Tháng 2 năm nay là tháng kỷ lục về số lượng bom lượn được Không quân Nga sử dụng; theo trang Topwar của Nga cho biết, từ ngày 1/2 đến ngày 26/2, lực lượng không quân chiến thuật Nga đã sử dụng hơn 1.200 quả bom nổ mạnh loại này.Cao điểm trong hai ngày 16 và 17/2, 151 quả bom lượn với mô-đun lập kế hoạch và điều chỉnh đã được Không quân Nga thả xuống các vị trí của quân Ukraine, trong đó có 94 quả ở thành phố Avdiivka.Theo giới phân tích, việc Quân đội Nga sử dụng ồ ạt bom lượn có điều khiển là một bước ngoặt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, khi Quân đội Ukraine chưa tìm ra biện pháp hiệu quả để chống lại loại bom này. Các nguồn tin Ukraina cũng chứng thực điều này.Một số binh lính của Lữ đoàn 14 Vệ binh Quốc gia Ukraine đã trả lời phỏng vấn với tờ The New York Times của Mỹ rằng, Không quân Nga thả 8 quả bom lượn có điều khiển mỗi giờ. Ngoài ra bom của Nga có thể phá hủy các hầm ngầm và sức công phá của chúng giống như “mở cổng địa ngục”.Loại bom lượn có mô-đun điều khiển của Nga, giống như loại bom lượn JDAM của Mỹ khi chúng đều có mức chính xác cao. Việc nạp tọa độ mục tiêu vào bom được phi công vũ khí tiến hành trực tiếp trên máy bay; như vậy cần có sự kết nối chặt chẽ giữa trinh sát mặt đất và phi công trên máy bay theo thời gian thực.Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/2, Không quân Nga đã sử dụng máy bay tiêm kích bom Su-34 để thực hiện các cuộc tấn công chính xác bằng các loại bom lượn 500kg và 1.500kg, nhằm vào bộ binh và các đơn vị thiết giáp Ukraine gần Kupyansk, thuộc tỉnh Kharkov, miền đông Ukraine.Những chiếc Su-34 có thể sử dụng bom lượn đường kính lớn có tính năng dẫn đường chính xác, có khả năng điều chỉnh hướng đi giữa chuyến bay. Điều quan trọng nhất là nó có thể thực hiện các cuộc tấn công nằm ngoài tất cả các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine, mà vẫn bảo đảm mức chính xác.Việc Không quân Nga tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển đã khiến các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine trở lên “thừa thãi”. Không giống như bom thường, máy bay cần phải bay trên đầu mục tiêu và bay thấp để thả bom được chính xác, thì bom lượn có thể thả ở khoảng cách tới 100km.Những quả bom lượn có điều khiển thực chất chúng cũng chỉ là loại bom thường, nhưng có gắn thêm cánh lượn để bom có thể bay xa hơn và mô-đun hiệu chỉnh các cánh lái, để bom tấn công chính xác mục tiêu từ xa. So với các loại bom dẫn đường khác hoặc tên lửa hành trình phóng từ trên không hoặc mặt đất, thì loại bom lượn này có giá thành rẻ hơn nhiều, khi một mô-đun dẫn đường của Nga có giá chỉ từ 15.000-20.000 USD; nhưng có khả năng công phá lớn hơn nhiều. Do bom lượn có độ chính xác cao, không chỉ nâng cao hiệu quả trong việc tiêu diệt mục tiêu, mà còn làm giảm đáng kể số lượng xuất kích. Minh chứng là pháo đài Avdiivka kiên cố gấp nhiều lần Bakhmut, nhưng quân Nga chỉ mất 4 tháng để tràn ngập, còn Bakhmut mất 7 tháng, với thương vong cao hơn nhiều tại Avdiivka. Loại chiến đấu cơ chủ yếu của Nga để thả bom lượn có điều khiển là Su-34, với khả năng mang trọng tải vượt trội, tương đương với máy bay ném bom H6 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Su-34 còn có khả năng cơ động vượt trội và khả năng sử dụng được nhiều loại vũ khí tấn công và phòng thủ.Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, tiêm kích bom Su-34 đã trở thành trụ cột vững chắc của Không quân Nga. Nhưng theo ước tính hiện tại của tình báo phương Tây, khoảng 24 chiếc Su-34 đã bị thiệt hại trong chiến dịch kéo dài hai năm, tỷ lệ thiệt hại trung bình khoảng một máy bay mỗi tháng vì lý do trục trặc kỹ thuật hoặc do phòng không mặt đất Ukraine bắn hạ.Việc Lực lượng Không quân Nga ngày càng sử dụng bom lượn trên chiến trường Ukraine, là chủ đề khiến các thực thể phương Tây và Ukraine ngày càng lo lắng kể từ năm 2023. Trong thời gian này, ngành quốc phòng Nga đã mở rộng đáng kể khả năng sản xuất và liên tục có những cải tiến với loại bom này.Mối nguy hiểm của bom lượn Nga đã được người phát ngôn của Lực lượng Phòng không Ukraine, Đại tá Yu Ignat, chỉ ra vào ngày 2/5/2023, nêu rõ: “Những quả bom lượn có tầm bay khoảng 70 km và có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu điểm và chúng tôi bất lực trước những quả bom như vậy”.