Chiếc xe quân sự "trần như nhộng" được Mỹ sử dụng rất nhiều tại Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau có tên M274 hay còn gọi là "Mule". Đây là một chiếc xe tối giản, chỉ có hệ thống khung gầm và trục lái. Nguồn ảnh: Steel.Xe Mule trong chiến tranh Việt Nam có trọng lượng chỉ 361 kg, nghĩa là 4 người lính đứng bốn góc hoàn toàn có thể nhấc bổng chiếc xe này lên và bê bằng tay khi cần. Nguồn ảnh: Military.Được sản xuất từ năm 1956 tới năm 1970, xe M274 được sử dụng vào nhiệm vụ vận tải. Xe được thiết kế với duy nhất một chỗ ngồi, thùng xe hoàn toàn là một tấm phản to khổng lồ, được tối ưu hóa cho việc vận tải hàng hóa. Nguồn ảnh: Cherries.Trong suốt quãng thời gian được sản xuất từ năm 1956 đến năm 1970, đã có tổng cộng 11240 chiếc xe Mule được sản xuất. Nhiệm vụ chính của chiếc xe này là vận tải trong sân bay, chuyên thồ những kiện hàng có trọng lượng nhẹ nhưng kích thước cồng kềnh. Nguồn ảnh: Military.Sử dụng động cơ 16 sức ngựa, xe có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 40 km/h. Kèm theo đó là hộp số 3 cấp và khả năng dẫn động bốn bánh giúp chiếc xe này vượt địa hình rất tốt. Nguồn ảnh: Kover.Chính nhờ khả năng vượt địa hình của mình, Mule không chỉ là một chiếc xe được sử dụng trong sân bay mà còn là một chiếc xe đa dụng, được bộ binh Mỹ rất ưa dùng trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.Cụ thể, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều trên chiến trường Việt Nam khiến binh lính Mỹ rất ngại mang vác đồ đạc khi hành quân. Chiếc Mule tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi binh lính có thể chất hết những đồ đạc cồng kềnh lên đó và cũng có thể dỡ hàng xuống rất nhanh bất cứ lúc nào họ muốn. Nguồn ảnh: Military.Ngoài ra, chiếc xe này cũng có thể sử dụng như một chiếc xe cứu thương, với khả năng chở được hai tới ba thương binh nằm trên xe. Trong những cuộc chiến đấu trong đô thị giữa lính Mỹ với quân giải phóng, những chiếc Mule tỏ ra rất phù hợp với nhiệm vụ tải thương vì khi đó, Không quân Mỹ sẽ không thể sử dụng trực thăng để tiếp cận thương binh được do địa hình cản trở. Nguồn ảnh: Warwheel.Thậm trí, binh lính Mỹ ở Việt Nam còn tìm cách gắn hỏa lực hạng nặng lên trên chiếc xe địa hình Mule để sử dụng một cách đơn giản hơn khi tác chiến, tránh việc phải mang vác nặng nề bằng vai. Nguồn ảnh: Afvn.Các loại vũ khí hạng nặng như pháo phản lực không giật. Nguồn ảnh: Oliver.Súng máy hạng trung, đều có thể được gắn lên trên chiếc thùng xe này một cách dễ dàng mà không làm mất đi khả năng chở đồ của nó. Nguồn ảnh: Villain.Điểm yếu của chiếc xe này là nó quá trống trải và không có... dây an toàn, khi di chuyển với tốc độ cao trên đoạn đường xấu, người lái xe thậm chí có thể bị bắn ra ngoài nều không ngồi vững, thêm vào đó là kiểu dáng "trần như nhộng" của nó cũng khiến người lính dễ bị tổn thương hơn bởi hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.Khi để cả một khẩu pháo phản lực không giật M40 ở phía sau xe cùng với vài viên đạn, xe vẫn đủ chỗ để chở thương binh và chất hàng. Nguồn ảnh: Gunmart.Xe Mule cùng lính Mỹ tác chiến ở Huế trong trận Mậu Thân năm 1968. Khi sử dụng Mule trong những cuộc chiến tranh đô thị, chiếc xe này đã chứng tỏ rất tốt sự hiệu quả của mình. Tuy nhiên tới năm 1970, Mule đã chính thức bị quân đội Mỹ loại biên, ngừng sử dụng. Nguồn ảnh: Steel.
