Các chuyên gia phân tích của tạp chí Mỹ Military Watch cho biết, nguồn gốc sức mạnh của không quân quốc gia Ả Rập tại Bắc Phi bắt nguồn từ quá trình hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Algeria và Liên Xô trong quá khứ.Ngay từ năm 1962, Algeria đã nhận được khoảng 140 máy bay chiến đấu MiG-17 và MiG-21, cũng như 30 máy bay ném bom Il-28. Sau đó các chiến đấu cơ Su-7 và Su-22, MiG-23 cùng với MiG-25 hiện đại hơn cũng lần lượt được đưa vào biên chế.Đáng chú ý ở chỗ thời điểm Không quân Algeria nhận những phương tiện tác chiến tối tân trên không lâu sau khi chúng chính thức gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô, cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa đôi bên.Ngoài ra tờ báo Mỹ còn lưu ý, những máy bay chiến đấu nói trên liên tục được hiện đại hóa, phối hợp với chúng là các tổ hợp tên lửa phòng không tối tân nhất do Liên Xô sản xuất, tạo ra sức mạnh tổng thể rất đáng gờm.Military Watch nhấn mạnh: “Khoản đầu tư của Algeria vào máy bay chiến đấu MiG-25 đã được đền đáp vào tháng 11/1988, khi quốc gia này bị đe dọa bởi cuộc không kích từ một nhóm tiêm kích F-15 thuộc Không quân Israel (IAF)”.IAF khi đó định tấn công vào lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), nhưng khi tiêm kích MiG-25 được đưa lên không trung đã buộc các phi công F-15 Israel phải từ bỏ kế hoạch và quay trở lại căn cứ.Kể từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Không quân Algeria đã cắt giảm phần lớn phi đội MiG-21 và loại biên tất cả các máy bay Su-7 cũng như Su-22 còn lại do đã trở nên lạc hậu.Tuy vậy sức mạnh tổng thể của lực lượng tác chiến trên không lại gia tăng khi chúng đã được thay thế bằng MiG-29S và Su-24MK mạnh hơn nhiều, ngoài ra MiG-23 và MiG-25 được hiện đại hóa.Sau đó các chiến đấu cơ thuộc thế hệ "4+" bắt đầu được mua từ Nga, khiến Không quân Algeria giữ vững vai trò số một của mình tại khu vực châu Phi."Đến năm 2020, Algeria có 44 - 48 máy bay chiến đấu Su-30MKA ưu tú trong vai trò chủ lực (đây là phiên bản tương tự Su-30MKI của Ấn Độ và là nguyên mẫu để Nga phát triển Su-30SM)”.“Các tiêm kích Su-30MKA được hỗ trợ bởi một phi đội gồm 23 tiêm kích MiG-29 và khoảng 40 oanh tạc cơ Su-24M. MiG-25 - phương tiện đã chứng tỏ được giá trị của mình vẫn tiếp tục phục vụ, khoảng 16 máy bay còn trong biên chế", tạp chí Mỹ cho biết.Đồng thời các nhà phân tích tin rằng Algeria có thể mua các máy bay chiến đấu tối tân khác của Nga trong tương lai gần, họ đã bày tỏ sự quan tâm tới tiêm kích tàng hình Su-57E cũng như máy bay ném bom tiền tuyến Su-34ME.Hợp đồng mua sắm nhiều khả năng sẽ được ký kết trong thời gian tới, khi bản thân Nga cũng đang rất muốn xuất khẩu những chiến đấu cơ này cho khách hàng truyền thống trước áp lực cạnh tranh của máy bay Mỹ.Tạp chí Military Watch cho rằng với những chiến đấu cơ có nguồn gốc Nga, chỉ có các đội bay của Ai Cập, Nam Phi và Uganda mới có thể cạnh tranh với Không quân Algeria tại châu Phi cả về số lượng cũng như chất lượng.
