Sukhoi Su-34 (tên ký hiệu của NATO là Fullback - Hậu vệ), là loại máy bay tiêm kích bom và tấn công tiên tiến của Nga; tuy nhiên người ta thường gọi loại máy bay này là "Thú mỏ vịt", do đầu máy bay giống con thú mỏ vịt. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Wikipedia.Su-34 là một biến thể 2 chỗ ngồi của dòng chiến đấu cơ Su-27, được phát triển từ đầu những năm 1980, để thay thế cho cường kích bom Su-24, dùng cho nhiệm vụ tiến công mặt đất; mẫu bay thử lần đầu tiên diễn ra vào ngày 13/4/1990, trước khi Liên Xô sụp đổ không lâu. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Wikipedia.Sự phát triển của Su-34 đã bị chậm, do tình trạng hạn hẹp về tài chính của Nga sau khi Liên Xô tan rã và chỉ có một số nhỏ những mô hình tiền sản xuất đã được chế tạo; cho đến tận năm 2006, Không quân Nga chỉ đặt mua 2 chiếc Su-34, và đến năm 2015, mới có 58 chiếc Su-34 được đưa vào trang bị. Ảnh: Máy bay Su-34 chiến đấu tại Syria. Nguồn Quân đội Nga.Theo tin từ BQP Nga, một hợp đồng mới về việc cung cấp Su-34 cho Không quân Nga sẽ được ký vào mùa hè năm 2020; con số chính xác vẫn chưa được biết, nhưng có lẽ tổng số Su-34 sẽ vượt quá 100 chiếc, và đó mới chỉ là số lượng chế tạo cho không quân, chứ chưa tính đến hải quân. Điều này mang lại nhiều vấn đề lớn. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Wikipedia.Mặc dù Su-34 đã thể hiện khả năng chiến đấu tương đối xuất sắc trong các hoạt động của quân sự của Nga tại chiến trường Syria. Đây cũng là một trong những máy bay được đánh giá cao nhất của Không quân Nga trong vài năm qua, nó có sức mạnh, được bảo vệ tốt và có thể sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Sputnik.Là máy bay tiến công mặt đất, nên Su-34 có thể bay rất thấp, tiếp cận sát trận địa cũng như các căn cứ của địch, phóng các vũ khí dẫn đường chính xác hoặc các loại vũ khí không điều khiển. Ảnh: Máy bay Su-34 tiến công mục tiêu trên chiến trường Syria. Nguồn Sputnik.Nhưng sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là trong cuộc chiến giữa Nga và Georgia năm 2008 và trên chiến trường Syria, máy bay ném bom Su-34 cũng lộ ra nhiều lỗ hổng chết người.Trước hết là Su-34 không có khả năng tàng hình, với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống phòng không hiện đại, mặt cắt phản xạ radar của máy bay ném bom Su-34 quá cao, sẽ khiến nó dễ bị lộ và bắn hạ.Máy bay ném bom Su-34 hiện đang sử dụng radar Sh-141 hoạt động theo nguyên lý thụ động để phát hiện mục tiêu mặt đất; mặc dù được quảng cáo là hỗ trợ theo dõi đồng thời tới 10 mục tiêu và diệt cùng lúc 4 trong số đó, nhưng thực tế, độ phân biệt của radar rất kém, không phân biệt chính xác mục tiêu. Ảnh: Radar Sh-141 của Su-34. Nguồn Sputnik.Đồng thời, trong không chiến, Su-34 chỉ có thể xác định máy bay chiến đấu địch trong cự li tối đa 90 km và phóng tên lửa ở khoảng cách 60 km. Cùng với đó là hệ thống quan sát quang học Platan có góc nhìn rất hạn chế, khác xa với chất lượng hình ảnh so với sản phẩm của phương Tây. Ảnh: Buồng lái máy bay Su-34. Nguồn Sputnik.Việc Su-34 không được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), khiến nó thất thế trong cuộc đối đầu với ngay cả tiêm kích thế hệ 4 chứ chưa nói tới chiến đấu cơ tàng hình. Ảnh: Radar của Su-34. Nguồn Sputnik.