Trang web Bulgarian Military dẫn nguồn thông tin của Nga ngày 28/12 cho biết, Uralvagonzavod, nhà sản xuất xe tăng lớn nhất ở Nga, đã xác nhận việc giao lô hàng xe tăng theo lịch trình trong năm cho Quân đội Nga, đúng với kế hoạch nhà nước giao.Một thông tin đáng chú ý là trong lô xe tăng T-90M Proryv và T-72B3M vừa được bàn giao, đã có một số thay đổi nhỏ về cấu tạo so với các đơn hàng năm 2022. Sự khác biệt giữa các biến thể năm 2022 và 2023 được cho là tiếp thu kinh nghiệm thực chiến tại chiến trường Ukraine.Một sự đồng thuận chung giữa các chuyên gia Nga vào năm 2023 cho thấy, cả hai mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga tại chiến trường Ukraine đều đã được tối ưu hóa để tăng cường khả năng bảo vệ của xe tăng; đồng thời nâng cao hiệu suất hoạt động của chúng.Theo Bulgarian Military.com, vào đầu tháng 12/2023, xe tăng T-90M Proryv và T-72B3M của Nga được trang bị các lớp bảo vệ thụ động dày bất thường và đã phát hiện thấy chúng ở chiến trường Ukraine, đó là những cục “gạch”.Những cục “gạch” này thực chất là loại giáp phản ứng nổ (ERA), thường được sử dụng trên xe tăng Nga. Chúng được sắp xếp theo mật độ tập trung đến mức, ngay cả cửa ra vào của xe trên tháp pháo cũng được lắp ERA.Mục tiêu của thiết kế như vậy là nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở bán cầu trên của xe trước các cuộc tấn công từ tên lửa chống tăng theo kiểu “đột nóc” như Javelin hoặc UAV 4 trục thả đạn chống tăng và UAV tự sát (FPV).Điều đáng chú ý là biện pháp bảo vệ bổ sung này gần như che giấu hoàn toàn lớp vỏ giáp nguyên thủy của tháp pháo và tất cả đơn giản là biến thành một nền tảng để gắn các khối ERA. Các khối bảo vệ này được xếp dày đặc, ngay cả trên các cửa ra vào, có thể gập lại bằng bản lề.Vào năm 2022, UAV cảm tử dùng trong cuộc xung đột Ukraine không nhiều bằng năm 2023 và đúng với cả hai bên tham chiến. Từ kinh nghiệm chiến trường, Uralvagonzavod đã thực hiện những cải tiến đáng chú ý đối với xe tăng T-90 và T-72, với việc tích hợp hệ thống EW chống UAV.Roselectronics, một công ty nhỏ của Nga được cho là đã phát triển một hệ thống tác chiến điện tử (EW) chống UAV cải tiến có tên là "Zashtita" (mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra).Theo một số thông tin, hệ thống EW Zashtita cải tiến này có phạm vi phát hiện tối đa các tín hiệu điều khiển UAV, mở rộng chế áp điện từ trong dải tần số từ 6 đến 8 GHz; trong khi vẫn duy trì phạm vi tối thiểu ở 300 MHz.Zashtita được thiết kế để phát hiện nhiều loại UAV, ưu điểm của Zashtita là không bị radar của đối phương phát hiện và không bị gây nhiễu sóng vô tuyến. Zashtita có khả năng phát hiện và ngăn chặn UAV suốt ngày đêm, trong phạm vi từ 2 đến 4 km. Một giải pháp tiềm năng khác là phiên bản EW lắp trên xe tăng của hệ thống phát hiện và đối phó UAV Sapsan-Bekas. Điều này được phát triển bởi Avtomatika, cũng là một công ty con của Tập đoàn nhà nước Rostec.Tổ hợp Sapsan-Bekas có tính năng giám sát trên không 24 giờ và bao gồm ba hệ thống con gồm: Hệ thống phát hiện vô tuyến, tìm hướng; radar chủ động, theo dõi video và quang-điện tử với kênh hình ảnh nhiệt và một hệ thống con để triệt tiêu sóng vô tuyến. Nó hoạt động ở dải tần rộng từ 400 MHz đến 6 GHz.Vào năm 2022, không phải mọi xe tăng trong kho vũ khí của Nga đều được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động cấp cao nhất. Tuy nhiên, vào năm 2023, Uralvagonzavod tuyên bố, từ giữa năm 2023, sẽ bắt đầu trang bị cho xe tăng T-90M và T-72 hệ thống phòng thủ tích cực Afganit.Afganit là hệ thống bảo vệ chủ động do Nga phát triển, nhằm bảo vệ xe tăng khỏi các mối đe dọa sắp xảy ra như tên lửa các loại. Hệ thống sử dụng sự kết hợp của các cảm biến, radar và đạn pháo đánh chặn tốc độ cao, để phát hiện và vô hiệu hóa tên lửa đang bay tới, trước khi chúng tiếp xúc với xe tăng.