Hôm 17/6, tại cơ sở của thyssenkrupp Marine Systems (TKMS), Hải quân Đức đã chính thức biên chế tàu hộ vệ F222 Baden-Wurttemberg - chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu F125. Nguồn ảnh: TKMSNaval Today cho biết, F222 Baden-Wurtteberg đã được đưa vào hoạt động sau 8 năm TKMS được chọn làm nhà thầu chính cho dự án đóng 7 tàu hộ vệ 7.000 tấn sẽ thay thế 8 tàu lớp Bremen đang phục vụ trong Hải quân Đức. Nguồn ảnh: TKMSTheo TKMS, tàu thứ hai mang tên Nordrhein-Westfalen sẽ sẵn sàng giao hàng trong năm nay. Hai tàu cuối cùng dự kiến được bàn giao trong vòng hai năm tới. Nguồn ảnh: TKMSTKMS chỉ rằng rằng, F125 là lớp tàu có tính tự động hóa rất cao, cho phép giảm 1/2 số lượng thủy thủ đoàn so với lớp tàu hộ vệ trước đây (xuống chỉ còn 126 so với 200 trên tàu F122 lâu đời của Đức). Nguồn ảnh: TKMSCon tàu có một kích thước "ấn tượng" với lượng giãn nước 7.200 tấn, dài 149m, rộng 18,8m, mớn nước 5m. Tàu trang bị một động cơ tuabin khí 20MW, 2 động cơ điện 4,7MW, 4 máy diesel 2,9MW, 3 hộp số, 2 trục chân vịt cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h, tầm hoạt động 7.400km. Nguồn ảnh: TKMSDẫu vậy, đánh giá chung thì ngoài to xác, không rõ vì sao người Đức lại tích hợp hệ thống vũ khí "tồi" tới vậy cho một siêu hạm tương lai của Đức. Đó là chưa kể, đơn giá của nó lên tới 736 triệu USD. Nguồn ảnh: TKMSTheo đó, khác với các chiến hạm mới của Anh hay Pháp - Italy thường tích hợp hệ thống phòng không tầm xa bảo vệ cấp hạm đội, thì F125 chỉ được trang bị hệ thống phòng không tầm thấp. Nguồn ảnh: WikipediaCụ thể, nó có 2 bệ phóng tên lửa tầm thấp, tầm ngắn RIM-116 RAM được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không điểm, chống tên lửa chống hạm. Một bệ phóng có 21 quả đạn, đạt tầm bắn 9km. Nguồn ảnh: WikipediaHệ thống chống hạm cũng không có gì đặc biệt với 8 ống phóng tên lửa hành trình Harpoon (tầm bắn 140km). Nguồn ảnh: WikipediaTương lai họ có ý địch trang bị hệ thống tên lửa đa năng RBS 15 Mk4 có thể tấn công mặt đất, nhưng đó là chuyện sau này chưa có gì chắc chắn. Nguồn ảnh: WikipediaPhần còn lại của siêu hạm hơn 7.000 tấn chỉ bao gồm các hệ thống pháo đủ cỡ nòng. Cụ thể gồm một pháo hạm 127mm Oto Breda có tốc độ bắn 32 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 30km. Đáng chú ý, pháo có thể bắn xa tới 120km nếu Đức chịu chi tiền mua đạn pháo thông minh Vulcano. Nguồn ảnh: WikipediaHai khẩu pháo tự động MGL-27 cỡ 27mm có tốc độ bắn 1.700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2-2,5km. Nguồn ảnh: Wikipedia7 khẩu đại liên 12,7mm, trong đó có 5 khẩu 12,7mm Hitrole-NT tự động và 2 khẩu điều khiển bằng tay. Nguồn ảnh: WikipediaĐuôi tàu có sân bay và hangar cho phép triển khai hai trực thăng săn ngầm – vận tải NH-90. Nguồn ảnh: WikipediaĐáng chú ý, hệ thống radar của F125 tương đối hiện đại, mà không hiểu sao vũ khí lại tồi tới vậy. Nó được trang bị radar thám sát đa năng TRS-4D có tầm trinh sát tới 250km, có khả năng theo dõi tới hơn 1.000 mục tiêu, phát hiện được cả mục tiêu tàng hình. Nguồn ảnh: WikipediaVideo giới thiệu siêu radar TRS-4D của lớp F125. Nguồn: Youtube
