Lực lượng phòng không Ukraine gần Lyman đã bắn hạ một máy bay chiến đấu cường kích Su-34 của Nga. Các bức ảnh được Tạp chí Quốc phòng Ukraine công bố cho thấy, chiếc máy bay bị phá hủy là thuộc Sư đoàn Không quân 21 đóng tại sân bay Shagol ở vùng Chelyabinsk, mang số hiệu RF-81852.Tiêm kích bom Sukhoi Su-34 là loại máy bay tiêm kích ném bom và tấn công tiên tiến 2 chỗ ngồi, mục đích thiết kế Su-34 làm nhằm thay thế loại tiêm kích bom Su-24, được thiết kế vào thập niên 1980. Khả năng mang vũ khí của Su-34 so với các máy bay chiến đấu khác của Nga là hoàn toàn vô song.Su-34 được đưa vào hoạt động trong Không quân Nga từ năm 2014 và mặc dù nó được coi là máy bay chiến đấu tấn công hàng đầu, nhưng được thiết kế chủ yếu cho các nhiệm vụ sử dụng tên lửa tấn công tầm xa, nhằm tiêu diệt các mục tiêu của NATO ngoài lãnh thổ Nga. Việc Không quân Nga không sử dụng thêm các tên lửa hành trình phóng từ trên không, để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở Ukraine, buộc họ phải triển khai Su-34 để ném bom tầm gần và thậm chí là thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ trên không.Tuy nhiên với nhiệm vụ ném bom tầm thấp như vậy, Su-34 phải đối mặt với mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm, từ những hệ thống tên lửa vác vai di động (MANPADS), với đủ các chủng loại của Quân đội Ukraine, như Stinger của Mỹ, Igla-S của Liên Xô. Còn khi bay ở độ cao lớn, Su-34 chỉ có thể phải đối mặt với những hệ thống phòng không tầm xa như S-300P của Ukraine; tuy nhiên những hệ thống này đều được chế tạo từ thập niên 1980 và chưa được hiện đại hóa và ít có khả năng đe dọa đến Su-34. Và trên thực tế, chưa có tên lửa S-300 nào của Ukraine, bắn hạ được chiếc Su-34 hoặc chiến đấu cơ hiện đại của Nga. Như vậy khi bay ở độ cao lớn, những chiếc Su-34 ít phải đối mặt với các mối đe dọa hơn. Nhưng khi bay ở độ cao lớn, thực hiện tấn công các mục tiêu mặt đất bằng vũ khí thông thường, độ chính xác trong tấn công của Su-34 sẽ giảm đáng kể.Chiếc Su-34 mang số hiệu RF-81852 không phải là chiếc Su-34 đầu tiên bị bắn hạ ở Ukraine, có lẽ vụ bắn hạ đáng chú ý nhất của Ukraine trong cuộc chiến là vụ bắn rơi chiếc Su-34 hồi tháng 3, bằng tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla của Liên Xô và bắt sống Thiếu tá phi công kỳ cựu Krasnoruchev. Trong thời điểm giữa năm, với hỏa lực pháo binh vượt trội, Quân đội Nga cũng có thể ít cần triển khai Su-34 và các loại máy bay chiến đấu khác để chi viện hỏa lực cho lực lượng chiến đấu mặt đất, để tránh rủi ro vì hỏa lực phòng không của Quân đội Ukraine. Tuy nhiên vừa qua, do lực lượng chiến đấu mặt đất của Quân đội Nga triệt thoái và các lực lượng Ukraine tiến quá nhanh, tổ chức chốt chặn không cho quân Nga rút lui; nên lãnh đạo Quân đội Nga buộc phải điều những chiếc Su-34 xuất kích, để kìm chân quân Ukraine, cho lực lượng mặt đất có thời gian rút quân. Trong thập kỷ qua, số lượng máy bay tiêm kích bom Su-34 đã được Không quân Nga mua với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào khác và chúng được sản xuất với chi phí rẻ hơn nhiều so với Su-35, loại chiến đấu cơ vốn được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không hơn là tấn công mặt đất.Tuy nhiên việc Quân đội Nga thiếu vũ khí dẫn đường chính xác, nên những chiếc Su-34 buộc phải sử dụng vũ khí thông thường; đây cũng là sự lãng phí lớn. Nhưng đó chưa phải là tất cả, khi những hệ thống phòng không của Ukraine đã dần phục hồi và đe dọa cho nhưng chiến đấu cơ bay thấp, trong đó có Su-34. Nga gần đây đã bắt đầu triển khai các máy bay không người lái (UAV), để tăng cường khả năng tấn công chính xác và bù đắp cho việc thiếu vũ khí dự trữ, nhằm để dành cho cuộc xung đột tiềm năng với NATO. Những vũ khí mà Nga mới đưa vào sử dụng này, được cho là có tác động đáng kể trên chiến trường và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cao hơn nhiều, so với các máy bay chiến đấu cỡ lớn có người lái như Su-34.Nhưng với tình hình trên thực tế chiến trường, Quân đội Nga đang rơi vào thế bất lợi, nên việc triển khai UAV của họ có thể xem là phương án khả dĩ nhất ở thời điểm hiện tại, dù rất có thể đây không phải là phương án hiệu quả nhất.
