Không quân Ukraine dường như bắt đầu tăng cường việc áp chế hệ thống radar cảnh giới Nga nói riêng và các hệ thống phòng không Nga nói chung, mới đây họ đã bắt đầu sử dụng các loại tên lửa chuyên diệt radar.Đoạn video do cư dân vùng Kharkiv quay cho thấy, chiếc máy bay Su-24 của không quân Ukraine trang bị hai tên lửa chuyên diệt radar Kh-25MP, lướt qua bầu trời khu vực.Kh-25MP là biến thể chống radar được phát triển từ tên lửa không đối đất Kh-25 nổi tiếng của Liên Xô.Loại tên lửa này có tầm bắn 40km và có thể lần theo bước sóng để phá hủy các trạm radar mặt đất của đối phương.Trước đó Mỹ cũng đã công khai thừa nhận việc họ chuyển giao tên lửa diệt radar cho Ukraine để nước này tăng cường năng lực kháng Nga.Chưa rõ Kiev làm cách nào để có thể sử dụng được tên lửa diệt radar của Mỹ trên hệ máy bay Liên Xô. Một số nhà phân tích cho rằng, rất có thể những chiến đấu cơ MiG-29 hoặc Su-24 Ukraine sẽ được tinh chỉnh để có thể trang bị tên lửa của Mỹ.50 năm trước, Sukhoi Su-24 được thiết kế để đối trọng với máy bay F-111 của Mỹ. Qua nhiều thập kỷ được sản xuất và sử dụng, mẫu máy bay này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong không quân nhiều nước.Su-24 có chiều cao 6,19 m, chiều dài 24,59 m. Khối lượng không tải khoảng 22.300 kg. Trọng lượng tối đa khi cất cánh là 39.700kg. Trần bay 11.000m, phi hành đoàn có 2 người.Khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và cả đêm lẫn ngày của Su-24 thực hiện được nhờ hệ thống định vị Puma, bao gồm 2 radar định vị Orion-A và một radar giám sát mặt đất Relyef.Những biến thể mới hơn được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử và vũ khí cho phép nâng cao sức mạnh gấp hơn 2 lần nguyên bản.Chiếc máy bay được lắp đặt 2 động cơ phản lực đốt sau Saturn/Lyulka AL-21F-3A có công suất 110 KN (11216 Kgs) mỗi chiếc,Nhờ cặp động cơ này giúp Su-24 có thể đạt vận tốc 1700 km/h, tốc độ leo cao 150m/s. Tầm bay đạt 2.500km.Máy bay có khả năng mang 8.000kg vũ khí bao gồm: pháo bắn nhanh GSH-6-23M cỡ nòng 23 mm với 500 viên đạn.Su-24 có 8 điểm treo vũ khí (2 dưới phần khớp quay cánh, 2 dưới cánh ngoài và 4 dưới thân máy bay) có thể mang các vũ khí hạt nhân khác nhau.Ngoài ra chúng có thể mang theo 2 hoặc 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-60 (NATO gọi là AA-8 "Aphid") để tấn công trên không.Sukhoi Su-24 được thiết kế để không kích mục tiêu mặt đất và mục tiêu trên mặt nước, bao gồm cả tác chiến tầm thấp.Su-24 có cánh ở nửa phía trên của thân, cánh của Su-24 có một đoạn nhỏ gắn cố định trên thân, còn phần cánh còn lại có thể chuyển động.Phiên bản nâng cấp phát triển 1978 mang định danh Su-24M được biên chế trong các đơn vị vào năm 1983.Ngoài ra Nga còn phát triển 2 phiên bản chuyên dụng khác là Su-24MR ("Fencer-E"- phiên bản trinh sát) và Su-24MP ("Fencer-F" - phiên bản thu thập ELINT).Sau khi Liên Xô tan rã, không quân Ukraine đã thừa hưởng khoảng 250 chiếc bao gồm các phiên bản Su-24 Fencer-A , Su-24M Fencer-D và Su-24MR Fencer-E.Tuy vậy do vấn đề kinh tế và xung đột tại miền Đông nên tới đầu năm 2022, không quân Ukraine chỉ còn khoảng 10 chiếc thuộc phiên bản Su-24M.Việc máy bay Ukraine tiếp tục cất cánh cho thấy Nga vẫn chưa làm chủ được hoàn toàn bầu trời cũng như hủy diệt hoàn toàn không quân Ukraine, dù trước đó họ thông báo đã phá hủy khoảng hơn 90% máy bay của đối phương.