“Lực lượng Phòng không của chúng tôi tỏ ra kém hiệu quả trước những quả bom lượn này của Nga. Và để khắc chế chúng, chỉ còn cách là tập trung vào việc bắn hạ những chiếc tiêm kích bom Su-34 sử dụng loại bom này”, Đại tá Ignat kết luận. Một số quân nhân Ukraine đã chia sẻ với tờ The New York Times (NYT) vào tháng 1/2024 rằng, một chuỗi các cuộc không kích mới của Nga gần đây đều sử dụng những quả bom lượn này, mang lại “sức mạnh thảm khốc liên tục”, để hỗ trợ cho các cuộc tấn công bằng pháo binh, gần như “không ngừng nghỉ” trong vài tháng.Những người lính Ukraine cho biết, những quả bom lượn này nặng tới 500kg, có loại tới 1.500kg, đủ để phá hủy hoàn toàn các hầm ngầm dưới lòng đất của Ukraine. Máy bay Nga “sẽ thả một loạt hai quả cùng một lúc, đếm tám quả mỗi giờ… Nó mang lại cảm giác như đang mở cửa địa ngục".Hiện Ukraine không có nhiều sự hỗ trợ chiến đấu từ máy bay chiến đấu có người lái, ngoài việc một số chiếc Su-24M phóng hạn chế tên lửa hành trình Storm Shadow/ SCALP do Anh và Pháp cung cấp. Điều này đã khiến lực lượng mặt đất của Ukraine gặp bất lợi nghiêm trọng và càng khiến chúng có lợi thế lớn hơn cho quân Nga.Chưa hết, loại bom lượn mang tính cách mạng của Nga, PBK-500U Drel, có thể sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt vào cuối năm nay, sau khi ra mắt thành công trên chiến trường Ukraine. Ngoài ra, việc sản xuất máy bay tiêm kích bom Su-34 cũng được dự đoán sẽ mở rộng từ năm 2023, với các máy bay được chế tạo theo tiêu chuẩn Su-34M tiên tiến hơn (Nguồn ảnh: Topcor, Bulgarian Military, Topwar).
Tháng 2 năm nay là tháng kỷ lục về số lượng bom lượn được Không quân Nga sử dụng; theo trang Topwar của Nga cho biết, từ ngày 1/2 đến ngày 26/2, lực lượng không quân chiến thuật Nga đã sử dụng hơn 1.200 quả bom nổ mạnh loại này.
Cao điểm trong hai ngày 16 và 17/2, 151 quả bom lượn với mô-đun lập kế hoạch và điều chỉnh đã được Không quân Nga thả xuống các vị trí của quân Ukraine, trong đó có 94 quả ở thành phố Avdiivka.
Theo giới phân tích, việc Quân đội Nga sử dụng ồ ạt bom lượn có điều khiển là một bước ngoặt trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, khi Quân đội Ukraine chưa tìm ra biện pháp hiệu quả để chống lại loại bom này. Các nguồn tin Ukraina cũng chứng thực điều này.
Một số binh lính của Lữ đoàn 14 Vệ binh Quốc gia Ukraine đã trả lời phỏng vấn với tờ The New York Times của Mỹ rằng, Không quân Nga thả 8 quả bom lượn có điều khiển mỗi giờ. Ngoài ra bom của Nga có thể phá hủy các hầm ngầm và sức công phá của chúng giống như “mở cổng địa ngục”.
Loại bom lượn có mô-đun điều khiển của Nga, giống như loại bom lượn JDAM của Mỹ khi chúng đều có mức chính xác cao. Việc nạp tọa độ mục tiêu vào bom được phi công vũ khí tiến hành trực tiếp trên máy bay; như vậy cần có sự kết nối chặt chẽ giữa trinh sát mặt đất và phi công trên máy bay theo thời gian thực.
Theo thông tin của Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/2, Không quân Nga đã sử dụng máy bay tiêm kích bom Su-34 để thực hiện các cuộc tấn công chính xác bằng các loại bom lượn 500kg và 1.500kg, nhằm vào bộ binh và các đơn vị thiết giáp Ukraine gần Kupyansk, thuộc tỉnh Kharkov, miền đông Ukraine.
Những chiếc Su-34 có thể sử dụng bom lượn đường kính lớn có tính năng dẫn đường chính xác, có khả năng điều chỉnh hướng đi giữa chuyến bay. Điều quan trọng nhất là nó có thể thực hiện các cuộc tấn công nằm ngoài tất cả các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine, mà vẫn bảo đảm mức chính xác.
