Mìn phi kim loại còn có tên gọi khác là mìn nhựa, mìn tối thiểu kim loại (minimum metal mine) được thiết kế với lượng kim loại tối thiểu nhất có thể, thường bộ phận duy nhất trong quả mìn này có cấu tạo bằng kim loại là kíp nổ. Nguồn ảnh: Flickr.Những loại mìn này được thiết kế để qua mắt gần như mọi loại máy dò mìn hiện nay. Với lượng kim loại chỉ nặng chưa tới một gram, hầu như mọi loại máy dò mìn, máy dò kim loại phổ biến hiện nay sẽ không phát hiện được những loại mìn này. Nguồn ảnh: Flickr.Có hai loại mìn nhựa, bao gồm cả mìn nhựa chống tăng lẫn mìn nhựa chống bộ binh. Thành phần cấu tạo của loại mìn này chủ yếu là từ nhựa, gỗ hoặc thuỷ tinh. Vật liệu nổ vốn dĩ không phải kim loại nên quả mìn có thể to nhỏ tuỳ ý mà vẫn có thể chỉ sử dụng một lượng cực nhỏ kim loại. Nguồn ảnh: Flickr.Mìn thuỷ tinh mang tên Glasmine 43 được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Không một loại máy dò nào có thể dò ra được loại mìn này. Mỹ còn có loại mìn M19 chống tăng, trọng lượng tổng cộng 12,5 kg nhưng chỉ có 2,8 gram làm bằng kim loại. Nguồn ảnh: Flickr.Không chỉ khó tìm thấy trên chiến trường, loại mìn nhựa này còn có thể tồn tại nhiều chục năm sau khi cuộc chiến đã xảy ra, gây khó khăn cho công tác khắc phục ô nhiễm bom mìn trong các khu vực trước đây từng là bãi chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.Khi phát nổ, mìn nhựa thường sẽ chỉ gây sát thường bằng áp lực. Tuy nhiên không ít trường hợp lớp vỏ của mìn nhựa sẽ văng và đâm sâu vào bên trong cơ thể nạn nhân. Nguồn ảnh: Flickr.Lúc này, việc tìm kiếm và lôi được mảnh nhựa đó ra ngoài là khá khó khăn vì nhiều thiết bị chụp x-quang sẽ không phát hiện được nhựa bên trong cơ thể người. Tuy nhiên, những mảnh vỡ bằng nhựa sẽ không bị rỉ như mảnh sắt, thép nên nạn nhân sẽ không có nguy cơ bị nhiễm trùng máu khi cấp cứu chậm trễ. Nguồn ảnh: Flickr.Nhiều công ước trên thế giới về chiến tranh đã nhắc tới việc cấm sử dụng vật liệu phi kim trong việc chế tạo vũ khí, vật liệu nổ. Tuy nhiên gần như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay đều sử dụng mìn phi kim loại hay mìn nhựa trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Flickr.Đây cũng chính là lý do rất nhiều khu vực trên thế giới tới nay vẫn còn trong tình trạng ô nhiễm bom mìn nghiêm trọng vì đơn giản là mìn bằng kim loại cũng rất khó để gỡ bỏ hoàn toàn chứ chưa nói tới việc rải rác đâu đó còn có cả mìn bằng nhựa, mìn bằng thuỷ tinh. Nguồn ảnh: Flickr. Mời độc giả xem Video: Mìn định hướng chống người Claymore
Mìn phi kim loại còn có tên gọi khác là mìn nhựa, mìn tối thiểu kim loại (minimum metal mine) được thiết kế với lượng kim loại tối thiểu nhất có thể, thường bộ phận duy nhất trong quả mìn này có cấu tạo bằng kim loại là kíp nổ. Nguồn ảnh: Flickr.
Những loại mìn này được thiết kế để qua mắt gần như mọi loại máy dò mìn hiện nay. Với lượng kim loại chỉ nặng chưa tới một gram, hầu như mọi loại máy dò mìn, máy dò kim loại phổ biến hiện nay sẽ không phát hiện được những loại mìn này. Nguồn ảnh: Flickr.
Có hai loại mìn nhựa, bao gồm cả mìn nhựa chống tăng lẫn mìn nhựa chống bộ binh. Thành phần cấu tạo của loại mìn này chủ yếu là từ nhựa, gỗ hoặc thuỷ tinh. Vật liệu nổ vốn dĩ không phải kim loại nên quả mìn có thể to nhỏ tuỳ ý mà vẫn có thể chỉ sử dụng một lượng cực nhỏ kim loại. Nguồn ảnh: Flickr.
Mìn thuỷ tinh mang tên Glasmine 43 được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai. Không một loại máy dò nào có thể dò ra được loại mìn này. Mỹ còn có loại mìn M19 chống tăng, trọng lượng tổng cộng 12,5 kg nhưng chỉ có 2,8 gram làm bằng kim loại. Nguồn ảnh: Flickr.
Không chỉ khó tìm thấy trên chiến trường, loại mìn nhựa này còn có thể tồn tại nhiều chục năm sau khi cuộc chiến đã xảy ra, gây khó khăn cho công tác khắc phục ô nhiễm bom mìn trong các khu vực trước đây từng là bãi chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.
Khi phát nổ, mìn nhựa thường sẽ chỉ gây sát thường bằng áp lực. Tuy nhiên không ít trường hợp lớp vỏ của mìn nhựa sẽ văng và đâm sâu vào bên trong cơ thể nạn nhân. Nguồn ảnh: Flickr.
Lúc này, việc tìm kiếm và lôi được mảnh nhựa đó ra ngoài là khá khó khăn vì nhiều thiết bị chụp x-quang sẽ không phát hiện được nhựa bên trong cơ thể người. Tuy nhiên, những mảnh vỡ bằng nhựa sẽ không bị rỉ như mảnh sắt, thép nên nạn nhân sẽ không có nguy cơ bị nhiễm trùng máu khi cấp cứu chậm trễ. Nguồn ảnh: Flickr.
Nhiều công ước trên thế giới về chiến tranh đã nhắc tới việc cấm sử dụng vật liệu phi kim trong việc chế tạo vũ khí, vật liệu nổ. Tuy nhiên gần như mọi quốc gia trên thế giới ngày nay đều sử dụng mìn phi kim loại hay mìn nhựa trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Flickr.
Đây cũng chính là lý do rất nhiều khu vực trên thế giới tới nay vẫn còn trong tình trạng ô nhiễm bom mìn nghiêm trọng vì đơn giản là mìn bằng kim loại cũng rất khó để gỡ bỏ hoàn toàn chứ chưa nói tới việc rải rác đâu đó còn có cả mìn bằng nhựa, mìn bằng thuỷ tinh. Nguồn ảnh: Flickr.
Mời độc giả xem Video: Mìn định hướng chống người Claymore