Các chuyên gia phân tích của tạp chí Mỹ Military Watch cho biết, nguồn gốc sức mạnh của không quân quốc gia Ả Rập tại Bắc Phi bắt nguồn từ quá trình hợp tác kỹ thuật - quân sự giữa Algeria và Liên Xô trong quá khứ.
Ngay từ năm 1962, Algeria đã nhận được khoảng 140 máy bay chiến đấu MiG-17 và MiG-21, cũng như 30 máy bay ném bom Il-28. Sau đó các chiến đấu cơ Su-7 và Su-22, MiG-23 cùng với MiG-25 hiện đại hơn cũng lần lượt được đưa vào biên chế.
Đáng chú ý ở chỗ thời điểm Không quân Algeria nhận những phương tiện tác chiến tối tân trên không lâu sau khi chúng chính thức gia nhập biên chế Quân đội Liên Xô, cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa đôi bên.
Ngoài ra tờ báo Mỹ còn lưu ý, những máy bay chiến đấu nói trên liên tục được hiện đại hóa, phối hợp với chúng là các tổ hợp tên lửa phòng không tối tân nhất do Liên Xô sản xuất, tạo ra sức mạnh tổng thể rất đáng gờm.
Military Watch nhấn mạnh: “Khoản đầu tư của Algeria vào máy bay chiến đấu MiG-25 đã được đền đáp vào tháng 11/1988, khi quốc gia này bị đe dọa bởi cuộc không kích từ một nhóm tiêm kích F-15 thuộc Không quân Israel (IAF)”.
IAF khi đó định tấn công vào lãnh đạo của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), nhưng khi tiêm kích MiG-25 được đưa lên không trung đã buộc các phi công F-15 Israel phải từ bỏ kế hoạch và quay trở lại căn cứ.
Kể từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, Không quân Algeria đã cắt giảm phần lớn phi đội MiG-21 và loại biên tất cả các máy bay Su-7 cũng như Su-22 còn lại do đã trở nên lạc hậu.
Tuy vậy sức mạnh tổng thể của lực lượng tác chiến trên không lại gia tăng khi chúng đã được thay thế bằng MiG-29S và Su-24MK mạnh hơn nhiều, ngoài ra MiG-23 và MiG-25 được hiện đại hóa.
Sau đó các chiến đấu cơ thuộc thế hệ "4+" bắt đầu được mua từ Nga, khiến Không quân Algeria giữ vững vai trò số một của mình tại khu vực châu Phi.
"Đến năm 2020, Algeria có 44 - 48 máy bay chiến đấu Su-30MKA ưu tú trong vai trò chủ lực (đây là phiên bản tương tự Su-30MKI của Ấn Độ và là nguyên mẫu để Nga phát triển Su-30SM)”.
“Các tiêm kích Su-30MKA được hỗ trợ bởi một phi đội gồm 23 tiêm kích MiG-29 và khoảng 40 oanh tạc cơ Su-24M. MiG-25 - phương tiện đã chứng tỏ được giá trị của mình vẫn tiếp tục phục vụ, khoảng 16 máy bay còn trong biên chế", tạp chí Mỹ cho biết.
Đồng thời các nhà phân tích tin rằng Algeria có thể mua các máy bay chiến đấu tối tân khác của Nga trong tương lai gần, họ đã bày tỏ sự quan tâm tới tiêm kích tàng hình Su-57E cũng như máy bay ném bom tiền tuyến Su-34ME.
Hợp đồng mua sắm nhiều khả năng sẽ được ký kết trong thời gian tới, khi bản thân Nga cũng đang rất muốn xuất khẩu những chiến đấu cơ này cho khách hàng truyền thống trước áp lực cạnh tranh của máy bay Mỹ.
Tạp chí Military Watch cho rằng với những chiến đấu cơ có nguồn gốc Nga, chỉ có các đội bay của Ai Cập, Nam Phi và Uganda mới có thể cạnh tranh với Không quân Algeria tại châu Phi cả về số lượng cũng như chất lượng.