Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 10/9 dẫn lời Giám đốc điều hành công ty quốc phòng của Nga Uralvagonzavod, ông Alexander Potapov, cho biết: "Uralvagonzavod đã được giao nhiệm vụ nối lại sản xuất xe tăng T-80. Chúng tôi đang trao đổi với Bộ Công Thương vì việc bắt đầu sản xuất phụ thuộc vào mua thêm nhiều linh kiện mới".Việc Nga nối lại sản xuất “xe tăng bay” T-80 có lẽ là một thông tin bất ngờ, vì đây là mẫu xe tăng ra đời từ đầu thập niên 1970. Một đặc điểm nổi bật của loại xe tăng này là không trang bị động cơ diesel như T-72 hay T-90 mà trang bị động cơ tua-bin khí.Một trong những phiên bản nâng cấp mới nhất của chiếc xe tăng “quốc bảo” thời Liên Xô, đã được kiểm chứng trên chiến trường Ukraine ở hướng Zaporozhye kể từ cuối năm ngoái. Tại sao chiếc xe tăng này lại được tái sản xuất và liệu nó có đem lại thành công cho Quân đội Nga?Ông Potapov cho biết, "xe tăng bay" hoạt động tốt ở khu vực chiến trường Ukraine, sẽ được tiếp tục được Nga sản xuất. Có vẻ như Nga đang chuẩn bị sản xuất T-80 ở quy mô công nghiệp, biến chúng thành "vũ khí chiến thắng" giống như chiếc T-34 huyền thoại trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.Hiện nay chỉ có hai quốc gia trên thế giới trang bị xe tăng được sử dụng động cơ diesel và tua-bin khí, đó là Mỹ và Nga. Xe tăng M1A1 Abrams là loại xe tăng sử dụng động cơ tuabin khí. Xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Nga ngày nay như T-90 và T-72 và thậm chí là T-14 Amatar mới nhất đều trang bị động cơ diesel. Điều này đúng vì chúng cấu tạo đơn giản hơn, chế tạo, sử dụng và bảo trì rẻ hơn động cơ tua-bin khí. Nhưng tại sao Nga muốn tiếp tục tái sản xuất hàng loạt T-80?Đầu tiên, những xe tăng Nga chưa được trang bị hệ thống liên lạc kỹ thuật số an toàn, để những chiếc xe tăng có thể phối hợp hành động với nhau và với bộ binh mà không có nguy cơ bị đối phương nghe lén. Đáng tiếc, tổn thất lớn nhất trong số các xe bọc thép của Nga là do vấn đề này. Thứ hai, xe tăng T-80 sử dụng động cơ tua-bin khí có kích thước nhỏ gọn, nhưng cho công suất lớn, giúp xe cơ động nhanh và nhạy bén trên chiến trường; giúp khả năng cơ động chủ động, có thể thay đổi nhanh chóng các vị trí bắn. Thứ ba, T-80 có thể được trang bị pháo hạng nặng cỡ nòng 152 mm, mạnh hơn nhiều so với pháo cỡ nòng 125 mm của T-90. Trong điều kiện tác chiến chiến hào, pháo tăng cỡ nòng 125 mm không có sức mạnh, vì vậy, nếu thay pháo chính bằng loại 152 mm hoặc 155 mm sẽ dễ dàng phá hủy được công sự của địch. Tất nhiên, việc tái sản xuất T-80 chắc chắn sẽ yêu cầu một số nâng cấp, sự khác biệt chính về thiết kế ở bình nhiên liệu được nâng cấp. Các chuyên gia cho rằng, động cơ tua-bin khí 1.100 mã lực có mức tiêu thụ nhiên liệu cao, nhưng nó thích ứng với các hoạt động ở Bắc cực và mùa đông ở Ukraine, khi có thể khởi động mà không cần làm nóng trước ngay cả ở nhiệt độ thấp. Thứ hai, tính đến năm 2010, quân đội Nga vẫn còn hàng nghìn chiếc T-80BV trong kho. Việc sản xuất số lượng T-90M và T-14 Armata như vậy sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, chưa kể chi phí tài