Từ năm 1965, Mỹ bắt đầu triển khai khẩu pháo tự hành M50 Ontos trong chiến tranh Việt Nam. Đến giai đoạn những năm 1967, hàng loạt các khẩu pháo tự hành chống tăng loại này đã được mang tới Việt Nam để tăng cường hỏa lực cho bộ binh Mỹ. Nguồn ảnh: Defense.Vào giai đoạn đó, phía Mỹ nhật xét rằng, Quân giải phóng miền Nam sẽ rất khó có thể triển khai được một trận đánh lớn với xe tăng, thiết giáp ở miền Nam Việt Nam. Việc Mỹ triển khai các khẩu pháo tự hành M50 Ontos tới Việt Nam thực chất không phải để thực hiện nhiệm vụ chống tăng mà chỉ là để thực hiện nhiệm vụ càn quét, sử dụng hỏa lực mạnh để áp đảo quân giải phóng, quân du kích. Nguồn ảnh: Chive.Với 6 nòng pháo 105 mm không giật, đây được coi là khẩu pháo tự hành nhiều nòng nhất trên chiến trường Việt Nam và trên toàn thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Olive.6 khẩu pháo của M50 Ontos là loại pháo không giật M40. Loại pháo không giật này có khả năng bắn ra các viên đạn cỡ 106x607 mm bao gồm nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ mảnh, đạn nổ, đạn xuyên phá, đạn tăng tầm,... Nguồn ảnh: Img.Trên chiến trường Việt Nam, do xác định mục tiêu của M50 Ontos sẽ là bộ binh nên phía Mỹ trang bị rất nhiều loại đạn nổ mảnh để tăng sức công phá cho loại pháo này. Tầm bắn tối đa của khẩu M40 không giật lên tới 6.800 mét với loại đạn tăng tầm và tầm bắn hiệu quả vào khoảng 1300 mét. Nguồn ảnh: Tumblr.Điểm đặc biệt đó là loại pháo tự hành này có thể bắn liền một lúc cả 6 nòng, nghĩa là liền một lúc phóng ra cả 6 viên đạn, công phá một khoảng rất rộng, tạo ra hỏa lực áp đảo hoàn toàn so với các loại vũ khí bộ binh thông thường và có thể sử dụng thay phi pháo trong một vài trường hợp. Nguồn ảnh: WOT.Trong trận chiến ở Huế năm 1968, phía Mỹ đã sử dụng một loạt các pháo tự hành M50 Ontos tham chiến. Những khẩu pháo này đứng từ bờ bên này sông Hương, khai hỏa sang các vị trí của quân giải phóng miền Nam phía bên kia sông Hương dựa vào chỉ điểm của bộ binh Mỹ và các máy bay trinh sát tầm gần, gây thiệt hại rất lớn cho phía quân ta vì phía ta không có loại vũ khí tương tự để đáp trả được sang phía bên kia bờ sông Hương. Nguồn ảnh: Pinterest.Tuy nhiên, M50 Ontos không phải là không có điểm yếu. Khẩu pháo tự hành này bắt buộc người điều khiển phải nạp đạn từ bên ngoài xe. Điều đó đồng nghĩa với việc giữa chiến trường ác liệt, người lính sẽ phải trèo ra ngoài nạp 6 viên đạn cho 6 khẩu pháo này-điều cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Carcow.Thêm vào đó, khẩu pháo tự hành chống tăng này được thiết kế rất mỏng manh, nó có trọng lượng chỉ 8 tấn trong đó trọng lượng của 6 khẩu pháo không giật và cơ cấu bắn đã nặng tới 1,5 tấn. Điều này có nghĩa M50 Ontos chỉ có khả năng chống lại các loại hỏa lực bộ binh thông thường, sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại hỏa lực chống tăng cá nhân như B-40, B-41 hay mìn. Nguồn ảnh: Military.Được trang bị động cơ 6 xylanh dung tích 300 cc, khẩu pháo tự hành này có tốc độ tối đa lên tới 48 km và tầm hoạt động 185 km. Trong trường hợp chiến sự ác liệt, pháo tự hành chống tăng M50 sẽ sử dụng chiến thuật "bắn và chạy", tung hết hỏa lực rồi sau đó rút lui đến vị trí an toàn để nạp đạn. Nguồn ảnh: Defense.Pháo tự hành chống tăng có kíp lái 3 người bao gồm 1 lái xe, 1 xạ thủ và 1 nạp đạn. Nguồn ảnh: Wiki.Được thiết kế từ năm 1952 và sản xuất trong 3 năm từ năm 1955 tới 1957. Tổng cộng đã có 297 khẩu pháo tự hành chống tăng loại này được ra đời. Nguồn ảnh: MCV.Pháo tự hành chống tăng M50 Ontos chỉ được sử dụng trong biên chế quân đội Mỹ tới năm 1969 thì bị loại biên. Chủ yếu, khẩu pháo này được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến ở Dominica. Nguồn ảnh: Missing.