Được thiết kế để hoạt động cùng với các cơ chế phòng thủ khác như giáp xe và giáp ERA, hệ thống Afganit là hệ thống bảo vệ đầu tiên có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa cùng một lúc. Khả năng này khiến nó trở thành một phương tiện bảo vệ xe tăng hữu hiệu trước tên lửa chống tăng của đối phương.Hệ thống Afganit có khả năng đánh chặn tên lửa của đối phương đang bắn tới trong bán kính 50 m, phạm vi bảo vệ là 360 độ. Nó đặc biệt vượt trội trong chiến đấu tầm gần, đặc biệt có lợi khi chiến đấu trong đô thị, nơi xe tăng thường ở gần các tòa nhà và công trình khác.Hệ thống Afganit đã được thử nghiệm kỹ lưỡng và đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong việc che chắn xe tăng khỏi các loại tên lửa đang bay tới. Nó hiện đang được Quân đội Nga sử dụng và được mệnh danh là một trong những hệ thống phòng thủ tích cực tiên tiến nhất trên thế giới.Phiên bản xe tăng T-90M và T-72 vào năm 2023 có “hơi khác một chút” về hỏa lực, đặc biệt là những cải tiến về đạn pháo. Một loại đạn pháo sát thương bộ binh dùng xe tăng T-90M đã được sử dụng, đó là đạn nổ mảnh cải tiến.Thông tin này được chia sẻ vào tháng 10 vừa qua bởi Tư lệnh Lục quân Nga, Tướng Oleg Salyukov. Những người trong cuộc ở Nga cho rằng, những viên đạn pháo đặc biệt này, được đặt tên là Telnik, đại diện cho một bước đột phá trong công nghệ đạn pháo tăng.Đạn pháo tăng Telnik nổi tiếng vì nó là đạn chùm phân mảnh, loại đạn mới này có khả năng độc đáo để tạo ra một cơn mưa đạn con. Đạn Telnik trang bị ngòi nổ được lập trình để phát nổ trên không tại một địa điểm định trước, dọc theo đường bay của đạn.Vấn đề nữa không kém quan trọng là Công ty Uralvagonzavod, nhà máy sản xuất xe bọc thép đang gia tăng sản lượng hàng tháng. Sớm hay muộn, năng lực sản xuất của cơ sở sẽ đạt đến giới hạn. Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Nhà máy Alexander Potapov, điểm “bão hòa” này vẫn còn rất xa. Hiện nhà máy hoạt động không ngừng nghỉ suốt 3 ca/ngày.
Trang web Bulgarian Military dẫn nguồn thông tin của Nga ngày 28/12 cho biết, Uralvagonzavod, nhà sản xuất xe tăng lớn nhất ở Nga, đã xác nhận việc giao lô hàng xe tăng theo lịch trình trong năm cho Quân đội Nga, đúng với kế hoạch nhà nước giao.
Một thông tin đáng chú ý là trong lô xe tăng T-90M Proryv và T-72B3M vừa được bàn giao, đã có một số thay đổi nhỏ về cấu tạo so với các đơn hàng năm 2022. Sự khác biệt giữa các biến thể năm 2022 và 2023 được cho là tiếp thu kinh nghiệm thực chiến tại chiến trường Ukraine.
Một sự đồng thuận chung giữa các chuyên gia Nga vào năm 2023 cho thấy, cả hai mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực của Nga tại chiến trường Ukraine đều đã được tối ưu hóa để tăng cường khả năng bảo vệ của xe tăng; đồng thời nâng cao hiệu suất hoạt động của chúng.
Theo Bulgarian Military.com, vào đầu tháng 12/2023, xe tăng T-90M Proryv và T-72B3M của Nga được trang bị các lớp bảo vệ thụ động dày bất thường và đã phát hiện thấy chúng ở chiến trường Ukraine, đó là những cục “gạch”.
Những cục “gạch” này thực chất là loại giáp phản ứng nổ (ERA), thường được sử dụng trên xe tăng Nga. Chúng được sắp xếp theo mật độ tập trung đến mức, ngay cả cửa ra vào của xe trên tháp pháo cũng được lắp ERA.
Mục tiêu của thiết kế như vậy là nhằm tăng cường khả năng phòng thủ ở bán cầu trên của xe trước các cuộc tấn công từ tên lửa chống tăng theo kiểu “đột nóc” như Javelin hoặc UAV 4 trục thả đạn chống tăng và UAV tự sát (FPV).
Điều đáng chú ý là biện pháp bảo vệ bổ sung này gần như che giấu hoàn toàn lớp vỏ giáp nguyên thủy của tháp pháo và tất cả đơn giản là biến thành một nền tảng để gắn các khối ERA. Các khối bảo vệ này được xếp dày đặc, ngay cả trên các cửa ra vào, có thể gập lại bằng bản lề.
Vào năm 2022, UAV cảm tử dùng trong cuộc xung đột Ukraine không nhiều bằng năm 2023 và đúng với cả hai bên tham chiến. Từ kinh nghiệm chiến trường, Uralvagonzavod đã thực hiện những cải tiến đáng chú ý đối với xe tăng T-90 và T-72, với việc tích hợp hệ thống EW chống UAV.
