Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) nhận định tốc độ phát triển công nghệ vũ khí của Trung Quốc đang tăng nhanh, trong khi của Nga lại bị cản trở bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cả hai quốc gia trên đều là những đối thủ chính của Mỹ về vũ khí công nghệ cao trong 20 năm tới.Giám đốc DIA, Trung tướng Scott D. Berrier nói Trung Quốc sẽ "hiện đại hóa cơ bản" quân đội trong sáu năm và đặt mục tiêu giới thiệu các công nghệ quân sự "đột phá" nhất vào năm 2030-2035, theo tài liệu mà Ủy ban Quân vụ Thượng viện cung cấp cho tạp chí Không lực của Mỹ ngày 29/4.Trong hai thập kỷ tới, bất kỳ cường quốc nào trong số ba cường quốc quân sự là Trung Quốc, Nga hoặc Mỹ đều có thể chiếm vị trí dẫn đầu trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Cả ba cường quốc quân sự trên đều có thể nghĩ ra vũ khí hoặc khái niệm mới nhằm thay đổi tính chất của chiến tranh.Nhưng phương pháp tiếp cận của Trung Quốc mà Berrier gọi là “hợp nhất quân sự-dân sự”, cố tình làm mờ ranh giới giữa các nỗ lực công nghệ dân sự và quân sự, cùng với việc Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào những nỗ lực này đang tạo ra “mối đe dọa lớn nhất đối với ưu thế công nghệ của Mỹ”.Trên thực tế, theo ông Berrier, Trung Quốc đã “đạt được cấp độ ngang hàng hoặc gần ngang hàng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu” và đã nhắm đến 57 công nghệ cụ thể để vượt qua và vượt xa quân đội Mỹ. Không lâu nữa, Trung Quốc gần như chắc chắn có thể ngăn chặn các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở khoảng cách xa Trung Quốc hơn trước nhiều.Đến năm 2027, Trung Quốc kỳ vọng có thể thắng một số lượng nhỏ các cuộc xung đột quân sự ngắn hạn nhưng cấp độ cao. Đến năm 2050, Trung Quốc có kế hoạch trở thành cường quốc quân sự đứng đầu thế giới.Để nhấn mạnh bước tiến của Trung Quốc, DIA lưu ý Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mới đến khu vực biên giới với Ấn Độ trong thời gian căng thẳng gần đây giữa hai nước.Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo, máy tính hiệu suất cao, khoa học thông tin lượng tử, công nghệ sinh học và robot tiên tiến. Việc dẫn đầu trong lĩnh vực này là do năng lực bản địa cũng như “tiếp thu công nghệ nước ngoài hợp pháp và bất hợp pháp”. Điều này đã đưa Trung Quốc “đi đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học”.Mặt khác, Nga cũng có một tổ hợp công nghiệp-quân sự “khổng lồ”, đã áp dụng chiến lược nhắm mục tiêu vào các công nghệ quân sự để đối sánh, chống lại hoặc bù đắp những lợi thế của Mỹ và của một số đối thủ khác, thay vì theo đuổi những nỗ lực tiên phong của riêng mình.Nga có thể sản xuất số lượng lớn vũ khí và họ đang cố gắng tăng cường khả năng công nghệ tiên tiến, nhưng nước này bị thách thức cả về mặt tổ chức và kỹ thuật để phát triển, để tạo ra các thành phần phụ công nghệ cao cần thiết cho vũ khí tiên tiến, bởi vì “những hạn chế nghiêm trọng về kinh phí, nguồn lực và cơ sở hạ tầng” khoa học và công nghệ.Do những cách tiếp cận khác nhau này, Trung Quốc rất có thể sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với ưu thế công nghệ của Mỹ. Trong ba năm, cộng đồng tình báo đã mô tả Trung Quốc là “mối đe dọa nhanh chóng” đối với quân đội Mỹ.Báo Bưu điện Washington dẫn lời các cựu quan chức Mỹ và giới phân tích phương Tây cho biết, tại một cơ sở quân sự bí mật ở phía Tây Nam Trung Quốc, một siêu máy tính đang hoạt động ngày đêm, mô phỏng sức nóng và lực cản của các tên lửa siêu thanh đang tăng tốc trong khí quyển.Các nhà phân tích cho hay, chiếc máy tính trên được trang bị những con chip do công ty Trung Quốc có tên là Phytium Technology thiết kế. Những con chip này sử dụng phần mềm của Mỹ và được chế tạo tại nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới ở Ðài Loan.Theo một số tài liệu, cơ sở thử nghiệm siêu thanh nói trên được đặt tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khí động học Trung Quốc (CARDC), “trái tim của nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh” của nước này. CARDC có tới 18 đường hầm gió, tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu vũ khí siêu thanh của Trung Quốc.Quan hệ đối tác của Phytium với CARDC là một ví dụ điển hình về cách Trung Quốc đang âm thầm khai thác công nghệ dân sự cho mục đích quân sự với sự trợ giúp của công nghệ xứ cờ hoa. Mặt khác, vụ việc liên quan tới Phytium cũng cho thấy tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đối với Ðài Loan, hòn đảo kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc.Hiện các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào vũ khí siêu thanh là mối lo ngại đối với Lầu Năm Góc. Giới chuyên gia quân sự Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có thể nhắm vào các tàu hải quân và căn cứ không quân Mỹ ở Thái Bình Dương bằng tên lửa siêu thanh, vốn chỉ mất vài phút để đến được mục tiêu, khiến cho hệ thống phòng thủ khó có thể ngăn chặn. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) nhận định tốc độ phát triển công nghệ vũ khí của Trung Quốc đang tăng nhanh, trong khi của Nga lại bị cản trở bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, cả hai quốc gia trên đều là những đối thủ chính của Mỹ về vũ khí công nghệ cao trong 20 năm tới.