Từ năm 1965, Mỹ bắt đầu triển khai khẩu pháo tự hành M50 Ontos trong chiến tranh Việt Nam. Đến giai đoạn những năm 1967, hàng loạt các khẩu pháo tự hành chống tăng loại này đã được mang tới Việt Nam để tăng cường hỏa lực cho bộ binh Mỹ. Nguồn ảnh: Defense.
Vào giai đoạn đó, phía Mỹ nhật xét rằng, Quân giải phóng miền Nam sẽ rất khó có thể triển khai được một trận đánh lớn với xe tăng, thiết giáp ở miền Nam Việt Nam. Việc Mỹ triển khai các khẩu pháo tự hành M50 Ontos tới Việt Nam thực chất không phải để thực hiện nhiệm vụ chống tăng mà chỉ là để thực hiện nhiệm vụ càn quét, sử dụng hỏa lực mạnh để áp đảo quân giải phóng, quân du kích. Nguồn ảnh: Chive.
Với 6 nòng pháo 105 mm không giật, đây được coi là khẩu pháo tự hành nhiều nòng nhất trên chiến trường Việt Nam và trên toàn thế giới thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Olive.
6 khẩu pháo của M50 Ontos là loại pháo không giật M40. Loại pháo không giật này có khả năng bắn ra các viên đạn cỡ 106x607 mm bao gồm nhiều loại đạn khác nhau như đạn nổ mảnh, đạn nổ, đạn xuyên phá, đạn tăng tầm,... Nguồn ảnh: Img.
Trên chiến trường Việt Nam, do xác định mục tiêu của M50 Ontos sẽ là bộ binh nên phía Mỹ trang bị rất nhiều loại đạn nổ mảnh để tăng sức công phá cho loại pháo này. Tầm bắn tối đa của khẩu M40 không giật lên tới 6.800 mét với loại đạn tăng tầm và tầm bắn hiệu quả vào khoảng 1300 mét. Nguồn ảnh: Tumblr.
Điểm đặc biệt đó là loại pháo tự hành này có thể bắn liền một lúc cả 6 nòng, nghĩa là liền một lúc phóng ra cả 6 viên đạn, công phá một khoảng rất rộng, tạo ra hỏa lực áp đảo hoàn toàn so với các loại vũ khí bộ binh thông thường và có thể sử dụng thay phi pháo trong một vài trường hợp. Nguồn ảnh: WOT.
Trong trận chiến ở Huế năm 1968, phía Mỹ đã sử dụng một loạt các pháo tự hành M50 Ontos tham chiến. Những khẩu pháo này đứng từ bờ bên này sông Hương, khai hỏa sang các vị trí của quân giải phóng miền Nam phía bên kia sông Hương dựa vào chỉ điểm của bộ binh Mỹ và các máy bay trinh sát tầm gần, gây thiệt hại rất lớn cho phía quân ta vì phía ta không có loại vũ khí tương tự để đáp trả được sang phía bên kia bờ sông Hương. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, M50 Ontos không phải là không có điểm yếu. Khẩu pháo tự hành này bắt buộc người điều khiển phải nạp đạn từ bên ngoài xe. Điều đó đồng nghĩa với việc giữa chiến trường ác liệt, người lính sẽ phải trèo ra ngoài nạp 6 viên đạn cho 6 khẩu pháo này-điều cực kỳ nguy hiểm. Nguồn ảnh: Carcow.
Thêm vào đó, khẩu pháo tự hành chống tăng này được thiết kế rất mỏng manh, nó có trọng lượng chỉ 8 tấn trong đó trọng lượng của 6 khẩu pháo không giật và cơ cấu bắn đã nặng tới 1,5 tấn. Điều này có nghĩa M50 Ontos chỉ có khả năng chống lại các loại hỏa lực bộ binh thông thường, sẽ dễ dàng bị tiêu diệt bởi các loại hỏa lực chống tăng cá nhân như B-40, B-41 hay mìn. Nguồn ảnh: Military.
Được trang bị động cơ 6 xylanh dung tích 300 cc, khẩu pháo tự hành này có tốc độ tối đa lên tới 48 km và tầm hoạt động 185 km. Trong trường hợp chiến sự ác liệt, pháo tự hành chống tăng M50 sẽ sử dụng chiến thuật "bắn và chạy", tung hết hỏa lực rồi sau đó rút lui đến vị trí an toàn để nạp đạn. Nguồn ảnh: Defense.
Pháo tự hành chống tăng có kíp lái 3 người bao gồm 1 lái xe, 1 xạ thủ và 1 nạp đạn. Nguồn ảnh: Wiki.
Được thiết kế từ năm 1952 và sản xuất trong 3 năm từ năm 1955 tới 1957. Tổng cộng đã có 297 khẩu pháo tự hành chống tăng loại này được ra đời. Nguồn ảnh: MCV.
Pháo tự hành chống tăng M50 Ontos chỉ được sử dụng trong biên chế quân đội Mỹ tới năm 1969 thì bị loại biên. Chủ yếu, khẩu pháo này được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và cuộc nội chiến ở Dominica. Nguồn ảnh: Missing.