Khoảnh khắc vô cùng hiếm hoi xe tăng T-54 "nguyên bản" vừa chạy vừa bắn xuất hiện trong chương trình mới đây về Quân đội Nhân dân Việt Nam trên Truyền hình QĐND.Hình ảnh cho thấy rõ ràng một chiếc xe tăng T-54 “nguyên bản”, không phải là T-54M3 nâng cấp theo chương trình hợp tác với Israel từng xuất hiện trước đó khai hỏa pháo 100mm khi đang hành tiến với tốc độ chậm.Dù là chậm nhưng khi di chuyển cũng tạo ra sự mất ổn định của pháo, ảnh hưởng tới độ chính xác. Việc xe tăng T-54 “tự tin” khai hỏa pháo cho thấy nó được thiết kế để làm điều đó. Nguồn ảnh: VTV1Trong ảnh, khoảnh khắc pháo 100mm khai hỏa trong khi xe tăng T-54 đang hành tiến. Nguồn ảnh: VTV1Khả năng hành tiến trong khi bắn thường được biết đến trên các xe tăng hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ thêm về các thế hệ dòng xe tăng T-54, hóa ra tính năng này thực tế đã có từ những năm 1950-1960, tới nay nó tiếp tục được hoàn thiện và ngày càng tiên tiến hơn nữa trên các xe tăng chủ lực T-80, T-90. Nguồn ảnh: VTV1Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Liên Xô viện trợ cho một số phiên bản T-54 gồm: T-54-2, T-54A, T-54B, T-54M rồi hiện đại hơn cả là T-55. Ngoài ra, Trung Quốc cung cấp các xe tăng Type 59 – thiết kế chế tạo hầu như sao chép công nghệ mẫu T-54B.Trong đó, theo các tài liệu kỹ thuật được công khai thì đời T-54-2 và T-54A thiếu vắng các hệ thống ổn định giúp pháo chính bắn chính xác trong hành tiến. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong khi đó, đến đời T-54B thì được trang bị pháo rãnh xoắn D-10T2S với hệ thống ổn định 2 trục STP-2 Tsyklon cho phép bắn trong khi đang di chuyển. Lưu ý rằng, xe tăng “843” húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 cũng là một chiếc T-54B. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNgoài ra, Việt Nam còn nhận được từ Liên Xô một số xe tăng T-54M được nâng cấp từ mẫu T-54-2 với tính năng tác chiến tương đương T-55. Tất nhiên sẽ bao gồm cả hệ thống ổn định cho pháo chính. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTheo đánh giá kỹ thuật của phương Tây, hệ thống ổn định STP-2 tuy khó giúp chiếc T-54/55 bắn chính xác mục tiêu khi di chuyển với tốc độ cao nhưng ở tốc độ trung bình và thấp thì nó làm tốt việc này dù thiếu máy tính đường đạn. Dẫu vậy, để bắn chính xác khi đang hành tiến với T-54B, T-54M hay T-55 thì đòi hỏi người pháo thủ phải được đào tạo rất tốc. Hay nói cách khác, “bắn trúng hay không” trong khi đang chạy phụ thuộc nhiều vào pháo thủ hơn là STP-2. Điều này ngược lại với các hệ thống điều khiển hỏa lực có máy tính tiên tiến hiện nay. Nguồn ảnh: Kênh QPVNPháo chính D-10T hay D-10T2S của xe tăng T-54/55 vốn là phiên bản nâng cấp từ mẫu D-10S được trang bị cho các pháo chống tăng SU-100 thời CTTG 2. Nó có khả năng bắn nhiều loại đạn xuyên giáp, đạn nổ chống bộ binh, phá công sự. Theo các tài liệu được công bố, đạn xuyên thép nổ mạnh BR-412 trang bị cho T-54/55 có khả năng xuyên 150mm thép cách 1.000m; đạn nổ mạnh chống tăng 3UBK4 có thể xuyên tới 380mm thép…Nguồn ảnh: Truyền hình QĐNDNgoài pháo 100mm, xe tăng T-54/55 còn được trang bị một đại liên 12,7mm DShK phòng không trên nóc, một đại liên PKT đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐNDTrong ảnh, xe tăng T-54 của Lữ đoàn thiết giáp 206 đang khai hỏa đại liên đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐNDTừ nhiều năm nay, Việt Nam đã triển khai các đề tài nâng cấp từng phần và toàn phần xe tăng T-54/55 nhằm tăng cường sức mạnh lực lượng chiến đấu trên bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng bước đầu mua thêm 64 xe tăng T-90S/SK hiện đại hơn từ Liên bang Nga. Dự kiến, trong năm nay, Việt Nam có thể bắt đầu nhận được T-90 từ Uralvagonzavod. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐNDTuy mua T-90, nhưng có thể trong ít nhất một thập kỷ nữa các xe tăng T-54 vẫn là “chủ lực, xương sống” của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐNDKhả năng khó tin của xe tăng T-54 Việt Nam khi chưa nâng cấp xuất hiện từ phút thứ 2,54 đến 2,56 trong một chương trình về Quân đội Nhân dân Việt Nam đăng tải trên VTV1 mới đây. Mời độc giả xem clip: (Nguồn VTV1)
Khoảnh khắc vô cùng hiếm hoi xe tăng T-54 "nguyên bản" vừa chạy vừa bắn xuất hiện trong chương trình mới đây về Quân đội Nhân dân Việt Nam trên Truyền hình QĐND.