Giám đốc DIA, Trung tướng Scott D. Berrier nói Trung Quốc sẽ "hiện đại hóa cơ bản" quân đội trong sáu năm và đặt mục tiêu giới thiệu các công nghệ quân sự "đột phá" nhất vào năm 2030-2035, theo tài liệu mà Ủy ban Quân vụ Thượng viện cung cấp cho tạp chí Không lực của Mỹ ngày 29/4.
Trong hai thập kỷ tới, bất kỳ cường quốc nào trong số ba cường quốc quân sự là Trung Quốc, Nga hoặc Mỹ đều có thể chiếm vị trí dẫn đầu trong một hoặc nhiều lĩnh vực. Cả ba cường quốc quân sự trên đều có thể nghĩ ra vũ khí hoặc khái niệm mới nhằm thay đổi tính chất của chiến tranh.
Nhưng phương pháp tiếp cận của Trung Quốc mà Berrier gọi là “hợp nhất quân sự-dân sự”, cố tình làm mờ ranh giới giữa các nỗ lực công nghệ dân sự và quân sự, cùng với việc Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào những nỗ lực này đang tạo ra “mối đe dọa lớn nhất đối với ưu thế công nghệ của Mỹ”.
Trên thực tế, theo ông Berrier, Trung Quốc đã “đạt được cấp độ ngang hàng hoặc gần ngang hàng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu” và đã nhắm đến 57 công nghệ cụ thể để vượt qua và vượt xa quân đội Mỹ. Không lâu nữa, Trung Quốc gần như chắc chắn có thể ngăn chặn các lực lượng của Mỹ và đồng minh ở khoảng cách xa Trung Quốc hơn trước nhiều.
Đến năm 2027, Trung Quốc kỳ vọng có thể thắng một số lượng nhỏ các cuộc xung đột quân sự ngắn hạn nhưng cấp độ cao. Đến năm 2050, Trung Quốc có kế hoạch trở thành cường quốc quân sự đứng đầu thế giới.
Để nhấn mạnh bước tiến của Trung Quốc, DIA lưu ý Trung Quốc đã triển khai máy bay chiến đấu tàng hình J-20 mới đến khu vực biên giới với Ấn Độ trong thời gian căng thẳng gần đây giữa hai nước.
Trung Quốc là một trong những nước dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo, máy tính hiệu suất cao, khoa học thông tin lượng tử, công nghệ sinh học và robot tiên tiến. Việc dẫn đầu trong lĩnh vực này là do năng lực bản địa cũng như “tiếp thu công nghệ nước ngoài hợp pháp và bất hợp pháp”. Điều này đã đưa Trung Quốc “đi đầu trong nhiều lĩnh vực khoa học”.
Mặt khác, Nga cũng có một tổ hợp công nghiệp-quân sự “khổng lồ”, đã áp dụng chiến lược nhắm mục tiêu vào các công nghệ quân sự để đối sánh, chống lại hoặc bù đắp những lợi thế của Mỹ và của một số đối thủ khác, thay vì theo đuổi những nỗ lực tiên phong của riêng mình.
Nga có thể sản xuất số lượng lớn vũ khí và họ đang cố gắng tăng cường khả năng công nghệ tiên tiến, nhưng nước này bị thách thức cả về mặt tổ chức và kỹ thuật để phát triển, để tạo ra các thành phần phụ công nghệ cao cần thiết cho vũ khí tiên tiến, bởi vì “những hạn chế nghiêm trọng về kinh phí, nguồn lực và cơ sở hạ tầng” khoa học và công nghệ.
Do những cách tiếp cận khác nhau này, Trung Quốc rất có thể sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với ưu thế công nghệ của Mỹ. Trong ba năm, cộng đồng tình báo đã mô tả Trung Quốc là “mối đe dọa nhanh chóng” đối với quân đội Mỹ.
Báo Bưu điện Washington dẫn lời các cựu quan chức Mỹ và giới phân tích phương Tây cho biết, tại một cơ sở quân sự bí mật ở phía Tây Nam Trung Quốc, một siêu máy tính đang hoạt động ngày đêm, mô phỏng sức nóng và lực cản của các tên lửa siêu thanh đang tăng tốc trong khí quyển.
Các nhà phân tích cho hay, chiếc máy tính trên được trang bị những con chip do công ty Trung Quốc có tên là Phytium Technology thiết kế. Những con chip này sử dụng phần mềm của Mỹ và được chế tạo tại nhà máy sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới ở Ðài Loan.
Theo một số tài liệu, cơ sở thử nghiệm siêu thanh nói trên được đặt tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Khí động học Trung Quốc (CARDC), “trái tim của nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh” của nước này. CARDC có tới 18 đường hầm gió, tham gia vào nhiều dự án nghiên cứu vũ khí siêu thanh của Trung Quốc.
Quan hệ đối tác của Phytium với CARDC là một ví dụ điển hình về cách Trung Quốc đang âm thầm khai thác công nghệ dân sự cho mục đích quân sự với sự trợ giúp của công nghệ xứ cờ hoa. Mặt khác, vụ việc liên quan tới Phytium cũng cho thấy tình thế “tiến thoái lưỡng nan” đối với Ðài Loan, hòn đảo kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc.
Hiện các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc vào vũ khí siêu thanh là mối lo ngại đối với Lầu Năm Góc. Giới chuyên gia quân sự Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc có thể nhắm vào các tàu hải quân và căn cứ không quân Mỹ ở Thái Bình Dương bằng tên lửa siêu thanh, vốn chỉ mất vài phút để đến được mục tiêu, khiến cho hệ thống phòng thủ khó có thể ngăn chặn. Nguồn ảnh: Pinterest.