Tổng thống Mỹ Biden đã lên án về vụ tấn công khủng bố vào phi trường quốc tế Kabul, khiến 13 binh sĩ Mỹ và hàng trăm dân thường Afghanistan thiệt mạng; ông Biben tuyên bố: “Tôi không muốn những kẻ khủng bố trên tiếp tục sống trên trái đất”.Ngay lập tức vào ngày 27/8, một cuộc không kích của Quân đội Mỹ bằng máy bay không người lái (UAV), đã được thực hiện nhằm vào tỉnh Khorasan, hang ổ của chi nhánh của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS-K, có liên quan đến vụ tấn công khủng bố.Hank Taylor, một quan chức của Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ, vào ngày 28/8 cho biết, hai thành viên cấp cao của khủng bố IS-K đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong một cuộc không kích bằng UAV của Không quân Mỹ.Tuy nhiên, ngay cả khi ông Biden nhắc lại vào ngày 28/8 rằng, “các cuộc không kích tương tự sẽ không phải là lần cuối cùng” và “các tổ chức cực đoan gây ra vụ đánh bom sân bay Kabul sẽ bị điều tra đến cùng”, cũng khiến dư luận không mấy lạc quan về điều này.Trang web Wall Street Journal của Mỹ, ngày 28/8 cho biết, Lầu Năm Góc đã cho UAV Reaper thực hiện một cuộc không kích nhằm vào kẻ đứng đầu tổ chức IS-K, bằng tên lửa Hellfire đặc biệt, không chứa chất nổ để trả đũa vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul.Theo thông tin, tên lửa Hellfire có tên mã R9X, giành cho nhiệm vụ này, không sử dụng đầu đạn nổ truyền thống, mà sử dụng động năng để phóng ra 6 lưỡi dao sắc bén ẩn trong vỏ tên lửa, để khi bắn trúng mục tiêu sẽ “bắn nát mục tiêu của cuộc tấn công”.Với loại vũ khí này, cho phép chỉ huy xác định vị trí chính xác các mục tiêu và giảm khả năng thương vong dân sự. Trước đó, quân đội Mỹ đã nhiều lần sử dụng loại vũ khí đặc biệt này, để thực hiện các chiến dịch “tiêu diệt yếu nhân”; trong đó có vụ ám sát tướng Soleimani, của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.Việc quân đội Mỹ nhanh chóng trả đũa IS-K, đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Theo Reuters, Lầu Năm Góc giải thích rằng quân đội Mỹ đã sử dụng UAV để giám sát chặt chẽ hoạt động của tổ chức IS-K. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài không mấy lạc quan về tổ chức cực đoan gây ra vụ đánh bom sân bay Kabul.Tạp chí National Interest của Mỹ nhận định, để thực hiện các hoạt động nắm bắt tình hình của các tổ chức khủng bố, trước tiên cần làm tốt công tác thu thập thông tin tình báo liên quan. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút toàn bộ khỏi Afghanistan, Mỹ rất khó tiếp tục thu thập thông tin tình báo tại Afghanistan.Sau khi CIA đánh bom “Căn cứ Đại bàng” ở Kabul, mạng lưới gián điệp bí mật của Mỹ ở Afghanistan vẫn đang hoạt động, nhưng các nhân viên tình báo Mỹ đã mất sự hỗ trợ chính thức; đặc biệt là phải đi đến những vùng núi hẻo lánh ở Afghanistan, để thu thập thông tin tình báo về khủng bố là điều vô cùng khó khăn.Đồng thời, các quan chức tình báo Mỹ nói với phóng viên tờ New York Times rằng, việc quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan sẽ khiến nhiều người địa phương, làm nhiệm vụ cung cấp thông tin “giữ im lặng”. Đây là điều khó khăn, mà cơ quan tình báo Mỹ khó có thể khắc phục.Trước cuộc không kích này, Mỹ và Taliban đã chia sẻ một số thông tin tình báo về các tổ chức IS-K, nhưng do Mỹ không thông báo trước cho Taliban về cuộc không kích này, nên Taliban đã lên án điều này. Rất khó để nói mối quan hệ hợp tác tình báo hạn chế này, liệu có thể đi được bao xa trong tương lai?Các nhà hoạch định quân sự Mỹ tiết lộ rằng, một số thông tin tình báo cũng có thể được thu thập bằng cách dựa vào các vệ tinh và máy bay không người lái bay từ Trung Đông, nhưng các hoạt động như vậy rất tốn kém.Một vấn đề khó khăn khác để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng khủng bố trên lãnh thổ Afghanistan như IS-K là thiếu các căn cứ phù hợp xung quanh lãnh thổ Afghanistan.Trước đây, Quân đội Mỹ chủ yếu sử dụng sân bay Shamsi của Pakistan và một số căn cứ không quân địa phương ở Afghanistan, để cất cánh các máy bay chiến đấu và máy bay không người lái thực hiện các cuộc không kích.Nhưng sau cuộc không kích của Mỹ, khiến dân thường bị thương nhiều lần, nên Pakistan đã yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi sân bay Shemsey vào năm 2011. Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã nói rõ quan điểm, rằng Pakistan sẽ không cung cấp căn cứ cho chính quyền Washington, sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan.Các quốc gia Trung Á khác cũng miễn cưỡng chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc đóng quân, vì họ lo lắng về việc chọc giận Nga. Sau khi rút khỏi Afghanistan, các căn cứ quân sự gần nhất của Mỹ được đặt tại Qatar và UAE ở Trung Đông. UAV Reaper được sử dụng cho cuộc không kích này, đã cất cánh từ một căn cứ ở UAE.Theo New York Times, các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông cách Afghanistan khoảng 1.800 km theo đường thẳng. Nếu máy bay chiến đấu của Mỹ cất cánh từ đó đến Afghanistan, chúng phải tiếp nhiên liệu trên không; đồng thời do thời gian bay quá dài, dẫn đến phi công rất mệt mỏi.Ngay cả khi máy bay không người lái Reaper tầm xa được triển khai, nó cũng sẽ mất rất nhiều thời gian trên đường bay; “Thời gian bay càng lâu, máy bay không người lái tấn công mục tiêu nhạy cảm với thời gian. Tỷ lệ thành công càng thấp”.Theo những tính toán, nếu không thể có được căn cứ gần Afghanistan, quân đội Mỹ sẽ phải tiếp tục điều máy bay quân sự từ Trung Đông đến Afghanistan, và chi phí có thể cao hơn chi phí để duy trì một đơn vị đồn trú ở Afghanistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính đặc nhiệm của quân đội Afghanistan trước kia đã phải vất vả để chống lại khủng bố Taliban nhưng vẫn thất bại hoàn toàn. Nguồn: DW.
Tổng thống Mỹ Biden đã lên án về vụ tấn công khủng bố vào phi trường quốc tế Kabul, khiến 13 binh sĩ Mỹ và hàng trăm dân thường Afghanistan thiệt mạng; ông Biben tuyên bố: “Tôi không muốn những kẻ khủng bố trên tiếp tục sống trên trái đất”.
Ngay lập tức vào ngày 27/8, một cuộc không kích của Quân đội Mỹ bằng máy bay không người lái (UAV), đã được thực hiện nhằm vào tỉnh Khorasan, hang ổ của chi nhánh của tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo IS-K, có liên quan đến vụ tấn công khủng bố.
Hank Taylor, một quan chức của Bộ Tham mưu Liên quân Mỹ, vào ngày 28/8 cho biết, hai thành viên cấp cao của khủng bố IS-K đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong một cuộc không kích bằng UAV của Không quân Mỹ.
Tuy nhiên, ngay cả khi ông Biden nhắc lại vào ngày 28/8 rằng, “các cuộc không kích tương tự sẽ không phải là lần cuối cùng” và “các tổ chức cực đoan gây ra vụ đánh bom sân bay Kabul sẽ bị điều tra đến cùng”, cũng khiến dư luận không mấy lạc quan về điều này.
Trang web Wall Street Journal của Mỹ, ngày 28/8 cho biết, Lầu Năm Góc đã cho UAV Reaper thực hiện một cuộc không kích nhằm vào kẻ đứng đầu tổ chức IS-K, bằng tên lửa Hellfire đặc biệt, không chứa chất nổ để trả đũa vụ đánh bom tự sát tại sân bay Kabul.
Theo thông tin, tên lửa Hellfire có tên mã R9X, giành cho nhiệm vụ này, không sử dụng đầu đạn nổ truyền thống, mà sử dụng động năng để phóng ra 6 lưỡi dao sắc bén ẩn trong vỏ tên lửa, để khi bắn trúng mục tiêu sẽ “bắn nát mục tiêu của cuộc tấn công”.
Với loại vũ khí này, cho phép chỉ huy xác định vị trí chính xác các mục tiêu và giảm khả năng thương vong dân sự. Trước đó, quân đội Mỹ đã nhiều lần sử dụng loại vũ khí đặc biệt này, để thực hiện các chiến dịch “tiêu diệt yếu nhân”; trong đó có vụ ám sát tướng Soleimani, của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran.