chính khổng lồ. Vì vậy, T-80 có thể đưa ra chiến trường với một chút nâng cấp. Thứ ba, T-80 được tạo ra trên nền tảng T-64, hiện là xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Ukraine. Vì vậy, T-80 có thể được thay thế trực tiếp bằng một số lượng lớn phụ tùng được lấy từ xe tăng T-64 bị cháy và hư hỏng của Ukraine. Điều này cho phép T-80 nhanh chóng được đưa trở lại hoạt động sau khi sửa chữa ngay tại chiến trường. Ngoài ra, hậu cần được đơn giản hóa và đạt được mức tiết kiệm vật liệu đáng kể. Điều quan trọng nhất để tiếp tục sản xuất và nâng cấp xe tăng T-80 là lắp đặt đài kỹ thuật số để chống nghe lén. Quyết định tiếp tục sản xuất T-80 rõ ràng là bị ép buộc. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lần này sẽ kéo dài và khó khăn, Nga cần phải bù đắp lượng xe tăng bị tổn để đảm bảo đủ số lượng xe tăng.Xe tăng chủ lực của quân đội Nga hiện nay là T-72 và T-90 chạy bằng động cơ diesel với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau, nhưng chúng đã "hết hàng". Pháo tăng của T-80 là phiên bản lắp trên T-72 và T-90; nhưng với dây chuyền sản xuất T-80 mới, trang bị pháo hạng nặng 152 mm, sẽ là vũ khí đột kích hạng nặng, giúp quân đội Nga đột phá trên chiến trường. T-80 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực, được đưa vào biên chế trong quân đội Liên Xô vào năm 1976. Sự xuất hiện của phương tiện chiến đấu này đánh dấu cột mốc quan trọng trong công nghệ quốc phòng, khi T-80 là xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ tua-bin khí, cho xe khả năng cơ động cao, nên được ví là “xe tăng bay”. T-80BVM, biến thể mới nhất của T-80, do Nga cải tiến, được trang bị động cơ tua-bin khí với công suất ấn tượng 1.250 mã lực, nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu ít hơn ở phiên bản đời đầu của Liên Xô. T-80BVM đã được đưa vào các sư đoàn thiết giáp của quân đội Nga kể từ năm 2019. Thân và tháp pháo của T-80BVM có thiết kế giáp góc cạnh, giúp tăng độ dày hiệu quả của giáp xe và giảm góc chạm của đạn chống tăng của đối phương nếu bắn trúng. Ngoài ra, T-80BVM còn được bổ sung giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt trên cả thân và tháp pháo, tăng khả năng bảo vệ trước các loại đạn nổ lõm.Về động cơ, T-80BVM sử dụng động cơ tua-bin khí GTD-1250, có công suất tối đa 1.250 mã lực, giúp xe di chuyển với tốc độ tối đa 80 km/h, tầm hoạt động 500 km. Vũ khí chính của T-80BVM là pháo nòng trơn 125mm 2A46M-4, có khả năng bắn nhiều loại đạn, bao gồm đạn xuyên giáp thoát vỏ, ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), đạn chống tăng nổ lõm, đạn nổ phá chống bộ binh. Ngoài ra, pháo chính còn có tính năng phóng tên lửa dẫn đường chống tăng 9M119M Refleks qua nòng và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 5 km. Ngoài pháo chính, T-80BVM còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm gắn bên phải pháo chính và súng máy phòng không NSVT 12,7 mm trên nóc tháp pháo. Về vũ khí bảo vệ chủ động gồm 8 ống phóng lựu đạn khói (4 ống phóng được gắn ở mỗi bên tháp pháo), nhằm che mắt tên lửa chống tăng của đối phương đang bắn tới.
