Được thiết kế bởi Mỹ và sản xuất, sử dụng bởi Nauy, tên lửa chống hạm AGM-119 Penguin là loại tên lửa đầu tiên của phương tây có tìm kiếm hồng ngoại trong khi các loại tên lửa cùng thời chỉ sử dụng kỹ thuật dẫn hướng bằng radar chủ động. Nguồn ảnh: Sina..Được thiết kế bởi Mỹ và sản xuất từ năm 1972 bởi Nauy và Thụy Điển, AGM 119 Penguin được coi là quả tên lửa đối hạm phổ biến bậc nhất Châu Âu tới tận ngày nay dù nó đã bước sang tuổi 40. Đây là loại tên lửa hành trình hải quân tầm ngắn và trung, có thể bắn kết hợp các loại đạn và sử dụng động cơ rocket phản lực nhiên liệu rắn. Nguồn ảnh: Sina..Tên lửa đối hải AGM-119 Penguin có tầm hoạt động từ 34 tới 55 km, tốc độ bay của quả tên lửa này được xếp vào hàng cận âm, độ cao bay rất thấp, gần như lướt trên mặt biển nên cực kỳ khó đánh chặn và có cơ cấu phóng cực kỳ cơ động. Nguồn ảnh: Sina..Cụ thể, các loại tên lửa AGM-119 Penguin có thể triển khai từ rất nhiều cơ cấu phóng khác nhau như từ trên máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hoặc trên tàu chiến. Tùy theo các phiên bản mà AGM-119 Penguin sẽ có trọng lượng vào khoảng 385 kg hoặc 370 kg, loại tên lửa này có chiều dài 3 mét, đường kính 28 cm và có khả năng mang theo đầu đạn nặng 120 kg. Nguồn ảnh: Sina..Sử dụng cơ cấu nổ hẹn giờ, tên lửa AGM-119 sẽ tận dụng triệt để được tốc độ cận âm của mình để đâm thẳng vào mục tiêu được chỉ định sẵn, sau khi dùng hết gia tốc có sẵn để đâm xuyên qua thân tàu của đối phương, ngòi nổ hẹn giờ mới kích nổ đầu đạn, phá thân tàu địch từ bên trong, tạo ra vết thủng lớn và gây ảnh hưởng nặng nề tới kết cấu của mục tiêu hơn so với việc chạm nổ từ bên ngoài thành tàu rất nhiều lần. Nguồn ảnh: Aque.Tuy vậy, tên lửa AGM-119 cũng không phải là không có nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên của nó đó là do bay ở độ cao thấp, tên lửa dễ bị nhiễu động bởi yếu tố tự nhiên và khó có thể triển khai trong trường hợp biển động mạnh, có mưa to, gió lớn và sóng cao. Nguồn ảnh: Global.Thêm vào đó, việc sử dụng dẫn đường bằng hồng ngoại cũng sẽ khiến quả tên lửa này dễ bị "lạc lối" một cách dễ dàng do điều kiện thời tiết nhiều mây mù hoặc đối phương chủ động sử dụng các biện pháp ngụy trang đơn giản như sử dụng khói hoặc áp chế điện tử ở mức độ thấp. Nguồn ảnh: Turkirk.Hệ thống cánh có kết cấu khá phức tạp của AGM-119 cũng khiến nó mất thời gian để triển khai, thông thường khi được triển khai từ trên không, quả tên lửa sẽ rơi một đoạn cách xa ra khỏi cơ cấu phóng sau đó mới triển khai cánh đuôi và hệ thống phóng. Để quá trình khởi động diễn ra "trót lọt", cả bốn cánh đuôi cần phải được triển khai chính xác và cùng lúc, nếu có bất cứ sai sót gì tên lửa sẽ bay lệch hướng ngay lập tức. Nguồn ảnh: Militaryed.Tuy nhiều nhược điểm nhưng tên lửa Penguin vẫn được coi là một thiết kế cực kỳ thành công, sau hơn 40 năm tồn tại, quả tên lửa đối hạm này đã được cải tiến thêm khả năng tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại, hệ thống GPS kiểu mới và đặc biệt quan trọng là nâng cấp động cơ giúp nó tăng tầm bắn lên tới 150 km cùng với hệ thống máy tính có khả năng thu, nhận hoặc độc lập tính toán, xử lý các tín hiệu số. Nguồn ảnh: Militaryed.