Đồng thời việc sử dụng Su-34 trong vai trò tiêm kích là rất khó khăn, do kích thước lớn, trọng lượng nặng nề, mức độ cơ động chỉ ở mức trung bình và tầm nhìn kém của phi công, do bố trí chỗ ngồi song song đã được chỉ ra. Ảnh: Buồng lái máy bay Su-34. Nguồn Sputnik.Trên chiến trường Syria, Su-24 bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ và Su-34 phải thực hiện nhiệm vụ dưới sự bảo vệ của Su-30SM, điều này dẫn đến câu hỏi có nên sử dụng hai máy bay chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ cùng một lúc hay không?Theo kinh nghiệm trên chiến trường Syria, Nga đã bắt đầu nâng cấp Su-34, trong đó tập trung vào các cảm biến. Ví dụ, Su-34 sẽ được trang bị radar mảng pha thụ động đa năng mới, cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi từ 200-250 km.Tuy nhiên, điều này khiến máy bay ném bom Su-34 trở nên đắt đỏ và gây khó khăn cho việc xuất khẩu, đặc biệt là đối với các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế (chủ yếu là những nước mua vũ khí của Nga).Trước đây Nga từng đề nghị Su-34 cho Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc cho rằng, máy bay chiến đấu đa năng phù hợp hơn và từ chối. Điều này cũng là sự may mắn cho Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc rất cần loại máy bay này để thay thế phi đoàn JH-7 do nước này chế tạo, hiện đã dần lạc hậu. Ảnh: Tiêm kích bom JH-7 của không quân Trung Quốc. Nguồn Sina. Video Giải mã vũ khí - Xem Su-34 đuổi Su-27 chạy chối chết - Nguồn: QPVN
Sukhoi Su-34 (tên ký hiệu của NATO là Fullback - Hậu vệ), là loại máy bay tiêm kích bom và tấn công tiên tiến của Nga; tuy nhiên người ta thường gọi loại máy bay này là "Thú mỏ vịt", do đầu máy bay giống con thú mỏ vịt. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Wikipedia.
Su-34 là một biến thể 2 chỗ ngồi của dòng chiến đấu cơ Su-27, được phát triển từ đầu những năm 1980, để thay thế cho cường kích bom Su-24, dùng cho nhiệm vụ tiến công mặt đất; mẫu bay thử lần đầu tiên diễn ra vào ngày 13/4/1990, trước khi Liên Xô sụp đổ không lâu. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Wikipedia.
Sự phát triển của Su-34 đã bị chậm, do tình trạng hạn hẹp về tài chính của Nga sau khi Liên Xô tan rã và chỉ có một số nhỏ những mô hình tiền sản xuất đã được chế tạo; cho đến tận năm 2006, Không quân Nga chỉ đặt mua 2 chiếc Su-34, và đến năm 2015, mới có 58 chiếc Su-34 được đưa vào trang bị. Ảnh: Máy bay Su-34 chiến đấu tại Syria. Nguồn Quân đội Nga.
Theo tin từ BQP Nga, một hợp đồng mới về việc cung cấp Su-34 cho Không quân Nga sẽ được ký vào mùa hè năm 2020; con số chính xác vẫn chưa được biết, nhưng có lẽ tổng số Su-34 sẽ vượt quá 100 chiếc, và đó mới chỉ là số lượng chế tạo cho không quân, chứ chưa tính đến hải quân. Điều này mang lại nhiều vấn đề lớn. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Wikipedia.
Mặc dù Su-34 đã thể hiện khả năng chiến đấu tương đối xuất sắc trong các hoạt động của quân sự của Nga tại chiến trường Syria. Đây cũng là một trong những máy bay được đánh giá cao nhất của Không quân Nga trong vài năm qua, nó có sức mạnh, được bảo vệ tốt và có thể sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau. Ảnh: Máy bay Su-34. Nguồn Sputnik.