Hãng tin Nga RIA Novosti ngày 10/9 dẫn lời Giám đốc điều hành công ty quốc phòng của Nga Uralvagonzavod, ông Alexander Potapov, cho biết: "Uralvagonzavod đã được giao nhiệm vụ nối lại sản xuất xe tăng T-80. Chúng tôi đang trao đổi với Bộ Công Thương vì việc bắt đầu sản xuất phụ thuộc vào mua thêm nhiều linh kiện mới".
Việc Nga nối lại sản xuất “xe tăng bay” T-80 có lẽ là một thông tin bất ngờ, vì đây là mẫu xe tăng ra đời từ đầu thập niên 1970. Một đặc điểm nổi bật của loại xe tăng này là không trang bị động cơ diesel như T-72 hay T-90 mà trang bị động cơ tua-bin khí.
Một trong những phiên bản nâng cấp mới nhất của chiếc xe tăng “quốc bảo” thời Liên Xô, đã được kiểm chứng trên chiến trường Ukraine ở hướng Zaporozhye kể từ cuối năm ngoái. Tại sao chiếc xe tăng này lại được tái sản xuất và liệu nó có đem lại thành công cho Quân đội Nga?
Ông Potapov cho biết, "xe tăng bay" hoạt động tốt ở khu vực chiến trường Ukraine, sẽ được tiếp tục được Nga sản xuất. Có vẻ như Nga đang chuẩn bị sản xuất T-80 ở quy mô công nghiệp, biến chúng thành "vũ khí chiến thắng" giống như chiếc T-34 huyền thoại trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
Hiện nay chỉ có hai quốc gia trên thế giới trang bị xe tăng được sử dụng động cơ diesel và tua-bin khí, đó là Mỹ và Nga. Xe tăng M1A1 Abrams là loại xe tăng sử dụng động cơ tuabin khí.
Xe tăng chiến đấu chủ lực của quân đội Nga ngày nay như T-90 và T-72 và thậm chí là T-14 Amatar mới nhất đều trang bị động cơ diesel. Điều này đúng vì chúng cấu tạo đơn giản hơn, chế tạo, sử dụng và bảo trì rẻ hơn động cơ tua-bin khí. Nhưng tại sao Nga muốn tiếp tục tái sản xuất hàng loạt T-80?
Đầu tiên, những xe tăng Nga chưa được trang bị hệ thống liên lạc kỹ thuật số an toàn, để những chiếc xe tăng có thể phối hợp hành động với nhau và với bộ binh mà không có nguy cơ bị đối phương nghe lén. Đáng tiếc, tổn thất lớn nhất trong số các xe bọc thép của Nga là do vấn đề này.
Thứ hai, xe tăng T-80 sử dụng động cơ tua-bin khí có kích thước nhỏ gọn, nhưng cho công suất lớn, giúp xe cơ động nhanh và nhạy bén trên chiến trường; giúp khả năng cơ động chủ động, có thể thay đổi nhanh chóng các vị trí bắn.
Thứ ba, T-80 có thể được trang bị pháo hạng nặng cỡ nòng 152 mm, mạnh hơn nhiều so với pháo cỡ nòng 125 mm của T-90. Trong điều kiện tác chiến chiến hào, pháo tăng cỡ nòng 125 mm không có sức mạnh, vì vậy, nếu thay pháo chính bằng loại 152 mm hoặc 155 mm sẽ dễ dàng phá hủy được công sự của địch.
Tất nhiên, việc tái sản xuất T-80 chắc chắn sẽ yêu cầu một số nâng cấp, sự khác biệt chính về thiết kế ở bình nhiên liệu được nâng cấp. Các chuyên gia cho rằng, động cơ tua-bin khí 1.100 mã lực có mức tiêu thụ nhiên liệu cao, nhưng nó thích ứng với các hoạt động ở Bắc cực và mùa đông ở Ukraine, khi có thể khởi động mà không cần làm nóng trước ngay cả ở nhiệt độ thấp.
Thứ hai, tính đến năm 2010, quân đội Nga vẫn còn hàng nghìn chiếc T-80BV trong kho. Việc sản xuất số lượng T-90M và T-14 Armata như vậy sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ, chưa kể chi phí tài chính khổng lồ. Vì vậy, T-80 có thể đưa ra chiến trường với một chút nâng cấp.
