Theo thông tin vừa được hãng thông tấn Tass đăng tải hôm 11/4 vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quân sự và Kỹ thuật Liên Bang Nga công bố, trong năm 2016 Nga đã ký kết tổng cộng 18 hợp đồng cung cấp vũ khí và công nghệ quốc phòng cho nước ngoài mang về doanh thu tổng cộng 9 tỷ USD cho nước này. Nguồn ảnh: Tass.Cơ quan này cũng cho hay, năm 2016 đã có tổng cộng 55 buổi họp mặt giữa các ủy ban liên chính phủ giữa Nga với các bạn hàng tiềm năng nước ngoài nhằm tìm đến các thỏa thuận hợp lí nhất cho các hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ quốc phòng giữa Nga và các bên. Nguồn ảnh: Engineering.Phía Nga cũng nhấn mạnh, việc thành lập các trạm dịch vụ với nhiệm vụ bảo hành, bảo dưỡng cho các sản phẩm vũ khí đắt tiền của mình ngay trên lãnh thổ nước bạn là một trong những vấn đề được Nga ưu tiên trong năm vừa rồi. Và để làm được điều đó đòi hỏi quan hệ ngoại giao giữa Nga và nước đối tác phải thật tốt và kèm theo việc mở trạm dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng trên đất bạn là việc chuyển giao một loạt các công nghệ quốc phòng khác. Nguồn ảnh: Times.Mặc dù vậy, trong một thị trường vũ khí cạnh tranh như hiện nay với nhiều nhà đầu tư tới từ nhiều quốc gia phát triển thì việc chuyển giao công nghệ để thành lập các trạm hậu cần, bảo dưỡng kỹ thuật cho phía đối tác là một trong những yêu cầu cần thiết để tăng sự cạnh tranh cho nước Nga trên thị trường vũ khí thế giới đang ngày càng mở rộng với ngày càng nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nguồn ảnh: Sputnik.Tổng số 18 hợp đồng cung cấp vũ khí và công nghệ cho các đối tác nước ngoài trong năm 2016 đã được phía Nga ký kết với 52 nước và hơn 100 công ty, doanh nghiệp, tập đoàn quốc phòng nước ngoài. Doanh thu 9 tỉ USD vũ khí là một con số cực kỳ lớn nhất là trong bối cảnh thị trường vũ khí thế giới đang dần bão hòa với các nhà cung cấp trong từng khu vực đang ngày càng nhiều. Nguồn ảnh: Unian.Trong bối cảnh đó, Nga chỉ có thể cung cấp các loại vũ khí hiện đại độc quyền với giá thành rẻ hơn các loại vũ khí, công nghệ của Mỹ có mức độ hiện đại tương đương. Tuy nhiên việc cạnh tranh về giá thành cũng đang dần gặp nhiều khó khăn nhất là trong những năm gần đây khi Trung Quốc sẵn sàng "phá giá" để tranh giành thị trường với các anh lớn trong sân chơi này. Nguồn ảnh: Sputnik.Theo thống kê của Russia Direct từ năm 2014 thì nhà cung cấp vũ khí có thị phần lớn nhất thế giới với hơn 30% thị phần là Mỹ, tiếp ngay sau là Nga với 27%. đứng vị trí thứ ba là Đức với 7% và Trung Quốc với 6%. Nguồn ảnh: Reuters.Thị trường các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới bao gồm Ấn Độ, Ả rập Xê-út và Trung Quốc. Mặc dù vậy, chính các nước nhập khẩu vũ khí chiếm thị phần lớn như Ấn Độ và Trung Quốc lại đang tìm cách chen chân vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng với giá trị tăng dần qua mỗi năm. Nguồn ảnh: Pravda.Dù tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ qua các năm gần đây là rất chậm, tuy nhiên với thái độ sẵn sàng bán phá giá, chịu lỗ hoặc thậm chí chuyển giao các loại vũ khí, phương tiện chiên tranh miễn phí để tăng cường quan hệ ngoại giao, tạo dựng nền móng cho sau này sẽ sớm trở thành mối nguy hại trong tương lai trong việc phân chia lại thị trường mua-bán vũ khí. Nguồn ảnh: Task.