Lực lượng phòng không Ukraine gần Lyman đã bắn hạ một máy bay chiến đấu cường kích Su-34 của Nga. Các bức ảnh được Tạp chí Quốc phòng Ukraine công bố cho thấy, chiếc máy bay bị phá hủy là thuộc Sư đoàn Không quân 21 đóng tại sân bay Shagol ở vùng Chelyabinsk, mang số hiệu RF-81852.
Tiêm kích bom Sukhoi Su-34 là loại máy bay tiêm kích ném bom và tấn công tiên tiến 2 chỗ ngồi, mục đích thiết kế Su-34 làm nhằm thay thế loại tiêm kích bom Su-24, được thiết kế vào thập niên 1980. Khả năng mang vũ khí của Su-34 so với các máy bay chiến đấu khác của Nga là hoàn toàn vô song.
Su-34 được đưa vào hoạt động trong Không quân Nga từ năm 2014 và mặc dù nó được coi là máy bay chiến đấu tấn công hàng đầu, nhưng được thiết kế chủ yếu cho các nhiệm vụ sử dụng tên lửa tấn công tầm xa, nhằm tiêu diệt các mục tiêu của NATO ngoài lãnh thổ Nga.
Việc Không quân Nga không sử dụng thêm các tên lửa hành trình phóng từ trên không, để tiêu diệt các mục tiêu mặt đất ở Ukraine, buộc họ phải triển khai Su-34 để ném bom tầm gần và thậm chí là thực hiện các nhiệm vụ yểm trợ trên không.
Tuy nhiên với nhiệm vụ ném bom tầm thấp như vậy, Su-34 phải đối mặt với mối đe dọa đặc biệt nguy hiểm, từ những hệ thống tên lửa vác vai di động (MANPADS), với đủ các chủng loại của Quân đội Ukraine, như Stinger của Mỹ, Igla-S của Liên Xô.
Còn khi bay ở độ cao lớn, Su-34 chỉ có thể phải đối mặt với những hệ thống phòng không tầm xa như S-300P của Ukraine; tuy nhiên những hệ thống này đều được chế tạo từ thập niên 1980 và chưa được hiện đại hóa và ít có khả năng đe dọa đến Su-34. Và trên thực tế, chưa có tên lửa S-300 nào của Ukraine, bắn hạ được chiếc Su-34 hoặc chiến đấu cơ hiện đại của Nga.
Như vậy khi bay ở độ cao lớn, những chiếc Su-34 ít phải đối mặt với các mối đe dọa hơn. Nhưng khi bay ở độ cao lớn, thực hiện tấn công các mục tiêu mặt đất bằng vũ khí thông thường, độ chính xác trong tấn công của Su-34 sẽ giảm đáng kể.
Chiếc Su-34 mang số hiệu RF-81852 không phải là chiếc Su-34 đầu tiên bị bắn hạ ở Ukraine, có lẽ vụ bắn hạ đáng chú ý nhất của Ukraine trong cuộc chiến là vụ bắn rơi chiếc Su-34 hồi tháng 3, bằng tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla của Liên Xô và bắt sống Thiếu tá phi công kỳ cựu Krasnoruchev.
Trong thời điểm giữa năm, với hỏa lực pháo binh vượt trội, Quân đội Nga cũng có thể ít cần triển khai Su-34 và các loại máy bay chiến đấu khác để chi viện hỏa lực cho lực lượng chiến đấu mặt đất, để tránh rủi ro vì hỏa lực phòng không của Quân đội Ukraine.
Tuy nhiên vừa qua, do lực lượng chiến đấu mặt đất của Quân đội Nga triệt thoái và các lực lượng Ukraine tiến quá nhanh, tổ chức chốt chặn không cho quân Nga rút lui; nên lãnh đạo Quân đội Nga buộc phải điều những chiếc Su-34 xuất kích, để kìm chân quân Ukraine, cho lực lượng mặt đất có thời gian rút quân.
Trong thập kỷ qua, số lượng máy bay tiêm kích bom Su-34 đã được Không quân Nga mua với tỷ lệ lớn hơn bất kỳ loại chiến đấu cơ nào khác và chúng được sản xuất với chi phí rẻ hơn nhiều so với Su-35, loại chiến đấu cơ vốn được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không hơn là tấn công mặt đất.
Tuy nhiên việc Quân đội Nga thiếu vũ khí dẫn đường chính xác, nên những chiếc Su-34 buộc phải sử dụng vũ khí thông thường; đây cũng là sự lãng phí lớn. Nhưng đó chưa phải là tất cả, khi những hệ thống phòng không của Ukraine đã dần phục hồi và đe dọa cho nhưng chiến đấu cơ bay thấp, trong đó có Su-34.
Nga gần đây đã bắt đầu triển khai các máy bay không người lái (UAV), để tăng cường khả năng tấn công chính xác và bù đắp cho việc thiếu vũ khí dự trữ, nhằm để dành cho cuộc xung đột tiềm năng với NATO.
Những vũ khí mà Nga mới đưa vào sử dụng này, được cho là có tác động đáng kể trên chiến trường và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất cao hơn nhiều, so với các máy bay chiến đấu cỡ lớn có người lái như Su-34.
Nhưng với tình hình trên thực tế chiến trường, Quân đội Nga đang rơi vào thế bất lợi, nên việc triển khai UAV của họ có thể xem là phương án khả dĩ nhất ở thời điểm hiện tại, dù rất có thể đây không phải là phương án hiệu quả nhất.