Thứ ba, T-80 được tạo ra trên nền tảng T-64, hiện là xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Ukraine. Vì vậy, T-80 có thể được thay thế trực tiếp bằng một số lượng lớn phụ tùng được lấy từ xe tăng T-64 bị cháy và hư hỏng của Ukraine. Điều này cho phép T-80 nhanh chóng được đưa trở lại hoạt động sau khi sửa chữa ngay tại chiến trường. Ngoài ra, hậu cần được đơn giản hóa và đạt được mức tiết kiệm vật liệu đáng kể.
Điều quan trọng nhất để tiếp tục sản xuất và nâng cấp xe tăng T-80 là lắp đặt đài kỹ thuật số để chống nghe lén. Quyết định tiếp tục sản xuất T-80 rõ ràng là bị ép buộc. Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lần này sẽ kéo dài và khó khăn, Nga cần phải bù đắp lượng xe tăng bị tổn để đảm bảo đủ số lượng xe tăng.
Xe tăng chủ lực của quân đội Nga hiện nay là T-72 và T-90 chạy bằng động cơ diesel với nhiều phiên bản cải tiến khác nhau, nhưng chúng đã "hết hàng". Pháo tăng của T-80 là phiên bản lắp trên T-72 và T-90; nhưng với dây chuyền sản xuất T-80 mới, trang bị pháo hạng nặng 152 mm, sẽ là vũ khí đột kích hạng nặng, giúp quân đội Nga đột phá trên chiến trường.
T-80 là dòng xe tăng chiến đấu chủ lực, được đưa vào biên chế trong quân đội Liên Xô vào năm 1976. Sự xuất hiện của phương tiện chiến đấu này đánh dấu cột mốc quan trọng trong công nghệ quốc phòng, khi T-80 là xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị động cơ tua-bin khí, cho xe khả năng cơ động cao, nên được ví là “xe tăng bay”.
T-80BVM, biến thể mới nhất của T-80, do Nga cải tiến, được trang bị động cơ tua-bin khí với công suất ấn tượng 1.250 mã lực, nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu ít hơn ở phiên bản đời đầu của Liên Xô. T-80BVM đã được đưa vào các sư đoàn thiết giáp của quân đội Nga kể từ năm 2019.
Thân và tháp pháo của T-80BVM có thiết kế giáp góc cạnh, giúp tăng độ dày hiệu quả của giáp xe và giảm góc chạm của đạn chống tăng của đối phương nếu bắn trúng. Ngoài ra, T-80BVM còn được bổ sung giáp phản ứng nổ (ERA) Relikt trên cả thân và tháp pháo, tăng khả năng bảo vệ trước các loại đạn nổ lõm.
Về động cơ, T-80BVM sử dụng động cơ tua-bin khí GTD-1250, có công suất tối đa 1.250 mã lực, giúp xe di chuyển với tốc độ tối đa 80 km/h, tầm hoạt động 500 km.
Vũ khí chính của T-80BVM là pháo nòng trơn 125mm 2A46M-4, có khả năng bắn nhiều loại đạn, bao gồm đạn xuyên giáp thoát vỏ, ổn định bằng cánh đuôi (APFSDS), đạn chống tăng nổ lõm, đạn nổ phá chống bộ binh. Ngoài ra, pháo chính còn có tính năng phóng tên lửa dẫn đường chống tăng 9M119M Refleks qua nòng và có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 5 km.
Ngoài pháo chính, T-80BVM còn được trang bị súng máy đồng trục 7,62 mm gắn bên phải pháo chính và súng máy phòng không NSVT 12,7 mm trên nóc tháp pháo. Về vũ khí bảo vệ chủ động gồm 8 ống phóng lựu đạn khói (4 ống phóng được gắn ở mỗi bên tháp pháo), nhằm che mắt tên lửa chống tăng của đối phương đang bắn tới.