Chiếc xe quân sự "trần như nhộng" được Mỹ sử dụng rất nhiều tại Việt Nam với nhiều mục đích khác nhau có tên M274 hay còn gọi là "Mule". Đây là một chiếc xe tối giản, chỉ có hệ thống khung gầm và trục lái. Nguồn ảnh: Steel.
Xe Mule trong chiến tranh Việt Nam có trọng lượng chỉ 361 kg, nghĩa là 4 người lính đứng bốn góc hoàn toàn có thể nhấc bổng chiếc xe này lên và bê bằng tay khi cần. Nguồn ảnh: Military.
Được sản xuất từ năm 1956 tới năm 1970, xe M274 được sử dụng vào nhiệm vụ vận tải. Xe được thiết kế với duy nhất một chỗ ngồi, thùng xe hoàn toàn là một tấm phản to khổng lồ, được tối ưu hóa cho việc vận tải hàng hóa. Nguồn ảnh: Cherries.
Trong suốt quãng thời gian được sản xuất từ năm 1956 đến năm 1970, đã có tổng cộng 11240 chiếc xe Mule được sản xuất. Nhiệm vụ chính của chiếc xe này là vận tải trong sân bay, chuyên thồ những kiện hàng có trọng lượng nhẹ nhưng kích thước cồng kềnh. Nguồn ảnh: Military.
Sử dụng động cơ 16 sức ngựa, xe có khả năng di chuyển với tốc độ tối đa khoảng 40 km/h. Kèm theo đó là hộp số 3 cấp và khả năng dẫn động bốn bánh giúp chiếc xe này vượt địa hình rất tốt. Nguồn ảnh: Kover.
Chính nhờ khả năng vượt địa hình của mình, Mule không chỉ là một chiếc xe được sử dụng trong sân bay mà còn là một chiếc xe đa dụng, được bộ binh Mỹ rất ưa dùng trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Flickr.
Cụ thể, thời tiết nóng ẩm mưa nhiều trên chiến trường Việt Nam khiến binh lính Mỹ rất ngại mang vác đồ đạc khi hành quân. Chiếc Mule tỏ ra cực kỳ hữu hiệu khi binh lính có thể chất hết những đồ đạc cồng kềnh lên đó và cũng có thể dỡ hàng xuống rất nhanh bất cứ lúc nào họ muốn. Nguồn ảnh: Military.
Ngoài ra, chiếc xe này cũng có thể sử dụng như một chiếc xe cứu thương, với khả năng chở được hai tới ba thương binh nằm trên xe. Trong những cuộc chiến đấu trong đô thị giữa lính Mỹ với quân giải phóng, những chiếc Mule tỏ ra rất phù hợp với nhiệm vụ tải thương vì khi đó, Không quân Mỹ sẽ không thể sử dụng trực thăng để tiếp cận thương binh được do địa hình cản trở. Nguồn ảnh: Warwheel.
Thậm trí, binh lính Mỹ ở Việt Nam còn tìm cách gắn hỏa lực hạng nặng lên trên chiếc xe địa hình Mule để sử dụng một cách đơn giản hơn khi tác chiến, tránh việc phải mang vác nặng nề bằng vai. Nguồn ảnh: Afvn.
Các loại vũ khí hạng nặng như pháo phản lực không giật. Nguồn ảnh: Oliver.
Súng máy hạng trung, đều có thể được gắn lên trên chiếc thùng xe này một cách dễ dàng mà không làm mất đi khả năng chở đồ của nó. Nguồn ảnh: Villain.
Điểm yếu của chiếc xe này là nó quá trống trải và không có... dây an toàn, khi di chuyển với tốc độ cao trên đoạn đường xấu, người lái xe thậm chí có thể bị bắn ra ngoài nều không ngồi vững, thêm vào đó là kiểu dáng "trần như nhộng" của nó cũng khiến người lính dễ bị tổn thương hơn bởi hỏa lực của đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi để cả một khẩu pháo phản lực không giật M40 ở phía sau xe cùng với vài viên đạn, xe vẫn đủ chỗ để chở thương binh và chất hàng. Nguồn ảnh: Gunmart.
Xe Mule cùng lính Mỹ tác chiến ở Huế trong trận Mậu Thân năm 1968. Khi sử dụng Mule trong những cuộc chiến tranh đô thị, chiếc xe này đã chứng tỏ rất tốt sự hiệu quả của mình. Tuy nhiên tới năm 1970, Mule đã chính thức bị quân đội Mỹ loại biên, ngừng sử dụng. Nguồn ảnh: Steel.