Trong chương trình mới đây về công tác bảo đảm vũ khí trang bị tại Kho KT789, Cục Kỹ thuật Binh chủng, Tổng cục Kỹ thuật, kênh Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu một số hình ảnh xe tăng T-54 trông rất lạ lùng. Bề ngoài, trông chúng không khác gì nhiều phiên bản T-54 khác mà quân đội ta đang sử dụng, thế nhưng nhìn kỹ hơn thì tháp pháo có gì đó khác biệt. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCụ thể là đuôi tháp pháo được vát góc hõm sâu vào trong. Nguồn ảnh: Kênh QPVNBức ảnh khác cho thấy sự lạ lùng tháp pháo xe tăng T-54 tại kho Kho KT789. Nguồn ảnh: Kênh QPVNLần giở tư liệu về quá trình phát triển dòng xe tăng T-54 ở Liên Xô, hóa ra đây là phiên bản đời đầu dòng tăng huyền thoại này. Cụ thể hơn, nó là mẫu thử T-54-2 hay còn được gọi là Object 137R hoặc T-54 Mod 1949. Nguồn ảnh: SinaĐây là mẫu thử thứ 2 của dòng xe tăng T-54, được sản xuất số lượng nhỏ khoảng 800-1.000 chiếc (tính tổng chung gần 100.000 chiếc T-54/55 được chế tạo thì đây là số lượng nhỏ thật sự). Tháp pháo của xe tăng được thiết kế lớn hơn so với tháp dẹt T-54-1, có hình vòm với mặt phẳng lấy cảm ứng từ mẫu xe tăng hạng nặng IS-3. Đặc biệt, đuôi tháp pháo được vát góc trông khá lạ lùng. Nguồn ảnh: Kênh QPVNHỏa lực của T-54-2 cơ bản không khác mấy so với thế hệ sản xuất đầu tiên T-54-1 (sản xuất 1946-1948) với pháo chính D-10T 100mm, đại liên DShK-12,7mm và đại liên đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: Kênh QPVNCận cảnh khẩu đại liên DShK-12,7mm trên nóc tháp pháo xe tăng T-54. Nguồn ảnh: Kênh QPVNNòng pháo D-10T “lạc hậu” hơn D-10T2S trên T-54B, T-54M và T-55 mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam sau này. Cụ thể hơn, nó thiếu đi bộ ổn định nòng khiến xe tăng không có khả năng vừa hành tiến vừa bắn. Nguồn ảnh: Kênh QPVNTrong ảnh, xe tăng T-55 với tháp pháo tròn trịa tại kho KT789. Nguồn ảnh: SinaNhư vậy có thể thấy rằng, hóa ra Việt Nam sở hữu khá nhiều phiên bản của dòng T-54/55, thậm chí là cả những mẫu hiếm thuộc thế hệ đầu thường rất ít khi xuất khẩu.
Trong chương trình mới đây về công tác bảo đảm vũ khí trang bị tại Kho KT789, Cục Kỹ thuật Binh chủng, Tổng cục Kỹ thuật, kênh Quốc phòng Việt Nam đã giới thiệu một số hình ảnh xe tăng T-54 trông rất lạ lùng. Bề ngoài, trông chúng không khác gì nhiều phiên bản T-54 khác mà quân đội ta đang sử dụng, thế nhưng nhìn kỹ hơn thì tháp pháo có gì đó khác biệt. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cụ thể là đuôi tháp pháo được vát góc hõm sâu vào trong. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Bức ảnh khác cho thấy sự lạ lùng tháp pháo xe tăng T-54 tại kho Kho KT789. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Lần giở tư liệu về quá trình phát triển dòng xe tăng T-54 ở Liên Xô, hóa ra đây là phiên bản đời đầu dòng tăng huyền thoại này. Cụ thể hơn, nó là mẫu thử T-54-2 hay còn được gọi là Object 137R hoặc T-54 Mod 1949. Nguồn ảnh: Sina
Đây là mẫu thử thứ 2 của dòng xe tăng T-54, được sản xuất số lượng nhỏ khoảng 800-1.000 chiếc (tính tổng chung gần 100.000 chiếc T-54/55 được chế tạo thì đây là số lượng nhỏ thật sự). Tháp pháo của xe tăng được thiết kế lớn hơn so với tháp dẹt T-54-1, có hình vòm với mặt phẳng lấy cảm ứng từ mẫu xe tăng hạng nặng IS-3. Đặc biệt, đuôi tháp pháo được vát góc trông khá lạ lùng. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Hỏa lực của T-54-2 cơ bản không khác mấy so với thế hệ sản xuất đầu tiên T-54-1 (sản xuất 1946-1948) với pháo chính D-10T 100mm, đại liên DShK-12,7mm và đại liên đồng trục 7,62mm. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Cận cảnh khẩu đại liên DShK-12,7mm trên nóc tháp pháo xe tăng T-54. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Nòng pháo D-10T “lạc hậu” hơn D-10T2S trên T-54B, T-54M và T-55 mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam sau này. Cụ thể hơn, nó thiếu đi bộ ổn định nòng khiến xe tăng không có khả năng vừa hành tiến vừa bắn. Nguồn ảnh: Kênh QPVN
Trong ảnh, xe tăng T-55 với tháp pháo tròn trịa tại kho KT789. Nguồn ảnh: Sina
Như vậy có thể thấy rằng, hóa ra Việt Nam sở hữu khá nhiều phiên bản của dòng T-54/55, thậm chí là cả những mẫu hiếm thuộc thế hệ đầu thường rất ít khi xuất khẩu.