Mạng Topwar mới đây công bố hình ảnh gây sốc cho giới quân sự Nga – Syria trong cuộc chiến chống khủng bố. Theo đó, tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S đang được một nhóm quân sự không xác định sử dụng trong cuộc xung đột ở Libya. Đây được coi là một trong những tổ hợp tên lửa chống tăng mạnh nhất thế giới hiện nay, có khả năng triển khai tiêu diệt mọi loại xe tăng hiện tại và cả tương lai. Nguồn ảnh: TopwarMặc dù tổ hợp vũ khí đặc biệt nguy hiểm này hiện vẫn còn nằm ở Libya, thế nhưng vốn dĩ nhóm phiến quân ở Libya hiện cũng có quan hệ với các tổ chức khủng bố như IS tại Syria hay là Iraq. Cho nên không loại trừ khả năng, Khrizantema-S sẽ được quân khủng bố chuyển tới Syria vào một ngày không xa. Và nếu điều đó thành hiện thực, đó sẽ là cơn ác mộng kinh khủng nhất với lực lượng thiết giáp Nga-Syria. Ngay cả T-90 cũng có thể bị phá hủy hoàn toàn bởi Khrizantema-S. Nguồn ảnh: TopwarVề nguồn gốc của Khrizantema-S tại Libya, nó vốn từng thuộc sở hữu của Quân đội Libya dưới thời cựu Tổng thống Gaddafi. Sau khi chế độ của ông sụp đổ năm 2011, tổ hợp vũ khí chống tăng Khrizantema-S lọt vào tay các tổ chức quân sự. Hiện nay, cũng không rõ phiến quân ở Libya có trong tay bao nhiêu loại tên lửa này. Nguồn ảnh: TopwarƯớc tính, Nga đã chuyển giao cho Libya trước năm 2011 14 xe chiến đấu cùng số lượng đạn không xác định. Nga-Syria lúc này có lẽ cần hi vọng rằng phiến quân ở Libya dùng hết dự trữ đạn hoặc là không có chuyện bán cho IS hay tổ chức vũ khí nào khác. Nguồn ảnh: Topwar 9P157-2 Khrizantema-S (NATO định danh là AT-15) là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành cực kỳ hiện đại của Nga do Konstruktorskoye Byuro Mashynostroyenia (KBM - Văn phòng Thiết kế Kỹ thuật) phát triển và giới thiệu lần đầu tháng 7/1996. Tên lửa chính thức trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2004. Nguồn ảnh: WikipediaKhrizantema-S được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với đặc điểm cơ động cao, tin cậy, khả năng tự bảo vệ tốt. Xe được trang bị động cơ UTD-29V10 công suất 500 mã lực cùng hệ thống treo thủy khí cho phép cơ động êm ái trên nhiều loại địa hình, có khả năng lội nước tốt. Nguồn ảnh: Military-TodayKhung gầm BMP-3 loại bỏ khối tháp pháo và thay bằng cơ cấu phóng – điều khiển hỏa lực tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema cùng kho đạn 15 viên. Trong ảnh, Khrizantema-S trong trạng thái hành quân với giá phóng được gấp gọn giấu trong thân xe. Nguồn ảnh: Military-TodayCòn đây là tổ hợp tên lửa Khrizantema-S trong trạng thái chiến đấu với các khí tài điều khiển hỏa lực cũng như bệ phóng tên lửa. Trên giá đỡ lắp đến 2 đạn tên lửa chống tăng 9M123 Khrizantema. Nguồn ảnh: Military-TodayĐạn tên lửa được nạp tự động nhờ máy nạp đạn tự động, ngay sau khi phóng loạt 2 đạn tên lửa, cần ống phóng sẽ đưa ống phóng rỗng về vị trí nhận nạp đạn tự động trên nóc xe để máy nạp tự động tiếp đạn với loại đầu nổ được chọn tương ứng, hoặc cũng có thể nạp đạn thủ công ở bên ngoài. Nguồn ảnh: Military-TodayKhrizantema-S cũng sở hữu hệ thống dẫn đường “độc đáo” – tên lửa có thể điều khiển bởi hệ thống dẫn đường bằng laser hoặc radar tùy thuộc vào từng phiên bản. Chế độ dẫn đường bằng radar sử dụng kiểu truyền lệnh điều khiển bằng vô tuyến và một radar loại sóng milimet để bám mục tiêu và đạn tên lửa, điều này cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn tự động. Khi dẫn đường sử dụng laser, các mục tiêu phải được liên tục chiếu tia, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa bay theo tia laser chiếu trên mục tiêu, đây là hệ thống dẫn hướng SACLOS. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống dẫn hướng còn cho phép hai tên lửa có thể bắn vào hai mục tiêu khác nhau cùng một lúc với một tên lửa dẫn hướng bằng laser và tên lửa còn lại dẫn hướng bằng radar. Nguồn ảnh: WikipediaĐạn tên lửa 9M123 nặng 46kg, dài 2,05m, lắp đầu nổ kiểu tandem nặng 8kg với ngòi nổ chạm, tầm bắn 400-6.000m, tốc độ bay siêu âm 400m/s, có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất 1.100-1.250mm sau ERA.Nguồn ảnh: Wikipedia