Việc quân đội Mỹ nhanh chóng trả đũa IS-K, đã khiến cả thế giới kinh ngạc. Theo Reuters, Lầu Năm Góc giải thích rằng quân đội Mỹ đã sử dụng UAV để giám sát chặt chẽ hoạt động của tổ chức IS-K. Tuy nhiên, thế giới bên ngoài không mấy lạc quan về tổ chức cực đoan gây ra vụ đánh bom sân bay Kabul.
Tạp chí National Interest của Mỹ nhận định, để thực hiện các hoạt động nắm bắt tình hình của các tổ chức khủng bố, trước tiên cần làm tốt công tác thu thập thông tin tình báo liên quan. Tuy nhiên, sau khi Mỹ rút toàn bộ khỏi Afghanistan, Mỹ rất khó tiếp tục thu thập thông tin tình báo tại Afghanistan.
Sau khi CIA đánh bom “Căn cứ Đại bàng” ở Kabul, mạng lưới gián điệp bí mật của Mỹ ở Afghanistan vẫn đang hoạt động, nhưng các nhân viên tình báo Mỹ đã mất sự hỗ trợ chính thức; đặc biệt là phải đi đến những vùng núi hẻo lánh ở Afghanistan, để thu thập thông tin tình báo về khủng bố là điều vô cùng khó khăn.
Đồng thời, các quan chức tình báo Mỹ nói với phóng viên tờ New York Times rằng, việc quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan sẽ khiến nhiều người địa phương, làm nhiệm vụ cung cấp thông tin “giữ im lặng”. Đây là điều khó khăn, mà cơ quan tình báo Mỹ khó có thể khắc phục.
Trước cuộc không kích này, Mỹ và Taliban đã chia sẻ một số thông tin tình báo về các tổ chức IS-K, nhưng do Mỹ không thông báo trước cho Taliban về cuộc không kích này, nên Taliban đã lên án điều này. Rất khó để nói mối quan hệ hợp tác tình báo hạn chế này, liệu có thể đi được bao xa trong tương lai?
Các nhà hoạch định quân sự Mỹ tiết lộ rằng, một số thông tin tình báo cũng có thể được thu thập bằng cách dựa vào các vệ tinh và máy bay không người lái bay từ Trung Đông, nhưng các hoạt động như vậy rất tốn kém.
Một vấn đề khó khăn khác để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng khủng bố trên lãnh thổ Afghanistan như IS-K là thiếu các căn cứ phù hợp xung quanh lãnh thổ Afghanistan.
Trước đây, Quân đội Mỹ chủ yếu sử dụng sân bay Shamsi của Pakistan và một số căn cứ không quân địa phương ở Afghanistan, để cất cánh các máy bay chiến đấu và máy bay không người lái thực hiện các cuộc không kích.
Nhưng sau cuộc không kích của Mỹ, khiến dân thường bị thương nhiều lần, nên Pakistan đã yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi sân bay Shemsey vào năm 2011. Thủ tướng Pakistan Imran Khan đã nói rõ quan điểm, rằng Pakistan sẽ không cung cấp căn cứ cho chính quyền Washington, sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan.
Các quốc gia Trung Á khác cũng miễn cưỡng chấp nhận yêu cầu của Mỹ về việc đóng quân, vì họ lo lắng về việc chọc giận Nga. Sau khi rút khỏi Afghanistan, các căn cứ quân sự gần nhất của Mỹ được đặt tại Qatar và UAE ở Trung Đông. UAV Reaper được sử dụng cho cuộc không kích này, đã cất cánh từ một căn cứ ở UAE.
Theo New York Times, các căn cứ của Mỹ ở Trung Đông cách Afghanistan khoảng 1.800 km theo đường thẳng. Nếu máy bay chiến đấu của Mỹ cất cánh từ đó đến Afghanistan, chúng phải tiếp nhiên liệu trên không; đồng thời do thời gian bay quá dài, dẫn đến phi công rất mệt mỏi.
Ngay cả khi máy bay không người lái Reaper tầm xa được triển khai, nó cũng sẽ mất rất nhiều thời gian trên đường bay; “Thời gian bay càng lâu, máy bay không người lái tấn công mục tiêu nhạy cảm với thời gian. Tỷ lệ thành công càng thấp”.
Theo những tính toán, nếu không thể có được căn cứ gần Afghanistan, quân đội Mỹ sẽ phải tiếp tục điều máy bay quân sự từ Trung Đông đến Afghanistan, và chi phí có thể cao hơn chi phí để duy trì một đơn vị đồn trú ở Afghanistan. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính đặc nhiệm của quân đội Afghanistan trước kia đã phải vất vả để chống lại khủng bố Taliban nhưng vẫn thất bại hoàn toàn. Nguồn: DW.