Roselectronics, một công ty nhỏ của Nga được cho là đã phát triển một hệ thống tác chiến điện tử (EW) chống UAV cải tiến có tên là "Zashtita" (mặc dù không có bằng chứng cụ thể nào được đưa ra).
Theo một số thông tin, hệ thống EW Zashtita cải tiến này có phạm vi phát hiện tối đa các tín hiệu điều khiển UAV, mở rộng chế áp điện từ trong dải tần số từ 6 đến 8 GHz; trong khi vẫn duy trì phạm vi tối thiểu ở 300 MHz.
Zashtita được thiết kế để phát hiện nhiều loại UAV, ưu điểm của Zashtita là không bị radar của đối phương phát hiện và không bị gây nhiễu sóng vô tuyến. Zashtita có khả năng phát hiện và ngăn chặn UAV suốt ngày đêm, trong phạm vi từ 2 đến 4 km.
Một giải pháp tiềm năng khác là phiên bản EW lắp trên xe tăng của hệ thống phát hiện và đối phó UAV Sapsan-Bekas. Điều này được phát triển bởi Avtomatika, cũng là một công ty con của Tập đoàn nhà nước Rostec.
Tổ hợp Sapsan-Bekas có tính năng giám sát trên không 24 giờ và bao gồm ba hệ thống con gồm: Hệ thống phát hiện vô tuyến, tìm hướng; radar chủ động, theo dõi video và quang-điện tử với kênh hình ảnh nhiệt và một hệ thống con để triệt tiêu sóng vô tuyến. Nó hoạt động ở dải tần rộng từ 400 MHz đến 6 GHz.
Vào năm 2022, không phải mọi xe tăng trong kho vũ khí của Nga đều được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động cấp cao nhất. Tuy nhiên, vào năm 2023, Uralvagonzavod tuyên bố, từ giữa năm 2023, sẽ bắt đầu trang bị cho xe tăng T-90M và T-72 hệ thống phòng thủ tích cực Afganit.
Afganit là hệ thống bảo vệ chủ động do Nga phát triển, nhằm bảo vệ xe tăng khỏi các mối đe dọa sắp xảy ra như tên lửa các loại. Hệ thống sử dụng sự kết hợp của các cảm biến, radar và đạn pháo đánh chặn tốc độ cao, để phát hiện và vô hiệu hóa tên lửa đang bay tới, trước khi chúng tiếp xúc với xe tăng.
Được thiết kế để hoạt động cùng với các cơ chế phòng thủ khác như giáp xe và giáp ERA, hệ thống Afganit là hệ thống bảo vệ đầu tiên có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa cùng một lúc. Khả năng này khiến nó trở thành một phương tiện bảo vệ xe tăng hữu hiệu trước tên lửa chống tăng của đối phương.
Hệ thống Afganit có khả năng đánh chặn tên lửa của đối phương đang bắn tới trong bán kính 50 m, phạm vi bảo vệ là 360 độ. Nó đặc biệt vượt trội trong chiến đấu tầm gần, đặc biệt có lợi khi chiến đấu trong đô thị, nơi xe tăng thường ở gần các tòa nhà và công trình khác.
Hệ thống Afganit đã được thử nghiệm kỹ lưỡng và đã chứng minh được tính hiệu quả của nó trong việc che chắn xe tăng khỏi các loại tên lửa đang bay tới. Nó hiện đang được Quân đội Nga sử dụng và được mệnh danh là một trong những hệ thống phòng thủ tích cực tiên tiến nhất trên thế giới.
Phiên bản xe tăng T-90M và T-72 vào năm 2023 có “hơi khác một chút” về hỏa lực, đặc biệt là những cải tiến về đạn pháo. Một loại đạn pháo sát thương bộ binh dùng xe tăng T-90M đã được sử dụng, đó là đạn nổ mảnh cải tiến.
Thông tin này được chia sẻ vào tháng 10 vừa qua bởi Tư lệnh Lục quân Nga, Tướng Oleg Salyukov. Những người trong cuộc ở Nga cho rằng, những viên đạn pháo đặc biệt này, được đặt tên là Telnik, đại diện cho một bước đột phá trong công nghệ đạn pháo tăng.
Đạn pháo tăng Telnik nổi tiếng vì nó là đạn chùm phân mảnh, loại đạn mới này có khả năng độc đáo để tạo ra một cơn mưa đạn con. Đạn Telnik trang bị ngòi nổ được lập trình để phát nổ trên không tại một địa điểm định trước, dọc theo đường bay của đạn.
Vấn đề nữa không kém quan trọng là Công ty Uralvagonzavod, nhà máy sản xuất xe bọc thép đang gia tăng sản lượng hàng tháng. Sớm hay muộn, năng lực sản xuất của cơ sở sẽ đạt đến giới hạn. Tuy nhiên, theo Giám đốc điều hành Nhà máy Alexander Potapov, điểm “bão hòa” này vẫn còn rất xa. Hiện nhà máy hoạt động không ngừng nghỉ suốt 3 ca/ngày.