Mạng Topwar mới đây công bố hình ảnh gây sốc cho giới quân sự Nga – Syria trong cuộc chiến chống khủng bố. Theo đó, tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema-S đang được một nhóm quân sự không xác định sử dụng trong cuộc xung đột ở Libya. Đây được coi là một trong những tổ hợp tên lửa chống tăng mạnh nhất thế giới hiện nay, có khả năng triển khai tiêu diệt mọi loại xe tăng hiện tại và cả tương lai. Nguồn ảnh: Topwar
Mặc dù tổ hợp vũ khí đặc biệt nguy hiểm này hiện vẫn còn nằm ở Libya, thế nhưng vốn dĩ nhóm phiến quân ở Libya hiện cũng có quan hệ với các tổ chức khủng bố như IS tại Syria hay là Iraq. Cho nên không loại trừ khả năng, Khrizantema-S sẽ được quân khủng bố chuyển tới Syria vào một ngày không xa. Và nếu điều đó thành hiện thực, đó sẽ là cơn ác mộng kinh khủng nhất với lực lượng thiết giáp Nga-Syria. Ngay cả T-90 cũng có thể bị phá hủy hoàn toàn bởi Khrizantema-S. Nguồn ảnh: Topwar
Về nguồn gốc của Khrizantema-S tại Libya, nó vốn từng thuộc sở hữu của Quân đội Libya dưới thời cựu Tổng thống Gaddafi. Sau khi chế độ của ông sụp đổ năm 2011, tổ hợp vũ khí chống tăng Khrizantema-S lọt vào tay các tổ chức quân sự. Hiện nay, cũng không rõ phiến quân ở Libya có trong tay bao nhiêu loại tên lửa này. Nguồn ảnh: Topwar
Ước tính, Nga đã chuyển giao cho Libya trước năm 2011 14 xe chiến đấu cùng số lượng đạn không xác định. Nga-Syria lúc này có lẽ cần hi vọng rằng phiến quân ở Libya dùng hết dự trữ đạn hoặc là không có chuyện bán cho IS hay tổ chức vũ khí nào khác. Nguồn ảnh: Topwar
9P157-2 Khrizantema-S (NATO định danh là AT-15) là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành cực kỳ hiện đại của Nga do Konstruktorskoye Byuro Mashynostroyenia (KBM - Văn phòng Thiết kế Kỹ thuật) phát triển và giới thiệu lần đầu tháng 7/1996. Tên lửa chính thức trang bị trong Quân đội Nga từ năm 2004. Nguồn ảnh: Wikipedia
Khrizantema-S được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với đặc điểm cơ động cao, tin cậy, khả năng tự bảo vệ tốt. Xe được trang bị động cơ UTD-29V10 công suất 500 mã lực cùng hệ thống treo thủy khí cho phép cơ động êm ái trên nhiều loại địa hình, có khả năng lội nước tốt. Nguồn ảnh: Military-Today
Khung gầm BMP-3 loại bỏ khối tháp pháo và thay bằng cơ cấu phóng – điều khiển hỏa lực tổ hợp tên lửa chống tăng Khrizantema cùng kho đạn 15 viên. Trong ảnh, Khrizantema-S trong trạng thái hành quân với giá phóng được gấp gọn giấu trong thân xe. Nguồn ảnh: Military-Today
Còn đây là tổ hợp tên lửa Khrizantema-S trong trạng thái chiến đấu với các khí tài điều khiển hỏa lực cũng như bệ phóng tên lửa. Trên giá đỡ lắp đến 2 đạn tên lửa chống tăng 9M123 Khrizantema. Nguồn ảnh: Military-Today
Đạn tên lửa được nạp tự động nhờ máy nạp đạn tự động, ngay sau khi phóng loạt 2 đạn tên lửa, cần ống phóng sẽ đưa ống phóng rỗng về vị trí nhận nạp đạn tự động trên nóc xe để máy nạp tự động tiếp đạn với loại đầu nổ được chọn tương ứng, hoặc cũng có thể nạp đạn thủ công ở bên ngoài. Nguồn ảnh: Military-Today
Khrizantema-S cũng sở hữu hệ thống dẫn đường “độc đáo” – tên lửa có thể điều khiển bởi hệ thống dẫn đường bằng laser hoặc radar tùy thuộc vào từng phiên bản. Chế độ dẫn đường bằng radar sử dụng kiểu truyền lệnh điều khiển bằng vô tuyến và một radar loại sóng milimet để bám mục tiêu và đạn tên lửa, điều này cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn tự động. Khi dẫn đường sử dụng laser, các mục tiêu phải được liên tục chiếu tia, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa bay theo tia laser chiếu trên mục tiêu, đây là hệ thống dẫn hướng SACLOS. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống dẫn hướng còn cho phép hai tên lửa có thể bắn vào hai mục tiêu khác nhau cùng một lúc với một tên lửa dẫn hướng bằng laser và tên lửa còn lại dẫn hướng bằng radar. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đạn tên lửa 9M123 nặng 46kg, dài 2,05m, lắp đầu nổ kiểu tandem nặng 8kg với ngòi nổ chạm, tầm bắn 400-6.000m, tốc độ bay siêu âm 400m/s, có khả năng xuyên giáp thép đồng nhất 1.100-1.250mm sau ERA.Nguồn ảnh: Wikipedia