Là máy bay tiến công mặt đất, nên Su-34 có thể bay rất thấp, tiếp cận sát trận địa cũng như các căn cứ của địch, phóng các vũ khí dẫn đường chính xác hoặc các loại vũ khí không điều khiển. Ảnh: Máy bay Su-34 tiến công mục tiêu trên chiến trường Syria. Nguồn Sputnik.
Nhưng sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là trong cuộc chiến giữa Nga và Georgia năm 2008 và trên chiến trường Syria, máy bay ném bom Su-34 cũng lộ ra nhiều lỗ hổng chết người.
Trước hết là Su-34 không có khả năng tàng hình, với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống phòng không hiện đại, mặt cắt phản xạ radar của máy bay ném bom Su-34 quá cao, sẽ khiến nó dễ bị lộ và bắn hạ.
Máy bay ném bom Su-34 hiện đang sử dụng radar Sh-141 hoạt động theo nguyên lý thụ động để phát hiện mục tiêu mặt đất; mặc dù được quảng cáo là hỗ trợ theo dõi đồng thời tới 10 mục tiêu và diệt cùng lúc 4 trong số đó, nhưng thực tế, độ phân biệt của radar rất kém, không phân biệt chính xác mục tiêu. Ảnh: Radar Sh-141 của Su-34. Nguồn Sputnik.
Đồng thời, trong không chiến, Su-34 chỉ có thể xác định máy bay chiến đấu địch trong cự li tối đa 90 km và phóng tên lửa ở khoảng cách 60 km. Cùng với đó là hệ thống quan sát quang học Platan có góc nhìn rất hạn chế, khác xa với chất lượng hình ảnh so với sản phẩm của phương Tây. Ảnh: Buồng lái máy bay Su-34. Nguồn Sputnik.
Việc Su-34 không được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), khiến nó thất thế trong cuộc đối đầu với ngay cả tiêm kích thế hệ 4 chứ chưa nói tới chiến đấu cơ tàng hình. Ảnh: Radar của Su-34. Nguồn Sputnik.
Đồng thời việc sử dụng Su-34 trong vai trò tiêm kích là rất khó khăn, do kích thước lớn, trọng lượng nặng nề, mức độ cơ động chỉ ở mức trung bình và tầm nhìn kém của phi công, do bố trí chỗ ngồi song song đã được chỉ ra. Ảnh: Buồng lái máy bay Su-34. Nguồn Sputnik.
Trên chiến trường Syria, Su-24 bị F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ và Su-34 phải thực hiện nhiệm vụ dưới sự bảo vệ của Su-30SM, điều này dẫn đến câu hỏi có nên sử dụng hai máy bay chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ cùng một lúc hay không?
Theo kinh nghiệm trên chiến trường Syria, Nga đã bắt đầu nâng cấp Su-34, trong đó tập trung vào các cảm biến. Ví dụ, Su-34 sẽ được trang bị radar mảng pha thụ động đa năng mới, cho phép tìm kiếm mục tiêu trong phạm vi từ 200-250 km.
Tuy nhiên, điều này khiến máy bay ném bom Su-34 trở nên đắt đỏ và gây khó khăn cho việc xuất khẩu, đặc biệt là đối với các quốc gia có ngân sách quốc phòng hạn chế (chủ yếu là những nước mua vũ khí của Nga).
Trước đây Nga từng đề nghị Su-34 cho Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo Không quân Trung Quốc cho rằng, máy bay chiến đấu đa năng phù hợp hơn và từ chối. Điều này cũng là sự may mắn cho Trung Quốc, mặc dù Trung Quốc rất cần loại máy bay này để thay thế phi đoàn JH-7 do nước này chế tạo, hiện đã dần lạc hậu. Ảnh: Tiêm kích bom JH-7 của không quân Trung Quốc. Nguồn Sina.
Video Giải mã vũ khí - Xem Su-34 đuổi Su-27 chạy chối chết - Nguồn: QPVN