng vị trí an toàn nhất khi bị phản pháo là gầm xe, tuy nhiên nơi đây không thể đủ chỗ cho toàn bộ 13 người trú ngụ. Nguồn ảnh: Olive.Một nhược điểm cực lớn nữa của M107 đó là vì đạn pháo của nó quá nặng, lên tới 66,6 kg và có kích thước lớn nên trên mỗi khẩu pháo tự hành M107 chỉ dự trữ được 2 viên. Nguồn ảnh: Olive.Khi tác chiến, cần một xe tải chở theo đạn để phục vụ cho M107. Điều này khiến đội hình hành quân trở nên cồng kềnh, rất khó cơ động nhanh và sơ tán lẩn tránh khi bị phản pháo. Nguồn ảnh: Olive. Video Khẩu đại bác tự hành cỡ nòng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: Associated Press.
Trong kho chiến lợi phẩm của Việt Nam tới nay vẫn còn lưu trữ một số lượng lớn xe tăng M-48 và pháo tự hành M107 Vua Chiến Trường. Nguồn ảnh: ST.
Có lẽ vì không có đủ linh kiện thay thế, những khẩu pháo tự hành Vua Chiến Trường này giờ không còn được chúng ta tiếp tục sử dụng mà phải niêm cất kho. Nguồn ảnh: ST.
Từng được Mỹ và đồng minh sử dụng ở miền Nam Việt Nam, do đây là khẩu pháo có cỡ nòng lớn nhất được sử dụng ở Việt Nam thời bấy giờ, quân đội Mỹ đã đặt biệt danh cho nó là Vua Chiến Trường. Nguồn ảnh: Olive.
Có cỡ nòng 175mm, mỗi phát đạn của M107 có sức công phá không khác gì một quả bom B-52 được ném xuống từ pháo đài bay. Nguồn ảnh: Olive.
Toàn bộ cơ cấu pháo này có trọng lượng chiến đấu khoảng 28,2 tấn, dài 11,3 mét tính cả nòng, cao 3,47 mét và chỉ tính riêng chiều dài nòng của nó đã là 9,15 mét. Nguồn ảnh: Olive.
Viên đạn pháo 175mm khi được bắn khỏi khẩu M107 sẽ có sơ tốc đầu đạn lên tới 914 mét/giây, tầm bắn tối đa 32,7 km - đây cũng là tầm đạn pháo xa bậc nhất trong thời Chiến tranh Việt Nam. Nguồn ảnh: Olive.
Để hỗ trợ cho công việc nạp đạn pháo, M107 có một máy nâng và nạp đạn bằng thuỷ lực để tăng tốc độ bắn. Khẩu pháo này thậm chí còn bắn được đạn hạt nhân. Nguồn ảnh: Olive.
Trên lý thuyết, khung gầm của M107 có công suất 405 mã lực và có thể giúp nó di chuyển được với tốc độ lên tới 55 km/h. Tuy nhiên trong thực tế, khẩu pháo này lại khá lề mề do trọng lượng và kích thước quá cồng kềnh. Nguồn ảnh: Olive.
Pháo tự hành M107 khi hoạt động đòi hỏi phải có kíp chiến đấu lên tới 13 người. Tuy được coi là pháo tự hành nhưng nó lại không có khoang chứa lính, toàn bộ binh lính sẽ phải ngồi trên "xe mui trần" khi di chuyển. Nguồn ảnh: Olive.
Điều này khiến kíp chiến đấu của M107 dễ bị tổn thương trong trường hợp bị phản pháo. Nhiều cựu chiến binh Mỹ viết trong hồi ký rằng vị trí an toàn nhất khi bị phản pháo là gầm xe, tuy nhiên nơi đây không thể đủ chỗ cho toàn bộ 13 người trú ngụ. Nguồn ảnh: Olive.
Một nhược điểm cực lớn nữa của M107 đó là vì đạn pháo của nó quá nặng, lên tới 66,6 kg và có kích thước lớn nên trên mỗi khẩu pháo tự hành M107 chỉ dự trữ được 2 viên. Nguồn ảnh: Olive.
Khi tác chiến, cần một xe tải chở theo đạn để phục vụ cho M107. Điều này khiến đội hình hành quân trở nên cồng kềnh, rất khó cơ động nhanh và sơ tán lẩn tránh khi bị phản pháo. Nguồn ảnh: Olive.
Video Khẩu đại bác tự hành cỡ nòng lớn nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Nguồn: Associated Press.