Được thiết kế bởi Mỹ và sản xuất, sử dụng bởi Nauy, tên lửa chống hạm AGM-119 Penguin là loại tên lửa đầu tiên của phương tây có tìm kiếm hồng ngoại trong khi các loại tên lửa cùng thời chỉ sử dụng kỹ thuật dẫn hướng bằng radar chủ động. Nguồn ảnh: Sina..
Được thiết kế bởi Mỹ và sản xuất từ năm 1972 bởi Nauy và Thụy Điển, AGM 119 Penguin được coi là quả tên lửa đối hạm phổ biến bậc nhất Châu Âu tới tận ngày nay dù nó đã bước sang tuổi 40. Đây là loại tên lửa hành trình hải quân tầm ngắn và trung, có thể bắn kết hợp các loại đạn và sử dụng động cơ rocket phản lực nhiên liệu rắn. Nguồn ảnh: Sina..
Tên lửa đối hải AGM-119 Penguin có tầm hoạt động từ 34 tới 55 km, tốc độ bay của quả tên lửa này được xếp vào hàng cận âm, độ cao bay rất thấp, gần như lướt trên mặt biển nên cực kỳ khó đánh chặn và có cơ cấu phóng cực kỳ cơ động. Nguồn ảnh: Sina..
Cụ thể, các loại tên lửa AGM-119 Penguin có thể triển khai từ rất nhiều cơ cấu phóng khác nhau như từ trên máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hoặc trên tàu chiến. Tùy theo các phiên bản mà AGM-119 Penguin sẽ có trọng lượng vào khoảng 385 kg hoặc 370 kg, loại tên lửa này có chiều dài 3 mét, đường kính 28 cm và có khả năng mang theo đầu đạn nặng 120 kg. Nguồn ảnh: Sina..
Sử dụng cơ cấu nổ hẹn giờ, tên lửa AGM-119 sẽ tận dụng triệt để được tốc độ cận âm của mình để đâm thẳng vào mục tiêu được chỉ định sẵn, sau khi dùng hết gia tốc có sẵn để đâm xuyên qua thân tàu của đối phương, ngòi nổ hẹn giờ mới kích nổ đầu đạn, phá thân tàu địch từ bên trong, tạo ra vết thủng lớn và gây ảnh hưởng nặng nề tới kết cấu của mục tiêu hơn so với việc chạm nổ từ bên ngoài thành tàu rất nhiều lần. Nguồn ảnh: Aque.
Tuy vậy, tên lửa AGM-119 cũng không phải là không có nhược điểm. Nhược điểm đầu tiên của nó đó là do bay ở độ cao thấp, tên lửa dễ bị nhiễu động bởi yếu tố tự nhiên và khó có thể triển khai trong trường hợp biển động mạnh, có mưa to, gió lớn và sóng cao. Nguồn ảnh: Global.
Thêm vào đó, việc sử dụng dẫn đường bằng hồng ngoại cũng sẽ khiến quả tên lửa này dễ bị "lạc lối" một cách dễ dàng do điều kiện thời tiết nhiều mây mù hoặc đối phương chủ động sử dụng các biện pháp ngụy trang đơn giản như sử dụng khói hoặc áp chế điện tử ở mức độ thấp. Nguồn ảnh: Turkirk.
Hệ thống cánh có kết cấu khá phức tạp của AGM-119 cũng khiến nó mất thời gian để triển khai, thông thường khi được triển khai từ trên không, quả tên lửa sẽ rơi một đoạn cách xa ra khỏi cơ cấu phóng sau đó mới triển khai cánh đuôi và hệ thống phóng. Để quá trình khởi động diễn ra "trót lọt", cả bốn cánh đuôi cần phải được triển khai chính xác và cùng lúc, nếu có bất cứ sai sót gì tên lửa sẽ bay lệch hướng ngay lập tức. Nguồn ảnh: Militaryed.
Tuy nhiều nhược điểm nhưng tên lửa Penguin vẫn được coi là một thiết kế cực kỳ thành công, sau hơn 40 năm tồn tại, quả tên lửa đối hạm này đã được cải tiến thêm khả năng tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại, hệ thống GPS kiểu mới và đặc biệt quan trọng là nâng cấp động cơ giúp nó tăng tầm bắn lên tới 150 km cùng với hệ thống máy tính có khả năng thu, nhận hoặc độc lập tính toán, xử lý các tín hiệu số. Nguồn ảnh: Militaryed.