Hôm 17/6, tại cơ sở của thyssenkrupp Marine Systems (TKMS), Hải quân Đức đã chính thức biên chế tàu hộ vệ F222 Baden-Wurttemberg - chiếc đầu tiên thuộc lớp tàu F125. Nguồn ảnh: TKMS
Naval Today cho biết, F222 Baden-Wurtteberg đã được đưa vào hoạt động sau 8 năm TKMS được chọn làm nhà thầu chính cho dự án đóng 7 tàu hộ vệ 7.000 tấn sẽ thay thế 8 tàu lớp Bremen đang phục vụ trong Hải quân Đức. Nguồn ảnh: TKMS
Theo TKMS, tàu thứ hai mang tên Nordrhein-Westfalen sẽ sẵn sàng giao hàng trong năm nay. Hai tàu cuối cùng dự kiến được bàn giao trong vòng hai năm tới. Nguồn ảnh: TKMS
TKMS chỉ rằng rằng, F125 là lớp tàu có tính tự động hóa rất cao, cho phép giảm 1/2 số lượng thủy thủ đoàn so với lớp tàu hộ vệ trước đây (xuống chỉ còn 126 so với 200 trên tàu F122 lâu đời của Đức). Nguồn ảnh: TKMS
Con tàu có một kích thước "ấn tượng" với lượng giãn nước 7.200 tấn, dài 149m, rộng 18,8m, mớn nước 5m. Tàu trang bị một động cơ tuabin khí 20MW, 2 động cơ điện 4,7MW, 4 máy diesel 2,9MW, 3 hộp số, 2 trục chân vịt cho tốc độ tối đa 26 hải lý/h, tầm hoạt động 7.400km. Nguồn ảnh: TKMS
Dẫu vậy, đánh giá chung thì ngoài to xác, không rõ vì sao người Đức lại tích hợp hệ thống vũ khí "tồi" tới vậy cho một siêu hạm tương lai của Đức. Đó là chưa kể, đơn giá của nó lên tới 736 triệu USD. Nguồn ảnh: TKMS
Theo đó, khác với các chiến hạm mới của Anh hay Pháp - Italy thường tích hợp hệ thống phòng không tầm xa bảo vệ cấp hạm đội, thì F125 chỉ được trang bị hệ thống phòng không tầm thấp. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cụ thể, nó có 2 bệ phóng tên lửa tầm thấp, tầm ngắn RIM-116 RAM được thiết kế cho nhiệm vụ phòng không điểm, chống tên lửa chống hạm. Một bệ phóng có 21 quả đạn, đạt tầm bắn 9km. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hệ thống chống hạm cũng không có gì đặc biệt với 8 ống phóng tên lửa hành trình Harpoon (tầm bắn 140km). Nguồn ảnh: Wikipedia
Tương lai họ có ý địch trang bị hệ thống tên lửa đa năng RBS 15 Mk4 có thể tấn công mặt đất, nhưng đó là chuyện sau này chưa có gì chắc chắn. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phần còn lại của siêu hạm hơn 7.000 tấn chỉ bao gồm các hệ thống pháo đủ cỡ nòng. Cụ thể gồm một pháo hạm 127mm Oto Breda có tốc độ bắn 32 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 30km. Đáng chú ý, pháo có thể bắn xa tới 120km nếu Đức chịu chi tiền mua đạn pháo thông minh Vulcano. Nguồn ảnh: Wikipedia
Hai khẩu pháo tự động MGL-27 cỡ 27mm có tốc độ bắn 1.700 phát/phút, tầm bắn hiệu quả 2-2,5km. Nguồn ảnh: Wikipedia
7 khẩu đại liên 12,7mm, trong đó có 5 khẩu 12,7mm Hitrole-NT tự động và 2 khẩu điều khiển bằng tay. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đuôi tàu có sân bay và hangar cho phép triển khai hai trực thăng săn ngầm – vận tải NH-90. Nguồn ảnh: Wikipedia
Đáng chú ý, hệ thống radar của F125 tương đối hiện đại, mà không hiểu sao vũ khí lại tồi tới vậy. Nó được trang bị radar thám sát đa năng TRS-4D có tầm trinh sát tới 250km, có khả năng theo dõi tới hơn 1.000 mục tiêu, phát hiện được cả mục tiêu tàng hình. Nguồn ảnh: Wikipedia
Video giới thiệu siêu radar TRS-4D của lớp F125. Nguồn: Youtube