Theo đó chùm ảnh hiếm hoi bên trong Long Bình – một trong những căn cứ hậu cần lớn nhất của Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã cho thấy thiệt hại khủng khiếp của người Mỹ trên chiến trường, khi có tới hàng chục xe thiết giáp M113 bị bắn hỏng được tập kết về đây để sửa chữa hoặc tệ hơn là “rã xác”.Theo đó những chiếc M113 bị phá hủy trên chiến trường được chuyển đến Long Bình và bàn giao cho Tiểu đoàn sửa chữa 185 thuộc Lục quân Mỹ, hầu hết chúng đều bị bắn cháy trong năm 1967 và được đưa tới căn cứ này trong tình trạng không thể tệ hơn được nữa.Hầu hết những chiếc M113 được chuyển đến căn cứ Long Bình đều trong tình trạng hư hỏng nặng bởi các loại vũ khí chống tăng đôi khi là cả bởi đạn pháo. Mức độ hư hỏng của mỗi chiếc xe cũng tùy thuộc vào loại vũ khí mà nó hứng chịu.Điển hình như chiếc M113 này có phần bánh xích gần như bị phá nát và nhiều khả năng là bị tấn công bởi mìn chống tăng. Trong trường hợp này binh sĩ ngồi bên trong xe chắc chắn cũng chịu thương vong không hề nhẹ.Trong khi đó ở chiếc M113 này phần tháp pháo của xe bị thổi bay hoàn toàn, phần nóc xe cũng gần như bị “xóa sổ”, còn số phận của kíp chiến đấu bên trong xe chắc chắn đã được định đoạt.Một chiếc M113 được sửa chữa tại Long Bình, xe chỉ bị hư hại nhẹ nên được phân loại ưu tiên sửa chữa trước.Còn chiếc M113 này phần thân xe bị phá hủy hoàn toàn và biến dáng tới mức không thể nhận ra.Một chiếc M113 sau khi được sửa chữa xong sẵn sàng cho hành trình mới trên chiến trường Việt Nam.Với lớp giáp bằng hợp kim nhôm dày tối đa chỉ 38mm, xe thiết giáp M113 thực sự không phải là đối thủ của các loại súng và mìn chống tăng mà Quân Giải phóng được trang bị, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến súng chống tăng B40. Nguồn ảnh: QPVN.Và chỉ với một phát bắn khẩu B40 có thể phá tan lớp giáp của chiếc M113 cũng như tiêu diệt toàn bộ kíp chiến đấu bên trong xe và những gì đã xảy ra trên chiến trường đã chứng minh được điều này. Nguồn ảnh: QPVN.Với đầu đạn có thiết kế nổ lõm, quả đạn của B40 có khả năng xuyên thủng lớp thép cán dày tới 180mm, trong khi đó vị trí giáp dày nhất của M113 cũng chỉ 38mm. Trong ảnh là một chiếc M113 bị bắn hạ bởi vũ khí chống tăng với lớp giáp phía trước gần như bị phá hủy hoàn toànỞ góc độ này ta có thể thấy rõ sức mạnh vũ khí chống tăng của Quân Giải phóng trên chiến trường và chúng là đòn tấn công chí tử đối với chiến thuật “Thiết xa vận” của Quân đội Mỹ.Mời độc giả xem video: Súng chống tăng RPG-7: Đại bác trên vai người lính. (nguồn QPVN)
Theo đó chùm ảnh hiếm hoi bên trong Long Bình – một trong những căn cứ hậu cần lớn nhất của Quân đội Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã cho thấy thiệt hại khủng khiếp của người Mỹ trên chiến trường, khi có tới hàng chục xe thiết giáp M113 bị bắn hỏng được tập kết về đây để sửa chữa hoặc tệ hơn là “rã xác”.
Theo đó những chiếc M113 bị phá hủy trên chiến trường được chuyển đến Long Bình và bàn giao cho Tiểu đoàn sửa chữa 185 thuộc Lục quân Mỹ, hầu hết chúng đều bị bắn cháy trong năm 1967 và được đưa tới căn cứ này trong tình trạng không thể tệ hơn được nữa.
Hầu hết những chiếc M113 được chuyển đến căn cứ Long Bình đều trong tình trạng hư hỏng nặng bởi các loại vũ khí chống tăng đôi khi là cả bởi đạn pháo. Mức độ hư hỏng của mỗi chiếc xe cũng tùy thuộc vào loại vũ khí mà nó hứng chịu.
Điển hình như chiếc M113 này có phần bánh xích gần như bị phá nát và nhiều khả năng là bị tấn công bởi mìn chống tăng. Trong trường hợp này binh sĩ ngồi bên trong xe chắc chắn cũng chịu thương vong không hề nhẹ.
Trong khi đó ở chiếc M113 này phần tháp pháo của xe bị thổi bay hoàn toàn, phần nóc xe cũng gần như bị “xóa sổ”, còn số phận của kíp chiến đấu bên trong xe chắc chắn đã được định đoạt.
Một chiếc M113 được sửa chữa tại Long Bình, xe chỉ bị hư hại nhẹ nên được phân loại ưu tiên sửa chữa trước.
Còn chiếc M113 này phần thân xe bị phá hủy hoàn toàn và biến dáng tới mức không thể nhận ra.
Một chiếc M113 sau khi được sửa chữa xong sẵn sàng cho hành trình mới trên chiến trường Việt Nam.
Với lớp giáp bằng hợp kim nhôm dày tối đa chỉ 38mm, xe thiết giáp M113 thực sự không phải là đối thủ của các loại súng và mìn chống tăng mà Quân Giải phóng được trang bị, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến súng chống tăng B40. Nguồn ảnh: QPVN.
Và chỉ với một phát bắn khẩu B40 có thể phá tan lớp giáp của chiếc M113 cũng như tiêu diệt toàn bộ kíp chiến đấu bên trong xe và những gì đã xảy ra trên chiến trường đã chứng minh được điều này. Nguồn ảnh: QPVN.
Với đầu đạn có thiết kế nổ lõm, quả đạn của B40 có khả năng xuyên thủng lớp thép cán dày tới 180mm, trong khi đó vị trí giáp dày nhất của M113 cũng chỉ 38mm. Trong ảnh là một chiếc M113 bị bắn hạ bởi vũ khí chống tăng với lớp giáp phía trước gần như bị phá hủy hoàn toàn
Ở góc độ này ta có thể thấy rõ sức mạnh vũ khí chống tăng của Quân Giải phóng trên chiến trường và chúng là đòn tấn công chí tử đối với chiến thuật “Thiết xa vận” của Quân đội Mỹ.
Mời độc giả xem video: Súng chống tăng RPG-7: Đại bác trên vai người lính. (nguồn QPVN)