Daily PLA, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc (PLA), ngày 14/9 đưa tin, phi công trẻ Trần Hâm Hạo đã điều khiển tiêm kích tàng hình J-20 hạ 17 máy bay đối phương đến "từ các hướng khác nhau" mà không bị bắn trúng lần nào.Thành tích được Trần thực hiện trong một cuộc diễn tập, song Daily PLA không cho biết thời gian và địa điểm chi tiết.Bài viết cũng không nêu rõ đối thủ của phi công Trần, song ảnh trong bài cho thấy ba tiêm kích đa năng J-16 bay trước tiêm tích J-20 và chúng có thể đóng vai trò mục tiêu giả định trong cuộc diễn tập.Phi công Trần Hâm Hạo thuộc biên chế lữ đoàn Vương Hải và "mới bay hơn 100 giờ trên mẫu tiêm kích mới" trước khi tham gia diễn tập, lữ đoàn trưởng Dương Tuấn Thành cho biết.Vương Hải là lữ đoàn tinh nhuệ thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông, đơn vị đảm nhận mọi chiến dịch nếu xảy ra xung đột với đảo Đài Loan.Bắc Kinh luôn coi đảo Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan gần đây leo thang, khi Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập và điều máy bay cùng chiến hạm áp sát đảo Đài Loan, trong khi lực lượng phòng vệ trên hòn đảo tổ chức huấn luyện chống đổ bộ và thử nhiều tên lửa mới.J-20 là mẫu tiêm kích tàng hình đầu tiên và duy nhất được quân đội Trung Quốc biên chế. Loại máy bay này luôn được truyền thông Trung Quốc hết lời ca ngợi."Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 Mỹ, cũng như Su-57 Nga. Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình", trang Sina cho biết."Tiêm kích J-20 có khả năng tuyệt vời về tính chất khí động và tàng hình. Ngoài ra việc kết hợp với siêu tên lửa mới PL-21 sẽ mang lại sức mạnh vượt trội so với tên lửa P-73 trên Su-57 và tên lửa AIM-120 AMRAAM của F-22", truyền thông Trung Quốc tiếp tục cho biết.Tuy vậy Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng, tiêm kích J-20 vẫn chưa có động cơ đủ mạnh và họ vẫn đang tiếp tục sử dụng động cơ thế hệ cũ do Nga sản xuất.Động cơ WS-15, WS-10B được xem là trái tim của chương trình tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng vẫn chưa hoàn thiện và Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào Nga.Giới phân tích cho rằng, rõ ràng việc thiếu động cơ đủ mạnh sẽ thiếu đi một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để trở thành tiêm kích thế hệ thứ 5. Chính vì vậy sức mạnh của J-20 vẫn chưa hoàn chỉnh.Chính vì vậy hãy còn quá sớm để kết luận rằng J-20 vượt trội Su-57 chứ chưa nói tới F-22 và F-35 đã đi vào biên chế.Mặt khác Trung Quốc luôn có truyền thống thổi phồng tính năng vũ khí của họ, tuy nhiên thực tế lại không được vậy, vì vậy tính năng J-20 vẫn là dấu hỏi về sự hiểu quả.Một số ý kiến phân tích cho rằng, có thể Trung Quốc đang cố tình quảng bá tính năng của J-20 nhằm gửi thông điệp rắn tới đảo Đài Loan trong bối cảnh khu vực này tiếp tục gia tăng căng thẳng.
Daily PLA, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc (PLA), ngày 14/9 đưa tin, phi công trẻ Trần Hâm Hạo đã điều khiển tiêm kích tàng hình J-20 hạ 17 máy bay đối phương đến "từ các hướng khác nhau" mà không bị bắn trúng lần nào.
Thành tích được Trần thực hiện trong một cuộc diễn tập, song Daily PLA không cho biết thời gian và địa điểm chi tiết.
Bài viết cũng không nêu rõ đối thủ của phi công Trần, song ảnh trong bài cho thấy ba tiêm kích đa năng J-16 bay trước tiêm tích J-20 và chúng có thể đóng vai trò mục tiêu giả định trong cuộc diễn tập.
Phi công Trần Hâm Hạo thuộc biên chế lữ đoàn Vương Hải và "mới bay hơn 100 giờ trên mẫu tiêm kích mới" trước khi tham gia diễn tập, lữ đoàn trưởng Dương Tuấn Thành cho biết.
Vương Hải là lữ đoàn tinh nhuệ thuộc Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông, đơn vị đảm nhận mọi chiến dịch nếu xảy ra xung đột với đảo Đài Loan.
Bắc Kinh luôn coi đảo Đài Loan là một tỉnh chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực nếu cần thiết. Căng thẳng hai bờ eo biển Đài Loan gần đây leo thang, khi Trung Quốc tổ chức nhiều cuộc diễn tập và điều máy bay cùng chiến hạm áp sát đảo Đài Loan, trong khi lực lượng phòng vệ trên hòn đảo tổ chức huấn luyện chống đổ bộ và thử nhiều tên lửa mới.
J-20 là mẫu tiêm kích tàng hình đầu tiên và duy nhất được quân đội Trung Quốc biên chế. Loại máy bay này luôn được truyền thông Trung Quốc hết lời ca ngợi.
"Tiêm kích J-20 đã trở nên độc đáo với khái niệm bố trí khí động học. Nó khác biệt so với F-22 và F-35 Mỹ, cũng như Su-57 Nga. Máy bay Mỹ có công nghệ tàng hình tuyệt vời, nhưng có vấn đề với khả năng cơ động và do đó chúng không phù hợp để chiến đấu gần. Tiêm kích Su-57 thì ngược lại - tính khí động học tuyệt vời, nhưng không có công nghệ tàng hình", trang Sina cho biết.
"Tiêm kích J-20 có khả năng tuyệt vời về tính chất khí động và tàng hình. Ngoài ra việc kết hợp với siêu tên lửa mới PL-21 sẽ mang lại sức mạnh vượt trội so với tên lửa P-73 trên Su-57 và tên lửa AIM-120 AMRAAM của F-22", truyền thông Trung Quốc tiếp tục cho biết.
Tuy vậy Trung Quốc cũng phải thừa nhận rằng, tiêm kích J-20 vẫn chưa có động cơ đủ mạnh và họ vẫn đang tiếp tục sử dụng động cơ thế hệ cũ do Nga sản xuất.
Động cơ WS-15, WS-10B được xem là trái tim của chương trình tiêm kích J-20 của Trung Quốc. Tuy nhiên chúng vẫn chưa hoàn thiện và Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào Nga.
Giới phân tích cho rằng, rõ ràng việc thiếu động cơ đủ mạnh sẽ thiếu đi một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất để trở thành tiêm kích thế hệ thứ 5. Chính vì vậy sức mạnh của J-20 vẫn chưa hoàn chỉnh.
Chính vì vậy hãy còn quá sớm để kết luận rằng J-20 vượt trội Su-57 chứ chưa nói tới F-22 và F-35 đã đi vào biên chế.
Mặt khác Trung Quốc luôn có truyền thống thổi phồng tính năng vũ khí của họ, tuy nhiên thực tế lại không được vậy, vì vậy tính năng J-20 vẫn là dấu hỏi về sự hiểu quả.
Một số ý kiến phân tích cho rằng, có thể Trung Quốc đang cố tình quảng bá tính năng của J-20 nhằm gửi thông điệp rắn tới đảo Đài Loan trong bối cảnh khu vực này tiếp tục gia tăng căng thẳng.