Loại chiến hạm mới được Iran xếp vào hàng khu trục hạm và nằm trong Đề án Hormuz, tàu có thiết kế rất giống tàu chiến 3 thân LCS của Hải quân Mỹ. Tàu Đề án Hormuz còn được biết đến với tên Mowj-6. Thiết kế con tàu chính thức ra mắt công chúng trong sự kiện được tổ chức ở Tehran hồi cuối tháng 11/2019.Chiến hạm tàng hình Iran sử dụng hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet) thay vì động cơ chân vịt giống hệt tàu LCS. Thiết kế này có thể giúp con tàu đạt tốc độ tối đa lên tới 74km/h - vượt trội so với tốc độ của hầu hết chiến hạm hiện nay.Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng nhưng tàu chiến Đề án Hormuz vẫn có một số điểm khác biệt so với lớp Independence của Mỹ. Phần cấu trúc thượng tầng được bố trí lùi hơn về phía sau, khoang chứa trực thăng vát chéo ra ngoài. Các hệ thống cảm biến trang bị trên tàu nhiều khả năng đều do Iran tự phát triển.Sự khác biệt lớn nhất giữa Đề án Hormuz và tàu LCS của Mỹ chính là hệ thống vũ khí. Trong khi Mỹ phải rất vất vả mới có thể tích hợp được 8 tên lửa chống hạm lên lớp tàu LCS 3 thân nhưng sức mạnh cơ bắp này vẫn chưa thấm vào đâu so với kho tên lửa tàu Đề án Hormuz có thể mang theo.Cụ thể, lớp tàu chiến tàng hình được Iran thiết kế với 96 ống phóng thẳng đứng được bố trí ở phía trước (có thể phòng tên lửa hành trình và tên lửa phòng không).Ngoài ra, phía sau đài chỉ huy là bệ phóng lớn hơn, có thể là vị trí lắp tên lửa chống hạm với sức mạnh tương đương tên lửa Harpoon của Mỹ.Không những vậy, chiến hạm còn được trang bị một pháo lưỡng dụng 76 mm cùng 4 hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Kamand. Tàu có thể mang theo hai trực thăng, được trang bị hệ thống radar mảng pha chủ động.Với số vũ khí được trang bị, chiến hạm Đề án Hormuz có thể độc lập tác chiến dài ngày và đủ sức diệt mục tiêu trên không, trên biển và cả trên đất liền của đối phương.
Loại chiến hạm mới được Iran xếp vào hàng khu trục hạm và nằm trong Đề án Hormuz, tàu có thiết kế rất giống tàu chiến 3 thân LCS của Hải quân Mỹ. Tàu Đề án Hormuz còn được biết đến với tên Mowj-6. Thiết kế con tàu chính thức ra mắt công chúng trong sự kiện được tổ chức ở Tehran hồi cuối tháng 11/2019.
Chiến hạm tàng hình Iran sử dụng hệ thống đẩy phản lực dòng nước (pump-jet) thay vì động cơ chân vịt giống hệt tàu LCS. Thiết kế này có thể giúp con tàu đạt tốc độ tối đa lên tới 74km/h - vượt trội so với tốc độ của hầu hết chiến hạm hiện nay.
Mặc dù có khá nhiều điểm tương đồng nhưng tàu chiến Đề án Hormuz vẫn có một số điểm khác biệt so với lớp Independence của Mỹ. Phần cấu trúc thượng tầng được bố trí lùi hơn về phía sau, khoang chứa trực thăng vát chéo ra ngoài. Các hệ thống cảm biến trang bị trên tàu nhiều khả năng đều do Iran tự phát triển.
Sự khác biệt lớn nhất giữa Đề án Hormuz và tàu LCS của Mỹ chính là hệ thống vũ khí. Trong khi Mỹ phải rất vất vả mới có thể tích hợp được 8 tên lửa chống hạm lên lớp tàu LCS 3 thân nhưng sức mạnh cơ bắp này vẫn chưa thấm vào đâu so với kho tên lửa tàu Đề án Hormuz có thể mang theo.
Cụ thể, lớp tàu chiến tàng hình được Iran thiết kế với 96 ống phóng thẳng đứng được bố trí ở phía trước (có thể phòng tên lửa hành trình và tên lửa phòng không).
Ngoài ra, phía sau đài chỉ huy là bệ phóng lớn hơn, có thể là vị trí lắp tên lửa chống hạm với sức mạnh tương đương tên lửa Harpoon của Mỹ.
Không những vậy, chiến hạm còn được trang bị một pháo lưỡng dụng 76 mm cùng 4 hệ thống phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Kamand. Tàu có thể mang theo hai trực thăng, được trang bị hệ thống radar mảng pha chủ động.
Với số vũ khí được trang bị, chiến hạm Đề án Hormuz có thể độc lập tác chiến dài ngày và đủ sức diệt mục tiêu trên không, trên biển và cả trên đất liền của đối phương.