Không quân Ukraine dường như bắt đầu tăng cường việc áp chế hệ thống radar cảnh giới Nga nói riêng và các hệ thống phòng không Nga nói chung, mới đây họ đã bắt đầu sử dụng các loại tên lửa chuyên diệt radar.
Đoạn video do cư dân vùng Kharkiv quay cho thấy, chiếc máy bay Su-24 của không quân Ukraine trang bị hai tên lửa chuyên diệt radar Kh-25MP, lướt qua bầu trời khu vực.
Kh-25MP là biến thể chống radar được phát triển từ tên lửa không đối đất Kh-25 nổi tiếng của Liên Xô.
Loại tên lửa này có tầm bắn 40km và có thể lần theo bước sóng để phá hủy các trạm radar mặt đất của đối phương.
Trước đó Mỹ cũng đã công khai thừa nhận việc họ chuyển giao tên lửa diệt radar cho Ukraine để nước này tăng cường năng lực kháng Nga.
Chưa rõ Kiev làm cách nào để có thể sử dụng được tên lửa diệt radar của Mỹ trên hệ máy bay Liên Xô. Một số nhà phân tích cho rằng, rất có thể những chiến đấu cơ MiG-29 hoặc Su-24 Ukraine sẽ được tinh chỉnh để có thể trang bị tên lửa của Mỹ.
50 năm trước, Sukhoi Su-24 được thiết kế để đối trọng với máy bay F-111 của Mỹ. Qua nhiều thập kỷ được sản xuất và sử dụng, mẫu máy bay này đã và đang đóng vai trò quan trọng trong không quân nhiều nước.
Su-24 có chiều cao 6,19 m, chiều dài 24,59 m. Khối lượng không tải khoảng 22.300 kg. Trọng lượng tối đa khi cất cánh là 39.700kg. Trần bay 11.000m, phi hành đoàn có 2 người.
Khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và cả đêm lẫn ngày của Su-24 thực hiện được nhờ hệ thống định vị Puma, bao gồm 2 radar định vị Orion-A và một radar giám sát mặt đất Relyef.
Những biến thể mới hơn được nâng cấp mạnh về hệ thống điện tử và vũ khí cho phép nâng cao sức mạnh gấp hơn 2 lần nguyên bản.
Chiếc máy bay được lắp đặt 2 động cơ phản lực đốt sau Saturn/Lyulka AL-21F-3A có công suất 110 KN (11216 Kgs) mỗi chiếc,
Nhờ cặp động cơ này giúp Su-24 có thể đạt vận tốc 1700 km/h, tốc độ leo cao 150m/s. Tầm bay đạt 2.500km.
Máy bay có khả năng mang 8.000kg vũ khí bao gồm: pháo bắn nhanh GSH-6-23M cỡ nòng 23 mm với 500 viên đạn.
Su-24 có 8 điểm treo vũ khí (2 dưới phần khớp quay cánh, 2 dưới cánh ngoài và 4 dưới thân máy bay) có thể mang các vũ khí hạt nhân khác nhau.
Ngoài ra chúng có thể mang theo 2 hoặc 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-60 (NATO gọi là AA-8 "Aphid") để tấn công trên không.
Sukhoi Su-24 được thiết kế để không kích mục tiêu mặt đất và mục tiêu trên mặt nước, bao gồm cả tác chiến tầm thấp.
Su-24 có cánh ở nửa phía trên của thân, cánh của Su-24 có một đoạn nhỏ gắn cố định trên thân, còn phần cánh còn lại có thể chuyển động.
Phiên bản nâng cấp phát triển 1978 mang định danh Su-24M được biên chế trong các đơn vị vào năm 1983.
Ngoài ra Nga còn phát triển 2 phiên bản chuyên dụng khác là Su-24MR ("Fencer-E"- phiên bản trinh sát) và Su-24MP ("Fencer-F" - phiên bản thu thập ELINT).
Sau khi Liên Xô tan rã, không quân Ukraine đã thừa hưởng khoảng 250 chiếc bao gồm các phiên bản Su-24 Fencer-A , Su-24M Fencer-D và Su-24MR Fencer-E.
Tuy vậy do vấn đề kinh tế và xung đột tại miền Đông nên tới đầu năm 2022, không quân Ukraine chỉ còn khoảng 10 chiếc thuộc phiên bản Su-24M.
Việc máy bay Ukraine tiếp tục cất cánh cho thấy Nga vẫn chưa làm chủ được hoàn toàn bầu trời cũng như hủy diệt hoàn toàn không quân Ukraine, dù trước đó họ thông báo đã phá hủy khoảng hơn 90% máy bay của đối phương.