Hình ảnh cho thấy rõ ràng một chiếc xe tăng T-54 “nguyên bản”, không phải là T-54M3 nâng cấp theo chương trình hợp tác với Israel từng xuất hiện trước đó khai hỏa pháo 100mm khi đang hành tiến với tốc độ chậm.
Dù là chậm nhưng khi di chuyển cũng tạo ra sự mất ổn định của pháo, ảnh hưởng tới độ chính xác. Việc xe tăng T-54 “tự tin” khai hỏa pháo cho thấy nó được thiết kế để làm điều đó. Nguồn ảnh: VTV1
Trong ảnh, khoảnh khắc pháo 100mm khai hỏa trong khi xe tăng T-54 đang hành tiến. Nguồn ảnh: VTV1
Khả năng hành tiến trong khi bắn thường được biết đến trên các xe tăng hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, tìm hiểu kỹ thêm về các thế hệ dòng xe tăng T-54, hóa ra tính năng này thực tế đã có từ những năm 1950-1960, tới nay nó tiếp tục được hoàn thiện và ngày càng tiên tiến hơn nữa trên các xe tăng chủ lực T-80, T-90. Nguồn ảnh: VTV1
Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam được Liên Xô viện trợ cho một số phiên bản T-54 gồm: T-54-2, T-54A, T-54B, T-54M rồi hiện đại hơn cả là T-55. Ngoài ra, Trung Quốc cung cấp các xe tăng Type 59 – thiết kế chế tạo hầu như sao chép công nghệ mẫu T-54B.
Trong đó, theo các tài liệu kỹ thuật được công khai thì đời T-54-2 và T-54A thiếu vắng các hệ thống ổn định giúp pháo chính bắn chính xác trong hành tiến. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong khi đó, đến đời T-54B thì được trang bị pháo rãnh xoắn D-10T2S với hệ thống ổn định 2 trục STP-2 Tsyklon cho phép bắn trong khi đang di chuyển. Lưu ý rằng, xe tăng “843” húc vào cổng phụ Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975 cũng là một chiếc T-54B. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Ngoài ra, Việt Nam còn nhận được từ Liên Xô một số xe tăng T-54M được nâng cấp từ mẫu T-54-2 với tính năng tác chiến tương đương T-55. Tất nhiên sẽ bao gồm cả hệ thống ổn định cho pháo chính. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Theo đánh giá kỹ thuật của phương Tây, hệ thống ổn định STP-2 tuy khó giúp chiếc T-54/55 bắn chính xác mục tiêu khi di chuyển với tốc độ cao nhưng ở tốc độ trung bình và thấp thì nó làm tốt việc này dù thiếu máy tính đường đạn. Dẫu vậy, để bắn chính xác khi đang hành tiến với T-54B, T-54M hay T-55 thì đòi hỏi người pháo thủ phải được đào tạo rất tốc. Hay nói cách khác, “bắn trúng hay không” trong khi đang chạy phụ thuộc nhiều vào pháo thủ hơn là STP-2. Điều này ngược lại với các hệ thống điều khiển hỏa lực có máy tính tiên tiến hiện nay. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Pháo chính D-10T hay D-10T2S của xe tăng T-54/55 vốn là phiên bản nâng cấp từ mẫu D-10S được trang bị cho các pháo chống tăng SU-100 thời CTTG 2. Nó có khả năng bắn nhiều loại đạn xuyên giáp, đạn nổ chống bộ binh, phá công sự. Theo các tài liệu được công bố, đạn xuyên thép nổ mạnh BR-412 trang bị cho T-54/55 có khả năng xuyên 150mm thép cách 1.000m; đạn nổ mạnh chống tăng 3UBK4 có thể xuyên tới 380mm thép…Nguồn ảnh: Truyền hình QĐND
Ngoài pháo 100mm, xe tăng T-54/55 còn được trang bị một đại liên 12,7mm DShK phòng không trên nóc, một đại liên PKT đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐND
Trong ảnh, xe tăng T-54 của Lữ đoàn thiết giáp 206 đang khai hỏa đại liên đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐND
Từ nhiều năm nay, Việt Nam đã triển khai các đề tài nâng cấp từng phần và toàn phần xe tăng T-54/55 nhằm tăng cường sức mạnh lực lượng chiến đấu trên bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng bước đầu mua thêm 64 xe tăng T-90S/SK hiện đại hơn từ Liên bang Nga. Dự kiến, trong năm nay, Việt Nam có thể bắt đầu nhận được T-90 từ Uralvagonzavod. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐND
Tuy mua T-90, nhưng có thể trong ít nhất một thập kỷ nữa các xe tăng T-54 vẫn là “chủ lực, xương sống” của bộ đội tăng – thiết giáp Việt Nam. Nguồn ảnh: Truyền hình QĐND
Khả năng khó tin của xe tăng T-54 Việt Nam khi chưa nâng cấp xuất hiện từ phút thứ 2,54 đến 2,56 trong một chương trình về Quân đội Nhân dân Việt Nam đăng tải trên VTV1 mới đây. Mời độc giả xem clip: (Nguồn VTV1)