Việc Không quân Nga tăng cường sử dụng bom lượn có điều khiển đã khiến các hệ thống phòng không dã chiến của Ukraine trở lên “thừa thãi”. Không giống như bom thường, máy bay cần phải bay trên đầu mục tiêu và bay thấp để thả bom được chính xác, thì bom lượn có thể thả ở khoảng cách tới 100km.
Những quả bom lượn có điều khiển thực chất chúng cũng chỉ là loại bom thường, nhưng có gắn thêm cánh lượn để bom có thể bay xa hơn và mô-đun hiệu chỉnh các cánh lái, để bom tấn công chính xác mục tiêu từ xa.
So với các loại bom dẫn đường khác hoặc tên lửa hành trình phóng từ trên không hoặc mặt đất, thì loại bom lượn này có giá thành rẻ hơn nhiều, khi một mô-đun dẫn đường của Nga có giá chỉ từ 15.000-20.000 USD; nhưng có khả năng công phá lớn hơn nhiều.
Do bom lượn có độ chính xác cao, không chỉ nâng cao hiệu quả trong việc tiêu diệt mục tiêu, mà còn làm giảm đáng kể số lượng xuất kích. Minh chứng là pháo đài Avdiivka kiên cố gấp nhiều lần Bakhmut, nhưng quân Nga chỉ mất 4 tháng để tràn ngập, còn Bakhmut mất 7 tháng, với thương vong cao hơn nhiều tại Avdiivka.
Loại chiến đấu cơ chủ yếu của Nga để thả bom lượn có điều khiển là Su-34, với khả năng mang trọng tải vượt trội, tương đương với máy bay ném bom H6 của Trung Quốc. Tuy nhiên, Su-34 còn có khả năng cơ động vượt trội và khả năng sử dụng được nhiều loại vũ khí tấn công và phòng thủ.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, tiêm kích bom Su-34 đã trở thành trụ cột vững chắc của Không quân Nga. Nhưng theo ước tính hiện tại của tình báo phương Tây, khoảng 24 chiếc Su-34 đã bị thiệt hại trong chiến dịch kéo dài hai năm, tỷ lệ thiệt hại trung bình khoảng một máy bay mỗi tháng vì lý do trục trặc kỹ thuật hoặc do phòng không mặt đất Ukraine bắn hạ.
Việc Lực lượng Không quân Nga ngày càng sử dụng bom lượn trên chiến trường Ukraine, là chủ đề khiến các thực thể phương Tây và Ukraine ngày càng lo lắng kể từ năm 2023. Trong thời gian này, ngành quốc phòng Nga đã mở rộng đáng kể khả năng sản xuất và liên tục có những cải tiến với loại bom này.
Mối nguy hiểm của bom lượn Nga đã được người phát ngôn của Lực lượng Phòng không Ukraine, Đại tá Yu Ignat, chỉ ra vào ngày 2/5/2023, nêu rõ: “Những quả bom lượn có tầm bay khoảng 70 km và có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu điểm và chúng tôi bất lực trước những quả bom như vậy”.
“Lực lượng Phòng không của chúng tôi tỏ ra kém hiệu quả trước những quả bom lượn này của Nga. Và để khắc chế chúng, chỉ còn cách là tập trung vào việc bắn hạ những chiếc tiêm kích bom Su-34 sử dụng loại bom này”, Đại tá Ignat kết luận.
Một số quân nhân Ukraine đã chia sẻ với tờ The New York Times (NYT) vào tháng 1/2024 rằng, một chuỗi các cuộc không kích mới của Nga gần đây đều sử dụng những quả bom lượn này, mang lại “sức mạnh thảm khốc liên tục”, để hỗ trợ cho các cuộc tấn công bằng pháo binh, gần như “không ngừng nghỉ” trong vài tháng.
Những người lính Ukraine cho biết, những quả bom lượn này nặng tới 500kg, có loại tới 1.500kg, đủ để phá hủy hoàn toàn các hầm ngầm dưới lòng đất của Ukraine. Máy bay Nga “sẽ thả một loạt hai quả cùng một lúc, đếm tám quả mỗi giờ… Nó mang lại cảm giác như đang mở cửa địa ngục".
Hiện Ukraine không có nhiều sự hỗ trợ chiến đấu từ máy bay chiến đấu có người lái, ngoài việc một số chiếc Su-24M phóng hạn chế tên lửa hành trình Storm Shadow/ SCALP do Anh và Pháp cung cấp. Điều này đã khiến lực lượng mặt đất của Ukraine gặp bất lợi nghiêm trọng và càng khiến chúng có lợi thế lớn hơn cho quân Nga.
Chưa hết, loại bom lượn mang tính cách mạng của Nga, PBK-500U Drel, có thể sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt vào cuối năm nay, sau khi ra mắt thành công trên chiến trường Ukraine. Ngoài ra, việc sản xuất máy bay tiêm kích bom Su-34 cũng được dự đoán sẽ mở rộng từ năm 2023, với các máy bay được chế tạo theo tiêu chuẩn Su-34M tiên tiến hơn (Nguồn ảnh: Topcor, Bulgarian Military, Topwar).