Theo thông tin vừa được hãng thông tấn Tass đăng tải hôm 11/4 vừa qua, Cơ quan Hợp tác Quân sự và Kỹ thuật Liên Bang Nga công bố, trong năm 2016 Nga đã ký kết tổng cộng 18 hợp đồng cung cấp vũ khí và công nghệ quốc phòng cho nước ngoài mang về doanh thu tổng cộng 9 tỷ USD cho nước này. Nguồn ảnh: Tass.
Cơ quan này cũng cho hay, năm 2016 đã có tổng cộng 55 buổi họp mặt giữa các ủy ban liên chính phủ giữa Nga với các bạn hàng tiềm năng nước ngoài nhằm tìm đến các thỏa thuận hợp lí nhất cho các hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ quốc phòng giữa Nga và các bên. Nguồn ảnh: Engineering.
Phía Nga cũng nhấn mạnh, việc thành lập các trạm dịch vụ với nhiệm vụ bảo hành, bảo dưỡng cho các sản phẩm vũ khí đắt tiền của mình ngay trên lãnh thổ nước bạn là một trong những vấn đề được Nga ưu tiên trong năm vừa rồi. Và để làm được điều đó đòi hỏi quan hệ ngoại giao giữa Nga và nước đối tác phải thật tốt và kèm theo việc mở trạm dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng trên đất bạn là việc chuyển giao một loạt các công nghệ quốc phòng khác. Nguồn ảnh: Times.
Mặc dù vậy, trong một thị trường vũ khí cạnh tranh như hiện nay với nhiều nhà đầu tư tới từ nhiều quốc gia phát triển thì việc chuyển giao công nghệ để thành lập các trạm hậu cần, bảo dưỡng kỹ thuật cho phía đối tác là một trong những yêu cầu cần thiết để tăng sự cạnh tranh cho nước Nga trên thị trường vũ khí thế giới đang ngày càng mở rộng với ngày càng nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nguồn ảnh: Sputnik.
Tổng số 18 hợp đồng cung cấp vũ khí và công nghệ cho các đối tác nước ngoài trong năm 2016 đã được phía Nga ký kết với 52 nước và hơn 100 công ty, doanh nghiệp, tập đoàn quốc phòng nước ngoài. Doanh thu 9 tỉ USD vũ khí là một con số cực kỳ lớn nhất là trong bối cảnh thị trường vũ khí thế giới đang dần bão hòa với các nhà cung cấp trong từng khu vực đang ngày càng nhiều. Nguồn ảnh: Unian.
Trong bối cảnh đó, Nga chỉ có thể cung cấp các loại vũ khí hiện đại độc quyền với giá thành rẻ hơn các loại vũ khí, công nghệ của Mỹ có mức độ hiện đại tương đương. Tuy nhiên việc cạnh tranh về giá thành cũng đang dần gặp nhiều khó khăn nhất là trong những năm gần đây khi Trung Quốc sẵn sàng "phá giá" để tranh giành thị trường với các anh lớn trong sân chơi này. Nguồn ảnh: Sputnik.
Theo thống kê của Russia Direct từ năm 2014 thì nhà cung cấp vũ khí có thị phần lớn nhất thế giới với hơn 30% thị phần là Mỹ, tiếp ngay sau là Nga với 27%. đứng vị trí thứ ba là Đức với 7% và Trung Quốc với 6%. Nguồn ảnh: Reuters.
Thị trường các nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới bao gồm Ấn Độ, Ả rập Xê-út và Trung Quốc. Mặc dù vậy, chính các nước nhập khẩu vũ khí chiếm thị phần lớn như Ấn Độ và Trung Quốc lại đang tìm cách chen chân vào thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng với giá trị tăng dần qua mỗi năm. Nguồn ảnh: Pravda.
Dù tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu của Trung Quốc và Ấn Độ qua các năm gần đây là rất chậm, tuy nhiên với thái độ sẵn sàng bán phá giá, chịu lỗ hoặc thậm chí chuyển giao các loại vũ khí, phương tiện chiên tranh miễn phí để tăng cường quan hệ ngoại giao, tạo dựng nền móng cho sau này sẽ sớm trở thành mối nguy hại trong tương lai trong việc phân chia lại thị trường mua-bán vũ khí. Nguồn ảnh: Task.