Máy bay Ngày Tận Thế của Nga được chế tạo dựa trên thiết kế của chiếc máy bay chở khách Ilyushin Il-86 và mang tên mã là Ilyushin Il-80. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực - đặc biệt là chiến tranh hạt nhân - chiếc máy bay này sẽ đóng vai trò trung tâm chỉ huy tối cao, chỉ huy toàn bộ Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Airlines.Hai đặc điểm cực kỳ dễ nhận ra trên chiếc máy bay Ngày Tận Thế của Nga đó là "khối u" trên đầu ngay sát với khoang lái và hai pods thuôn dài có hình dáng như hai quả tên lửa được đặt dưới hai bên cánh đoạn gần thân máy bay. Nguồn ảnh: Airlines.Do đây là loại máy bay tối mật của Nga nên có rất ít thông tin về thiết kế của chiếc Ilyushin Il-80 được tiết lộ ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng "khối u" gần phần khoang lái của chiếc Ilyushin Il-80 chính là nơi chứa ăng-ten liên lạc vệ tinh SATCOM. Nguồn ảnh: Airlines.Đây là hệ thống thông tin liên lạc hiện đại bậc nhất mà Nga đang có trong tay hiện nay. Ăng-ten liên lạc SATCOM sẽ đảm bảo thu nhận được thông tin, tín hiệu không chỉ từ các vệ tinh liên lạc mà còn từ các hệ thống vệ tinh do thám khác. Nguồn ảnh: Airlines.Ngoài ra, Ilyushin Il-80 còn sở hữu thêm hệ thống ăng-ten liên lạc dải tầm thấp (VLF) được đặt ở phần đuôi máy bay gần với khu vực chứa nhiên liệu. Nguồn ảnh: Airlines.Hệ thống liên lạc VLF được thiết kế chuyên dụng cho việc truyền, nhận thông tin với các tàu ngầm mang lửa đạn đạo liên lục địa do đặc tính của sóng VLF có thể xuyên qua mặt nước biển, liên lạc được với tàu ngầm ở độ sâu 40 mét hoặc thậm chí hơn tùy theo điều kiện khách quan. Nguồn ảnh: Airlines.Hai pods có hình dáng thuôn dài đặt ở phần cánh gần với thân máy bay được xác định là hai máy phát điện. Mỗi máy phát điện này được thiết kế với kiểu dáng như một quả tên lửa để đảm bảo không ảnh hưởng tới kiểu dáng khí động học của chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Airlines.Nhiệm vụ của hai máy phát điện này là cung cấp toàn bộ điện năng phục vụ cho các hệ thống điện tử trên tàu bay. Hai pods này cũng có trang bị đèn để phục vụ cho việc hạ cánh ban đêm. Nguồn ảnh: Airlines.Trong biên chế của Không quân Nga hiện đang có tổng cộng bốn máy bay Ngày Tận Thế loại này, tất cả đều được biên chế về Bộ phận Hàng không Đặc biệt số 8, đóng quân ở Căn cứ Sân bay Chkalovsky, gần thủ đô Moscow. Nguồn ảnh: Airlines.Cách đây ít ngày, truyền thông Nga cho biết bộ phận liên lạc của một máy bay Ngày Tận Thế đã bị lấy cắp trong lúc máy bay đang nằm bảo dưỡng. Hiện vẫn chưa rõ đây chỉ là một vụ trộm thông thường hay là một vụ án liên quan tới tình báo đa quốc gia. Nguồn ảnh: Airlines. Máy bay Ngày Tận Thế mới của Nga được xây dựng dựa trên thiết kế của máy bay Il-96-400M.
Máy bay Ngày Tận Thế của Nga được chế tạo dựa trên thiết kế của chiếc máy bay chở khách Ilyushin Il-86 và mang tên mã là Ilyushin Il-80. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh tổng lực - đặc biệt là chiến tranh hạt nhân - chiếc máy bay này sẽ đóng vai trò trung tâm chỉ huy tối cao, chỉ huy toàn bộ Quân đội Nga. Nguồn ảnh: Airlines.
Hai đặc điểm cực kỳ dễ nhận ra trên chiếc máy bay Ngày Tận Thế của Nga đó là "khối u" trên đầu ngay sát với khoang lái và hai pods thuôn dài có hình dáng như hai quả tên lửa được đặt dưới hai bên cánh đoạn gần thân máy bay. Nguồn ảnh: Airlines.
Do đây là loại máy bay tối mật của Nga nên có rất ít thông tin về thiết kế của chiếc Ilyushin Il-80 được tiết lộ ra ngoài. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia tin rằng "khối u" gần phần khoang lái của chiếc Ilyushin Il-80 chính là nơi chứa ăng-ten liên lạc vệ tinh SATCOM. Nguồn ảnh: Airlines.
Đây là hệ thống thông tin liên lạc hiện đại bậc nhất mà Nga đang có trong tay hiện nay. Ăng-ten liên lạc SATCOM sẽ đảm bảo thu nhận được thông tin, tín hiệu không chỉ từ các vệ tinh liên lạc mà còn từ các hệ thống vệ tinh do thám khác. Nguồn ảnh: Airlines.
Ngoài ra, Ilyushin Il-80 còn sở hữu thêm hệ thống ăng-ten liên lạc dải tầm thấp (VLF) được đặt ở phần đuôi máy bay gần với khu vực chứa nhiên liệu. Nguồn ảnh: Airlines.
Hệ thống liên lạc VLF được thiết kế chuyên dụng cho việc truyền, nhận thông tin với các tàu ngầm mang lửa đạn đạo liên lục địa do đặc tính của sóng VLF có thể xuyên qua mặt nước biển, liên lạc được với tàu ngầm ở độ sâu 40 mét hoặc thậm chí hơn tùy theo điều kiện khách quan. Nguồn ảnh: Airlines.
Hai pods có hình dáng thuôn dài đặt ở phần cánh gần với thân máy bay được xác định là hai máy phát điện. Mỗi máy phát điện này được thiết kế với kiểu dáng như một quả tên lửa để đảm bảo không ảnh hưởng tới kiểu dáng khí động học của chiếc máy bay. Nguồn ảnh: Airlines.
Nhiệm vụ của hai máy phát điện này là cung cấp toàn bộ điện năng phục vụ cho các hệ thống điện tử trên tàu bay. Hai pods này cũng có trang bị đèn để phục vụ cho việc hạ cánh ban đêm. Nguồn ảnh: Airlines.
Trong biên chế của Không quân Nga hiện đang có tổng cộng bốn máy bay Ngày Tận Thế loại này, tất cả đều được biên chế về Bộ phận Hàng không Đặc biệt số 8, đóng quân ở Căn cứ Sân bay Chkalovsky, gần thủ đô Moscow. Nguồn ảnh: Airlines.
Cách đây ít ngày, truyền thông Nga cho biết bộ phận liên lạc của một máy bay Ngày Tận Thế đã bị lấy cắp trong lúc máy bay đang nằm bảo dưỡng. Hiện vẫn chưa rõ đây chỉ là một vụ trộm thông thường hay là một vụ án liên quan tới tình báo đa quốc gia. Nguồn ảnh: Airlines.
Máy bay Ngày Tận Thế mới của Nga được xây dựng dựa trên thiết kế của máy bay Il-96-400M.